TP HCM: Xuất hiện ca bệnh cúm A/H1N1 không rõ nguồn lây
Giadinh.net - Theo BS Nguyễn Văn Châu, Giám đốc Sở Y tế TP HCM, đã phát hiện nhiều ca bệnh cúm A/H1N1 ngoài cộng đồng không tìm được nguồn lây. Tất cả các cơ sở giáo dục tại TP HCM sẽ được tổng vệ sinh và khử khuẩn trước ngày tựu trường.
Sáng 9/8, BS Nguyễn Văn Tòng, Giám đốc Bệnh viện quận 6, TP HCM, xác nhận 3 công nhân của Công ty TNHH XD-TM-DV Hoàng Sở, địa chỉ tại 199 Mã Lò, khu phố 6, phường Bình Trị Đông A, quận Bình Tân, TP HCM nhiễm cúm A/H1N1. Hiện tại, các bệnh nhân này đã được chuyển qua Bệnh viện quận 7 để tiếp tục điều trị sau khi được khám ở Bệnh viện quận 6.
Theo BS Tòng, trước đó, 9 công nhân của công ty này đi nhậu. Trong đó có một số người bị sốt, có biểu hiện của cúm A/H1N1. Kết quả xét nghiệm đến trưa 8/8 cho thấy, 3 công nhân của công ty đã nhiễm cúm A/H1N1, nhưng chưa thể xác định được nguồn lây. Hiện phòng y tế quận Bình Tân đã phun hóa chất diệt khuẩn tại công ty này và đang tiếp tục theo dõi, giám sát các công nhân.
Theo khảo sát của phóng viên, trong sáng 9/8, các nhân viên công ty vẫn làm việc bình thường, nhiều công nhân chưa có ý thức đeo khẩu trang phòng nhiễm cúm A/H1N1, một số công nhân có đeo khẩu trang nhưng trễ xuống tận miệng. Khi chúng tôi vào hỏi thăm tình hình sức khỏe các công nhân mắc bệnh, ban lãnh đạo công ty khẳng định rằng không hề có công nhân nào nhiễm cúm và ngăn cấm phóng viên quay phim hay chụp hình.
Khử khuẩn tất cả trường học trước ngày 15/8
Trung tâm Kiểm soát - Ngăn ngừa dịch bệnh Mỹ (CDC) khuyến cáo rằng: Các trường học nên đóng cửa 2 tuần nếu nghi ngờ các trường hợp nhiễm cúm. Nhưng khi thấy mức độ “gây chuyện” của virus này là không lớn, chủ yếu do sợ hãi (virus mới, khả năng kết hợp với chủng khác... CDC lại khuyên không cần thiết phải đóng cửa trường, bởi virus này gây bệnh nhẹ hơn mức sợ hãi của chúng ta. Thay vào đó, các bậc cha mẹ hãy để trẻ ốm sốt ở nhà ít nhất là một tuần.
V.K |
Bên cạnh việc tổng vệ sinh, Sở cũng sẽ mở những lớp tập huấn cho giáo viên, công nhân viên của các trường để thầy cô có kiến thức đầy đủ về bệnh, từ đó hướng dẫn các em trong việc phòng bệnh. Sau khi tựu trường việc giám sát sức khỏe của học sinh cũng phải được thầy cô quan tâm nhằm phát hiện sớm những trường hợp mắc bệnh.
Tuy nhiên ông dự báo số ca mắc H1N1 sẽ tăng trong thời gian tới, đặc biệt ở những khu tập trung đông người, các khu nội trú, trường học. Việc điều trị tại bệnh viện có thể sẽ quá tải và lây chéo và nếu tính theo quy luật tử vong theo tỷ lệ của thế giới, chắc chắn Việt Nam sẽ có thêm các ca tử vong, nhất là những người bệnh trong nhóm trẻ nhỏ, phụ nữ mang thai, người già yếu, người mắc bệnh mãn tính. Bên cạnh đó, tình trạng virus cúm A/H5N1 còn rải rác dễ dẫn đến việc virus hợp chủng.
Ồ ạt mua thuốc khử trùng phòng cúm A/H1N1
Hiện nay, nhiều người tự đến mua thuốc Cloramin B về khử trùng ở nhà để bảo vệ gia đình trước đại dịch cúm A/H1N1. Tuy nhiên, theo các nhà chuyên môn thì người dân không nên tự ý pha chế loại dung dịch này khi không có hiểu biết về liều lượng...
