Hà Nội
23°C / 22-25°C

Top 5 tỉnh có mức sinh cao nhất nước gợi hướng truyền thông phát huy vai trò người có uy tín trong cộng đồng

GiadinhNet - Năm 2019, Kon Tum có tỉ lệ tăng dân số tự nhiên trên 13%o, đứng đầu khu vực Tây Nguyên. Mỗi phụ nữ ở tỉnh này năm 2019 sinh trung bình 2,74 con/người (ngang với Nam Định và Yên Bái, chỉ thấp hơn Nghệ An và Hà Tĩnh).

Giám đốc Sở Y tế tỉnh Kon Tum Võ Văn Thanh cho biết, bên cạnh những kết quả đạt được, công tác Dân số - KHHGĐ vẫn đối mặt với nhiều khó khăn như tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên ở nhiều nơi vẫn còn ở mức cao. 

Theo thống kê của Sở Y tế tỉnh Kon Tum, năm 2020, tỉ lệ sinh con thứ ba trở lên của tỉnh là 15,6%. Dù có giảm so với năm 2019 (16,75%) song chưa đạt kế hoạch đề ra là 15%. 

Bên cạnh đó, tình trạng tảo hôn vẫn xảy ra, nhất là ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số, chất lượng dân số còn thấp, chưa đáp ứng được yêu cầu về nguồn nhân lực chất lượng cao cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa của địa phương…

Năm 2019, Kon Tum có tỉ lệ tăng dân số tự nhiên trên 13%o, đứng đầu khu vực Tây Nguyên. Mỗi phụ nữ ở tỉnh này năm 2019 sinh trung bình 2,74 con/người (ngang với Nam Định và Yên Bái, chỉ thấp hơn Nghệ An và Hà Tĩnh). 

Triển khai kế hoạch hành động công tác dân số giai đoạn 2020 - 2025, tỉnh Kon Tum đề ra mục tiêu tổng quát là tiếp tục giảm sinh, duy trì tỷ số giới tính khi sinh ở mức cân bằng tự nhiên, phân bổ dân số hợp lý, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

KonTum.jpg

Chị Y Trang, cán bộ dân số xã Măng Bút, huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum tuyên truyền cho người dân về việc thực hiện chính sách DS-KHHGĐ. Ảnh: T.H

Mục tiêu cụ thể cần đạt được đến năm 2025 là giảm số con trung bình của 1 phụ nữ xuống còn 2,0 - 2,1 con/phụ nữ (năm 2019 là 2,74); quy mô dân số đạt trên 620.000 người; tỷ số giới tính khi sinh đưa về mức 103 - 106 bé trai/100 bé gái (hiện là dưới 109/100); tỷ trọng dân số trong độ tuổi từ 15 - 64 đạt khoảng 67%; tiếp tục bảo vệ và phát triển dân số của dân tộc Brâu và Rơ Măm; nâng cao chất lượng dân số, tạo nền tảng cho sự phát triển của nguồn nhân lực, tiếp tục thực hiện bố trí và sắp xếp dân cư hợp lý giữa các vùng, đẩy mạnh công tác chăm sóc sức khoẻ người cao tuổi…

Đầu năm 2021, UBND tỉnh ban hành Kế hoạch số 109/KH-UBND về việc thực hiện Chương trình điều chỉnh mức sinh đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh.  

Kế hoạch đề ra các nhiệm vụ, giải pháp và các hoạt động chủ yếu để thực hiện, gồm: Tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy, chính quyền; Đẩy mạnh tuyên truyền, vận động thay đổi hành vi; Điều chỉnh, hoàn thiện các chính sách hỗ trợ, khuyến khích; Mở rộng tiếp cận các dịch vụ sức khỏe sinh sản, kế hoạch hóa gia đình và nâng cao chất lượng dân số... Ngoài ra, cần cập nhật kiến thức mới, tập huấn lại theo hướng dẫn của Trung ương để đội ngũ cộng tác viên dân số thực hiện đầy đủ, có hiệu quả việc tuyên truyền, vận động...

