Hà Nội
23°C / 22-25°C

“Tổng đài” báo bão của ông Lưu

Thứ bảy, 16:00 03/11/2012 | Xã hội

GiadinhNet - Hoàng hôn biển Hậu Lộc- Thanh Hóa đẹp nhưng buồn, bờ biển chạy dài tít tắp, chỉ có những con sóng vỗ ào ào vào bãi đá. Biển vốn phẳng lặng và bình yên, mang lại nguồn sống cho ngư dân.

Đài báo bão của ông Lưu đã giúp cho ngư dân vùng biển này luôn
cập nhật được thông tin về thời tiết. Ảnh: N.Hưng
 
Thế nhưng những khi cuồng phong, bão tố nổi lên, đại dương đã chôn vùi biết bao người nơi đáy biển hoang lạnh. Thấm thía những nỗi đau, mất mát, ông Trần Văn Lưu đã tự mình xây một đài báo bão, sát cánh cùng ngư dân, góp công sức nhỏ bé giảm thiểu những tai nạn đau lòng.
 
"Lấy chồng nghề biển, hồn treo cột buồm"

Quả đúng là không có nghề nào gian truân, vất vả và nguy hiểm như nghề đi biển. Những mạng sống phải "đánh bạc" với nắng, mưa, giông bão thất thường không hề định trước. Ai sinh ra ở vùng biển mà không thấm thía vị mặn đắng của đại dương mênh mông! Ở vùng bãi ngang này, nỗi đau mất mát dường như đã trở nên chai sạn theo năm tháng.

Men theo con đường nhỏ ngoằn nghoèo, chúng tôi tới thăm gia đình anh Trần Văn Bình, 27 tuổi, thôn Thắng Tây, xã Ngư Lộc. Trong căn nhà ngói dột nát diện tích chưa đầy 40m2, chị Đồng Thị Bắc, vợ anh Bình đang ôm 2 con nhỏ nhìn đăm đăm ra ngoài ngõ. Chị còn nhớ như in hôm định mệnh ấy, chị kể: "Ngày 23/9/2010, tàu câu mực của ông Nguyễn Văn Hợp, thôn Thắng Tây, xã Ngư Lộc cùng 8 ngư dân ra khơi câu mực. Đến ngày 16/10, khi nghe đài báo có rãnh thấp và bão xa, ông Hợp đã điện cho các tàu cá khác cùng các thành viên trên tàu kéo neo trở về bến. Trên đường trở về bến cách bờ biển Ngư Lộc khoảng hơn 40 hải lý, tàu bị mất liên lạc. Các tàu đi cùng đã về bến nhưng riêng tàu của ông Hợp không thấy đâu! Chính quyền địa phương đã huy động 7 tàu tìm kiếm khắp vùng biển từ Thanh Hóa đến Nghệ An nhưng không thấy tung tích gì về chiếc tàu BKS TH90455, công suất 110CV cùng 9 ngư dân. Ngay trong ngày 17/10, UBND xã Ngư Lộc đã thông báo sự việc cho huyện Hậu Lộc và các ban ngành chức năng về phối hợp tìm kiếm, thế nhưng đến nay vẫn chưa thấy tung tích các nạn nhân. Trước lúc lên tàu ra biển đánh bắt, anh Bình còn dặn tôi ở nhà chăm con cẩn thận, bố đi kiếm tiền về lo việc gia đình và trả nợ ngân hàng. Năm 2009, sau khi tách hộ, gia đình tôi vay ngân hàng 35 triệu đồng mua được căn nhà nhỏ ở trong hẻm để lấy nơi trú mưa, trú nắng. Tiền ngân hàng thì chưa trả được, con cái còn qúa nhỏ. Vậy mà...".

Cùng đi chung chuyến tàu với anh Bình, anh Nguyễn Văn Thu, 54 tuổi, quê ở thôn Bắc Thọ, xã Ngư Lộc, cũng có hoàn cảnh khá đáng thương, vợ bị tê liệt hai chân, đi lại rất khó khăn, ốm đau quanh năm. Trong gia đình chỉ mình anh Thu là lao động chính nuôi 4 miệng ăn. Khi nghe tin chồng bị mất tích, chị Nguyễn Thị Thảo khóc ròng mấy ngày liền. Từ ngày chồng mất tích, chiều nào chị Thảo cũng lê mình ra biển đau đáu ngóng ngoài khơi. Sau bão giông, mặt biển lại hiền hòa, phẳng lặng, chỉ có những người đàn bà làng biển quặn thắt với nỗi đau mất người thân nhưng vẫn phải nén lòng để sống. Hôm ấy, biển Ngư Lộc rợp vành khăn trắng.