Tại phố Phương Mai, Hà Nội hầu hết các cửa hàng đều bán thuốc khử trùng Cloramin B. Một chủ cửa hàng trên phố này cho biết: Từ hôm xuất hiện dịch cúm tới nay, nhiều người đến mua với khối lượng lớn cho cơ quan, khu chung cư, nhà cao tầng. Mỗi kilôgam Cloramin B có giá 100.000 đồng. Theo người bán hàng ở đây cho biết: “1kg Cloramin B có thể dùng để khử khuẩn cho vài trăm mét vuông. Nếu là cơ quan, khu tập thể, các toà nhà cao tầng họ có thể mua máy tưới dung dịch khử trùng cực mạnh với giá 12 triệu đồng/1 chiếc. Còn các gia đình thì dùng những dụng cụ phun nhỏ giá vài trăm ngàn đồng. Hoặc nếu không thì tự áng chừng pha vào xô chậu rồi dội lên khu vệ sinh, lau mặt bằng trong nhà...”. Điều đáng lưu ý là khi hỏi đến tỉ lệ pha Cloramin B, thì người bán hàng nơi đây đều lắc đầu nói rằng: “Cái đó thì không rõ, pha thế nào thì tuỳ”...
Trên các trang rao vặt của mạng Internet cũng có nhiều công ty kiêm dịch vụ khử trùng cho các cơ quan, cá nhân đang ăn nên làm ra. Tuy nhiên để có một hiểu biết về liều lượng và cách khử trùng thì không phải cá nhân nào cũng biết để áp dụng một cách khoa học và hiệu quả...
Pha thuốc quá liều gây hại sức khỏe
Theo bà Nguyễn Thị Hồng Tú – Nguyên Phó Cục trưởng Cục Y tế Dự phòng, Bộ Y tế Cloramin B thường dùng để khử trùng nước. Tuy nó không có hiệu quả nhiều trong việc sát khuẩn trong không khí, nhưng nó cũng có thể dùng để sát khuẩn trên bề mặt bị ô nhiễm (bao gồm sàn nhà, tường nhà, bề mặt các đồ dùng và trang thiết bị, cửa, bồn rửa...). Nếu pha với một tỷ lệ vừa phải, thuốc này nó có tác dụng rất tốt. Nhưng nếu pha quá liều lượng sẽ gây hại cho sức khoẻ. Vì vậy, mỗi khi có ý định khử khuẩn, phun phòng dịch thì người dân nên có những hiểu biết về vấn đề này, hoặc có thể nhờ những chuyên gia tư vấn hoặc các công ty có kinh nghiệm làm giúp đỡ.
Theo hướng dẫn của Viện Pasteur TP HCM thì khử trùng bề mặt bằng cách dùng dung dịch Cloramin B nồng độ 5% (pha 5g bột Cloramin B trong 1 lít nước) hoặc dùng dung dịch axit Peroxyaletic loại nồng độ 0,2- 0,5%, hoặc dung dịch Dibromit nồng độ 0,5g- 1g/l để lau hoặc phun khử trùng. Lượng dung dịch hoá chất phun lên tường, cần tính đến sức hấp thụ của tường đó (trong đó từ 150ml – 300ml/m2 đối với loại tường đất, 100ml/m2 đối với các loại tường xi măng, tường gỗ và tường vôi). Dung tích thích hợp đối với sàn nhà là 200ml – 300ml/m2. Đối với sàn nhà, trước hết phun/lau từ ngoài vào trong, rồi sau đó từ trong ra ngoài. Thời gian tiếp xúc với hoá chất để có tác dụng diệt vi rút không dưới 60 phút.
Theo khuyến cáo của Bộ Y tế, mọi người dân tự bảo vệ bản thân và cộng đồng bằng cách thực hiện tốt các biện pháp phòng chống dịch như: Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn, vệ sinh môi trường, thông thoáng nơi ở, nơi làm việc, lau chùi bề mặt, đồ dùng, vật dụng sinh hoạt bằng các hóa chất sát khuẩn thông thường, che miệng khi bị ho, không khạc nhổ bừa bãi. Đặc biệt, để tránh các biến chứng do sử dụng thuốc không đúng cách, người dân không nên tự ý mua và sử dụng thuốc kháng virus (Tamiflu) khi chưa có chỉ định của cán bộ y tế.
