Hà Nội
23°C / 22-25°C

TP Hồ Chí Minh: Số ca mắc sốt xuất huyết giảm, người tử vong lại tăng

Thứ ba, 09:52 04/04/2017 | Y tế

GiadinhNet - Những ngày qua, ở TPHCM mưa bất chợt và nặng hạt giữa đỉnh điểm mùa khô khiến người dân ở đây trở tay không kịp với dịch bệnh sốt xuất huyết. Số ca tử vong vì bệnh truyền nhiễm này tăng hơn so với cùng kỳ năm ngoái.

Một điểm nguy cơ ngay cạnh nhà trẻ tư thục ở phường Hiệp Thành, quận 12. Ngành Y tế TPHCM đang nỗ lực vực dậy tinh thần cảnh giác của cộng đồng với bệnh sốt xuất huyết trước những cơn mưa trái mùa vẫn còn tiếp diễn. Ảnh: Đ.B
Một "điểm nguy cơ" ngay cạnh nhà trẻ tư thục ở phường Hiệp Thành, quận 12. Ngành Y tế TPHCM đang nỗ lực vực dậy tinh thần cảnh giác của cộng đồng với bệnh sốt xuất huyết trước những cơn mưa trái mùa vẫn còn tiếp diễn. Ảnh: Đ.B

Sốt xuất huyết diễn biến phức tạp

Trưa 3/4, bất chấp cái nắng gay gắt, ông Nguyễn Văn Lên (phường Hiệp Thành, quận 12) vẫn cố dọn dẹp cho xong cỏ rác và vật chứa nước thải xung quanh nhà vì: “Tôi nghe báo đài nói khu vực này đã có hai người tử vong vì bệnh sốt xuất huyết”. Nhà có ba đứa cháu nội, ngoại tuổi hãy còn nhỏ nên ông Lên không khỏi lo lắng. “Thời tiết dạo này thất thường quá, mọi khi phải hứng nắng mệt đứt hơi, nay cứ thi thoảng lại chạy mưa một trận, không nhiều muỗi sao được”, ông Lên nói.

Giữa tháng 3/2017, một đoàn khảo sát thuộc Sở Y tế TPHCM đã đến quận 12 để tìm cho ra căn nguyên vì sao khu vực này có đến hai ca tử vong vì sốt xuất huyết. Bé Đ.T. N (9 tuổi, trú tại phường Đông Hưng Thuận) tử vong hồi đầu tháng 3; trước đó, chị T.H (30 tuổi, trú tại phường Hiệp Thành) tử vong hồi cuối tháng 2). Nguyên nhân được xác định là mưa bất thường khiến điểm nguy cơ phát sinh muỗi vằn tăng cao. Bên cạnh đó, theo các chuyên gia: Mùa khô luôn là mùa thấp điểm của dịch bệnh sốt xuất huyết nên tâm thế cảnh giác với loại bệnh truyền nhiễm này ở nhiều người dân bị “suy giảm nghiêm trọng”.

Ngoài quận 12, tại quận 5 cũng có một ca tử vong nghi do nhiễm sốt xuất huyết. Hiện Hội đồng chuyên môn thuộc Sở Y tế thành phố đang đánh giá để thông báo kết quả chính thức. Nếu trường hợp này được xác định tử vong do sốt xuất huyết thì tính từ đầu năm tới nay, TPHCM có 3 ca tử vong vì bệnh do muỗi vằn lây truyền, cao hơn so với cùng kỳ 2016 (một ca tử vong).

ThS.BS Nguyễn Trí Dũng - Giám đốc Trung tâm Y tế dự phòng TPHCM cho hay: Hiện mỗi ngày tại đô thị hơn 10 triệu dân này có 40-50 ca nhập viện điều trị vì sốt xuất huyết, quận/huyện nào cũng có người mắc. Số liệu từ đơn vị này cho thấy, tính từ đầu năm đến hết ngày 30/3, toàn địa bàn ghi nhận 5.583 ca mắc sốt xuất huyết (giảm 9% so với cùng kỳ 2016). Lý giải tình trạng số ca mắc giảm nhưng số ca tử vong lại tăng, BS Nguyễn Trí Dũng đề cập ngay đến sự bùng phát điểm nguy cơ và tâm lý “mùa khô khó mắc bệnh sốt xuất huyết” trong cộng đồng.