 Ông Nguyễn Hải Năm, Phó chủ tịch UBND xã Ngư Lộc cho biết: Ngư Lộc là xã thuần ngư, có 319 phương tiện hoạt động khai thác với hơn 2000 lao động tham gia đi biển và sản xuất. Người dân ở đây hàng năm đều chịu nhiều rủi ro, mất mát do thiên tai gây ra. Hầu hết gia đình ngư dân gặp nạn đều thuộc hộ nghèo. Họ phải chung lưng vay ngân hàng để mua con tàu trị giá trên dưới 1 tỷ đồng. Giờ cả tàu và người lao động đều gặp nạn, gia đình họ thì đối mặt với khoản nợ lớn.  Sau mấy vụ thuyền của ngư dân gặp nạn, xã cũng đã hỗ trợ, trang bị đầy đủ phao cứu sinh cho tất cả các thuyền, nhưng bởi ý thức của ngư dân chưa cao nên số người dùng chưa nhiều. UBND tỉnh đã cấp cho xã máy liên lạc tầm xa trong bán kính 10 hải lý nhưng ngư dân toàn ra khơi khoảng 40-50 hải lý. Hơn nữa đa phần ngư dân chưa biết sử dụng máy như thế nào cho hiệu quả.
 

Sẵn có tính mày mò và yêu thích nghề điện tử nên ông Lưu quyết định nghiên cứu xây dựng một đài báo bão cho ngư dân đi biển.

Người xây đài báo bão

Nói đến "ông báo bão" Trần Văn Lưu trú tại xã Ngư Lộc thì dường như ai cũng biết. Cơ duyên đến với cái nghề "vác tù và hàng tổng" của ông Lưu cũng rất tự nhiên, đó chỉ vì cái Tâm của một người con vùng biển.

Thấy bà con đi biển thường xuyên gặp nạn do không nắm được các thông tin về các cơn bão trên biển, ông rất đau xót. Năm 1996, tại Ngư Lộc có đến 48 người đi biển không thể trở về cũng chỉ vì không nắm được thông tin về cơn bão đang xảy ra. Ông đau đáu: Phải làm thế nào để hạn chế tối đa tai nạn cho người đi biển? Sẵn có tính mày mò và yêu thích nghề điện tử nên ông quyết định nghiên cứu thành lập một đài báo bão cho ngư dân đi biển. Từ động lực đó, sau 2 năm tìm tòi, khám phá ông đã cho ra một dàn đài báo bão với những công cụ thô sơ nhất mà bản thân ông có thể tự làm và sắm được bằng chính khả năng của mình.

Năm 1998 đài báo bão của ông chính thức đi vào hoạt động. Điều rất mừng là ông có thể liên lạc với tất cả các tàu thuyền trong vị trí cách bờ từ 30 đến 40 hải lý, liên lạc được cả sóng AM và FM. Làm việc này không có một chút tiền công, lương bổng gì, nhưng với ông đó là niềm vui, niềm hạnh phúc khi được thông báo tin tức giúp ngư dân yên tâm trên biển.

Ông Nguyễn Hải Năm - Phó chủ tịch UBND xã Ngư Lộc chia sẻ:"Bà con ngư dân ở đây rất trân trọng tấm lòng của ông Lưu. Cũng nhờ cái đài báo bão của ông mà nhiều người đã tránh được những cơn bão nguy hại. Bà con trong thôn, khi gia đình nào có chuyện gấp, có thể đến nhờ ông Lưu thông báo để người nhà biết mà vào bờ..."