H.N |
Hoài Nam – Huyền Trang
Tổ yến cực bổ dưỡng nhưng dùng kiểu này rất nguy hiểm
Bệnh thường gặp - 2 giờ trướcViệc dùng tổ yến sai cách sẽ dẫn đến nhiều tác dụng không mong muốn.
Cách gội đầu để ngăn rụng tóc trong mùa đông
Sống khỏe - 3 giờ trướcKhi không khí lạnh, khô hanh, độ ẩm thấp, các tuyến dầu bị giảm hoạt động khiến tóc và da đầu dễ bị khô, rụng tóc nhiều. Có cách nào gội đầu để hạn chế rụng tóc?
Người đàn ông 62 tuổi ở Hà Nội suy thận cấp thừa nhận một sai lầm khi chữa bệnh tiểu đường nhiều người Việt mắc phải
Bệnh thường gặp - 4 giờ trướcGĐXH - Sau một tháng sử dụng thuốc điều trị bệnh tiểu đường, người bệnh ngừng thuốc, không tái khám và điều trị theo phương pháp của thầy lang gần nhà.
Cách giảm đau nhức xương khớp tại nhà khi trời lạnh
Sống khỏe - 8 giờ trướcCơn đau nhức xương khớp có thể xuất hiện nhiều hơn khi trời lạnh. Vậy có những cách nào giúp giảm đau nhức xương khớp tại nhà?
Loại hạt nhỏ thơm kiểm soát đường huyết cực tốt, người bệnh tiểu đường nên ăn để bổ sung dinh dưỡng, tăng cường sức khỏe
Bệnh thường gặp - 9 giờ trướcGĐXH - Hạt kê được ví tốt ngang với insulin tự nhiên, cực giàu dinh dưỡng nhưng giúp hạ đường huyết rất hiệu quả. Loại hạt này được sử dụng chế biến nhiều món ăn rất nhiều người Việt yêu thích.
Loại hạt nhỏ thơm giúp hạ đường huyết cực tốt, người bệnh tiểu đường cần tránh điều này khi ăn để kéo dài tuổi thọ
Bệnh thường gặp - 18 giờ trướcGĐXH - Người bệnh tiểu đường vẫn có thể dùng bí hạt bí đỏ như là món ăn vặt, nên ăn với lượng phù hợp sẽ giúp kiểm soát đường huyết và giảm nguy cơ biến chứng bệnh tiểu đường.
Top 3 loại hoa vừa đẹp vừa có tác dụng chữa bệnh
Sống khỏe - 21 giờ trướcHoa hồng, hoa cúc, hoa nhài được trồng khắp nơi có thể sử dụng làm thuốc chữa bệnh.
Bé gái sơ sinh bị bỏ trong túi bóng đặt trước cửa bệnh viện ở Hà Nội
Y tế - 22 giờ trướcGĐXH – Trẻ bị bỏ vào túi bóng đặt tại cửa khoa cấp cứu của bệnh viện trong tình trạng tím tái toàn thân, không tự thở, tim mờ.
3 chấn thương thường gặp khi luyện tập thể dục thể thao
Sống khỏe - 23 giờ trướcTập thể dục, thể thao mang lại vô số lợi ích cho cơ thể, nhưng nếu tập luyện không đúng kỹ thuật, sai cách hay luyện tập quá mức có thể dẫn đến các nguy cơ chấn thương nguy hiểm.
Người phụ nữ 48 tuổi suýt chết khi nhổ răng khôn, bác sĩ khuyến cáo điều cần đặc biệt lưu ý
Sống khỏe - 1 ngày trướcGĐXH – Theo các chuyên gia, ngộ độc thuốc tê nếu không được cấp cứu kịp thời sẽ để lại những hậu quả nghiêm trọng, thậm chí tử vong.
Người phụ nữ 29 tuổi ở Quảng Ninh nhập viện gấp sau khi được tư vấn, uống thuốc hạ sốt tại nhà, bác sĩ chỉ rõ nguyên nhân
Bệnh thường gặpGĐXH - Người phụ nữ bị phản vệ thuốc là có tiền sử dị ứng với Paracetamol, Ibuprofen nhưng nhân viên bán thuốc nói rằng Ibuprofen là thuốc chống viêm, hạ sốt rất ít gây dị ứng nên vẫn bán cho bệnh nhân.