Trong đó, riêng về truyền thông, lãnh đạo tỉnh yêu cầu chuyển tải có hiệu quả các thông điệp truyền thông, nội dung, hình thức đa dạng, phong phú, sinh động, hấp dẫn và thuyết phục, phù hợp với từng vùng, từng nhóm đối tượng.

Nâng cao hiệu quả của truyền thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, chú trọng các phương tiện truyền thông đa phương tiện, internet và mạng xã hội. Phát huy vai trò của những người có uy tín trong cộng đồng.

(Trích Kế hoạch thực hiện Chương trình điều chỉnh mức sinh đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Kon Tum)

Cùng đó, phát huy vai trò của nhà trường trong việc nâng cao nhận thức, kỹ năng chăm sóc về sức khỏe sinh sản, phòng tránh mang thai ngoài ý muốn, các bệnh lây truyền qua đường tình dục cho đối tượng là vị thành niên, thanh niên...

Đặc biệt, tỉnh yêu cầu thường xuyên cung cấp thông tin về tình hình công tác dân số cho lãnh đạo cấp ủy, chính quyền. Vận động người uy tín trong cộng đồng tham gia tuyên truyền, giáo dục người dân thực hiện chính sách dân số; lồng ghép nội dung dân số vào sinh hoạt cộng đồng, lễ hội văn hóa, hương ước, quy ước của thôn, làng…

Chỉ tiêu trong Kế hoạch thực hiện Chương trình điều chỉnh mức sinh đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Kon Tum:

- Tiếp tục giảm sinh, tập trung những vùng có mức sinh còn cao, tiến tới đạt mức sinh thay thế.

Tổng tỷ suất sinh (số con trung bình của một phụ nữ) ở mức 2,0 - 2,1 con/phụ nữ và duy trì tỷ số này đến 2030.

- Nâng cao chất lượng dân số tạo nền tảng cho sự phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao.

+ 90% nam, nữ thanh niên hiểu biết cơ bản về một số vấn đề DS-KHHGĐ như các biện pháp tránh thai, tác hại của tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống, tư vấn và khám sức khỏe tiền hôn nhân.

+ 70% nam, nữ thanh niên được tư vấn, khám sức khỏe trước khi kết hôn.

+ 45% phụ nữ mang thai được tầm soát ít nhất 4 loại bệnh tật bẩm sinh phổ biến nhất.

+ 70% trẻ sơ sinh được tầm soát ít nhất 5 bệnh bẩm sinh phổ biến nhất


Q.An
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Muốn "yêu" hết mình nhưng vẫn tránh thai an toàn, nàng đã biết đến biện pháp này chưa?

Muốn "yêu" hết mình nhưng vẫn tránh thai an toàn, nàng đã biết đến biện pháp này chưa?

Dân số và phát triển - 8 giờ trước

"Chuyện yêu" cũng giống như chất xúc tác - giúp các cặp đôi gắn kết sâu sắc hơn, tạo điều kiện cho tình yêu thêm bền chặt và thăng hoa. Tuy nhiên, giữa thời điểm tuổi trẻ vẫn còn mải mê chạy theo đam mê và chưa nghĩ đến trách nhiệm, câu hỏi lớn đặt ra cho các bạn nữ là: "Nàng đã biết cách "yêu" an toàn mà không phải lo lắng về những rủi ro ngoài ý muốn?".

Chế độ dinh dưỡng tốt cho nam giới bị liệt dương

Chế độ dinh dưỡng tốt cho nam giới bị liệt dương

Dân số và phát triển - 17 giờ trước

Chế độ dinh dưỡng lành mạnh rất quan trọng với người bị liệt dương, giúp cải thiện lưu thông máu, tăng cường sức khỏe tim mạch và hỗ trợ sản xuất testosterone, tất cả đều cần thiết đối với chức năng cương dương.