Đài báo bão ra đời là một phương tiện hỗ trợ khá hiệu quả đối với ngư dân xã Ngư Lộc và một số xã lân cận. Thế nhưng để duy trì nó là một vấn đề lớn mà bản thân ông Lưu và vợ con ông cũng đang trăn trở: Liệu có nên tiếp tục với cái nghề "thổi tù và" này nữa không?"- Ông Lưu chia sẻ: "Cả cuộc đời tôi tâm huyết cho cái đài báo bão này. Hồi đầu, nhiều người trong thôn bảo tôi bị "hâm" hay sao mà làm những cái việc không giống ai? Nhưng tôi không quan tâm đến lời đàm tiếu đó. Quan trọng là mình đóng góp công sức nhỏ nhoi, giúp đỡ được cho người dân đang lênh đênh trên biển...".

Vào căn nhà tềnh toàng của ông, tôi không nghĩ nơi đó lại chứa cả một hệ thống máy móc, tuy cũ kĩ nhưng lại có chức năng khá quan trọng đối với ngư dân nơi đây. Từ khi đài báo bão của gia đình ông đi vào hoạt động, số vụ tai nạn cũng đã giảm thiểu đáng kể. Người dân có thể biết trước được thông tin về bão để kịp thời tránh nạn.

Hiện tại, đài báo bão của ông Lưu đang có nguy cơ ngừng hoạt động do điều kiện kinh phí của gia đình cạn kiệt, trong khi đó máy móc, các linh kiện phục vụ công tác thông tin lại ngày một xuống cấp. Để nâng cấp hệ thống này, gia đình ông cũng đã huy động tất cả số vốn có được song cũng không đủ! Một phương tiện tin cậy của người dân Ngư Lộc khi đi biển nhằm tránh được những thiên tai đáng tiếc xảy ra, đang có nguy cơ ngừng hoạt động.
 

Bao giờ hết cảnh mẹ ôm con khóc ngóng chồng? Ảnh: N.Hưng.

 
Năm 1987 ông Lưu đi học sơ cấp truyền thanh. Sau khi tự nghiên cứu, năm 1998 đài hình thành. Ông Lưu đã mua sắm được một hệ thống đài thông tin mới tương đối hiện đại gồm: ICOM 725, 707 và một máy ICOM IC 710 (do Nhật Bản sản xuất) có công suất 150W, cục phối AT 130, ăngten cao 10m, cục nguồn, ăcqui, loa phóng thanh. Số tiền đầu tư cho hệ thống máy móc này gần 30 triệu đồng.
 
Ông Lưu tâm sự: Nhà vốn đã nghèo, cái ăn còn chưa no nói chi đến số tiền đó. "Biết mà không làm là có tội", từ suy nghĩ đó ông tìm đủ cách để xoay tiền quyết mua bằng được.Vay mượn, bán những gì trong nhà có thể, kể cả thuyết phục vợ bán cả đôi hoa tai là hồi môn của bố tặng con gái lúc về nhà chồng. Cùng với số tiền mua đất làm nhà đài trên 200 triệu đồng, cuối cùng ông Lưu cũng có đủ số tiền thực hiện giấc mơ của mình.
 
Hiện nhà đã dột nát, xuống cấp nghiêm trọng. Gia đình đang xin nhà nước hỗ trợ để xây dựng, nâng cấp lại cơ sở vật chất. Gần 15 năm nay, gia đình ông  làm không lấy một đồng công nào của các ngư dân. Để đài hoạt động, nhất là trong mùa mưa bão, ông Lưu phải huy động cả vợ và 3 con vào để làm việc.
 
Ngọc Hưng
thuctap
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Hà Nội tiếp tục phân làn ô tô, xe máy trên đường Phạm Văn Đồng, từ 4/7

Hà Nội tiếp tục phân làn ô tô, xe máy trên đường Phạm Văn Đồng, từ 4/7

Thời sự - 48 phút trước

GĐXH - Sở Xây dựng Hà Nội vừa có thông báo về việc điều chỉnh tổ chức giao thông, phân làn cho các phương tiện trên đường Phạm Văn Đồng, bắt đầu từ ngày 4/7, với đoạn từ nút giao với đường Hoàng Quốc Việt đến khu đô thị Ciputra.

Gian lận trong hồ sơ, Công ty Cổ phần Trí Việt Investcons bị cấm thầu

Gian lận trong hồ sơ, Công ty Cổ phần Trí Việt Investcons bị cấm thầu

Đời sống - 1 giờ trước

GĐXH - Ông Lê Trọng Thụ, Chủ tịch UBND TP Thanh Hóa (cũ) mới ký Quyết định cấm tham gia hoạt động đấu thầu đối với Công ty Cổ phần Trí Việt Investcons trong thời hạn 3 năm trên địa bàn TP Thanh Hóa do gian lận hồ sơ đấu thầu.

Hàng triệu người dân phải lưu ý những gì khi sử dụng ứng dụng VNeID từ tháng 7/2025?

Hàng triệu người dân phải lưu ý những gì khi sử dụng ứng dụng VNeID từ tháng 7/2025?

Đời sống - 3 giờ trước

GĐXH - VNeID là công cụ số quan trọng, mang lại nhiều lợi ích cho mọi mặt trong đời sống của người dân. Từ ngày 1/7/2025, người dân cần lưu ý những gì khi sử dụng ứng dụng VNeID?

Miền Bắc lại sắp thay đổi thời tiết?

Miền Bắc lại sắp thay đổi thời tiết?

Thời sự - 4 giờ trước

GĐXH - Theo dự báo thời tiết, mưa lớn ở Bắc Bộ còn kéo dài đến đêm 2/7. Sau đó thời tiết có sự chuyển biến, ban ngày trời nắng, mưa dông chỉ xuất hiện vài nơi vào chiều tối và đêm.

Sắp công bố điểm chuẩn lớp 10 Hà Nội

Sắp công bố điểm chuẩn lớp 10 Hà Nội

Giáo dục - 4 giờ trước

Sở GD&ĐT Hà Nội đang rà soát các công đoạn cuối cùng để công bố điểm thi, điểm chuẩn vào lớp 10 THPT, dự kiến vào ngày 4/7 tới.

Tin sáng 2/7: Khi nào miền Bắc hết mưa, chuyển sang nắng nóng?; Cảnh báo trào lưu khoe ảnh căn cước trên VNeID sau khi cập nhật địa chỉ mới

Tin sáng 2/7: Khi nào miền Bắc hết mưa, chuyển sang nắng nóng?; Cảnh báo trào lưu khoe ảnh căn cước trên VNeID sau khi cập nhật địa chỉ mới

Thời sự - 4 giờ trước

GĐXH - Các chuyên gia dự báo, từ ngày 3/7, tình trạng mưa lớn diện rộng tại Bắc Bộ sẽ giảm dần; Việc chia sẻ thông tin VNeID tràn lan lên mạng xã hội của người dùng sẽ ẩn chứa nhiều nguy hiểm, đặc biệt trong bối cảnh lừa đảo trực tuyến đang gia tăng với tốc độ báo động.

Vụ cháy ở Hưng Yên khiến 6 người tử vong: Bắt tạm giam 2 đối tượng

Vụ cháy ở Hưng Yên khiến 6 người tử vong: Bắt tạm giam 2 đối tượng

Pháp luật - 4 giờ trước

2 đối tượng bị bắt là chủ hộ kinh doanh xưởng tái chế bị cháy ở Hưng Yên khiến 6 người tử vong.

Tìm thấy thi thể cuối cùng vụ cháy ở Hưng Yên, thông tin về nhân thân gây xót xa

Tìm thấy thi thể cuối cùng vụ cháy ở Hưng Yên, thông tin về nhân thân gây xót xa

Thời sự - 13 giờ trước

Nạn nhân cuối cùng trong vụ cháy xưởng tái chế phế liệu ở Hưng Yên vừa được lực lượng chức năng tìm thấy.

Triệu tập những kẻ hành hung cô gái tại công viên ở Bắc Ninh

Triệu tập những kẻ hành hung cô gái tại công viên ở Bắc Ninh

Pháp luật - 14 giờ trước

Công an phường Nam Sơn, Bắc Ninh đã triệu tập những người liên quan vụ hành hung một cô gái ở công viên Lãm Làng ngày 28/6.

Thực hiện theo trình tự này, hàng triệu người dân dễ dàng xem quê quán, địa chỉ mới trên VNeID sau sáp nhập

Thực hiện theo trình tự này, hàng triệu người dân dễ dàng xem quê quán, địa chỉ mới trên VNeID sau sáp nhập

Đời sống - 15 giờ trước

GĐXH - Ngay sau khi việc sáp nhập đơn vị hành chính trên cả nước hoàn tất, ứng dụng định danh điện tử VNeID cũng đã cập nhật lại thông tin cá nhân của từng công dân.

Top