Bộ Y tế trả lời kiến nghị tăng cường chính sách hỗ trợ, chăm sóc sức khỏe người cao tuổi

Bộ Y tế trả lời kiến nghị tăng cường chính sách hỗ trợ, chăm sóc sức khỏe người cao tuổi

Dân số và phát triển - 17 giờ trước

Theo Dữ liệu dân cư quốc gia, cả nước hiện có khoảng 16,1 triệu người cao tuổi, chiếm trên 16% dân số. Việt Nam là một trong những nước có tốc độ già hóa dân số nhanh nhất Châu Á, thời gian chuyển từ giai đoạn già hóa dân số sang dân số già là 17 - 20 năm, ngắn hơn so với nhiều nước khác...

Người phụ nữ 29 tuổi bị que tránh thai lạc sâu vào cánh tay

Người phụ nữ 29 tuổi bị que tránh thai lạc sâu vào cánh tay

Dân số và phát triển - 1 ngày trước

GĐXH - Chị Vân, 29 tuổi, đi tháo que tránh thai, bất ngờ phát hiện que cấy 3 năm trước lạc sâu vào bắp tay, phải nhập viện phẫu thuật.

Cụ bà 100 tuổi đi lại sau một mũi tiêm khớp tại bệnh viện

Cụ bà 100 tuổi đi lại sau một mũi tiêm khớp tại bệnh viện

Dân số và phát triển - 1 ngày trước

GĐXH - Điều kỳ diệu đến chỉ sau 2–3 ngày kể từ mũi tiêm đầu tiên, cụ đã tự dậy, rửa mặt, ăn uống và đi lại nhẹ nhàng sau khi bị mất hoàn toàn khả năng vận động.

8 nguyên nhân tiềm ẩn gây đau núm vú và cách điều trị

8 nguyên nhân tiềm ẩn gây đau núm vú và cách điều trị

Dân số và phát triển - 2 ngày trước

Có nhiều nguyên nhân gây đau núm vú, trong đó một số nguyên nhân đơn giản nhưng cũng có những tình trạng nghiêm trọng tiềm ẩn cần lưu ý.

Độ tuổi lớn nhất mà phụ nữ có thể mang thai tự nhiên là bao nhiêu?

Độ tuổi lớn nhất mà phụ nữ có thể mang thai tự nhiên là bao nhiêu?

Dân số và phát triển - 2 ngày trước

Nhiều phụ nữ lớn tuổi có mong muốn sinh con bằng phương pháp mang thai tự nhiên, vậy cơ hội và rủi ro là gì?

Sự thật bất ngờ: Đàn ông có tinh trùng khỏe mạnh sống thọ hơn

Sự thật bất ngờ: Đàn ông có tinh trùng khỏe mạnh sống thọ hơn

Dân số và phát triển - 3 ngày trước

Một nghiên cứu mới cho thấy, những người đàn ông có tinh trùng khỏe và bơi nhanh không chỉ có khả năng sinh sản tốt hơn mà còn sống thọ hơn.

Rối loạn cương dương bắt đầu ở độ tuổi nào, có chữa khỏi không?

Rối loạn cương dương bắt đầu ở độ tuổi nào, có chữa khỏi không?

Dân số và phát triển - 4 ngày trước

Nhiều nam giới lo lắng về vấn đề rối loạn cương dương do những năm gần đây, tình trạng này đang có xu hướng trẻ hóa.

Nỗi lo chưa bao giờ dứt về nạn tảo hôn ở miền Tây xứ Nghệ

Nỗi lo chưa bao giờ dứt về nạn tảo hôn ở miền Tây xứ Nghệ

Dân số và phát triển - 5 ngày trước

GĐXH - Tảo hôn, câu chuyện tưởng chừng cũ nhưng vẫn là nỗi trăn trở tại những bản làng vùng cao Nghệ An. Những đứa trẻ đáng lẽ đang ngồi trên ghế nhà trường lại phải rời sách vở để lập gia đình khi chưa đủ tuổi.

Top