Người dân tuyệt đối không nên chủ quan

Theo lãnh đạo Trung tâm Y tế dự phòng TPHCM, số điểm nguy cơ (công trình xây dựng dang dở, hộ gia đình có nhiều vật chứa nước phế thải…) trên địa bàn thành phố sẽ “kịch trần” hàng ngàn điểm vào mùa mưa và “hạ sàn” vào mùa khô, như thời điểm hiện nay. Quy luật này khiến không chỉ cộng đồng mà ngay cả chính quyền địa phương cũng phần nào “mất cảnh giác” với sự bùng phát của muỗi vằn gây ra dịch bệnh sốt xuất huyết.

Thực tế từ đầu năm tới nay, TPHCM phải hứng chịu nhiều cơn mưa nặng hạt. Vì vậy, điểm nguy cơ lại không “hạ sàn” ổn định như mọi năm mà giao động tăng sau mỗi cơn mưa, rồi lại giảm bởi thời tiết lại chuyển khô nóng. “Mầm bệnh sốt xuất huyết thì luôn hiện hữu trong cộng đồng, nên muỗi vằn gia tăng sau những cơn mưa bất chợt ấy khiến nguy cơ lây nhiễm bệnh sốt xuất huyết cũng gia tăng theo”, BS Nguyễn Trí Dũng giải thích.

Trong sự “mất cảnh giác” của cộng đồng, cũng theo BS Nguyễn Trí Dũng, ngoài các hoạt động phòng bệnh như diệt muỗi, diệt loăng quăng, ngủ màn… khi mắc bệnh với các dấu hiệu ban đầu, nhiều người chủ quan không nghĩ ngay đến việc kiểm tra sức khỏe. Các chuyên gia y tế phân tích thêm: Vào cao điểm dịch bệnh sốt xuất huyết ở mùa mưa, tâm thế cảnh giác của cộng đồng với dịch bệnh này rất cao độ, giúp công tác điều trị kịp thời. Còn bây giờ đang vào mùa thấp điểm dịch bệnh sốt xuất huyết, khá ít nghĩ rằng mình hoặc con em mình lại mắc bệnh sốt xuất huyết. Tâm lý này dễ dẫn đến hậu quả nặng nề”.

Người chịu trách nhiệm về lĩnh vực y tế dự phòng ở TPHCM cũng chia sẻ thêm về phương thức đối phó với nguy cơ, ẩn họa từ dịch bệnh sốt xuất huyết do thời tiết thất thường hiện nay. Theo đó, vấn đề giám sát và xử lý hiệu quả các điểm nguy cơ đang được đẩy mạnh. “Hoạt động này dù nằm trong kế hoạch thường niên, song trước tình hình thất thường của thời tiết, chúng tôi đã yêu cầu các đơn vị y tế dự phòng ở 24 quận/huyện tăng cường bám sát địa bàn, kịp thời phát hiện, xử lý xóa các điểm nguy cơ vừa bằng các biện pháp chuyên môn, vừa dựa vào cộng đồng. Với khu vực phát hiện ổ dịch như tại quận 12, quận 5, chúng tôi đã tập trung dập dịch ngay lập tức, không để bùng phát, lan rộng...”, BS Nguyễn Trí Dũng cho biết.

Mưa bất thường và nặng hạt những ngày qua không chỉ khiến TP HCM gặp khó trong lĩnh vực thoát nước đô thị gây ngập cục bộ nhiều khu vực, mà còn đe dọa cả lĩnh vực y tế dự phòng. Thừa nhận nguy cơ này, BS Nguyễn Trí Dũng chia sẻ: Một kịch bản xấu là bùng phát dịch bệnh sốt xuất huyết giữa mùa khô là hoàn toàn có thể xảy ra, nếu “sự mất cảnh giác” của người dân vẫn còn.

Hiện không chỉ Trung tâm Y tế dự phòng mà toàn ngành Y tế TPHCM đang nỗ lực “sốc dậy” tinh thần cảnh giác của cộng đồng, của chính quyền quận/huyện với dịch bệnh sốt xuất huyết, không để dịch bệnh truyền nhiễm này xảy ra trên diện rộng.

Khuyến cáo từ Trung tâm Y tế dự phòng

Hiện nay là giai đoạn cuối của mùa dịch sốt xuất huyết năm 2016-2017, ca bệnh nhập viện hàng tuần có chiều hướng giảm. Tuy nhiên, với diễn tiến thời tiết thất thường, xuất hiện những cơn mưa trái mùa là điều kiện thuận lợi cho dịch bệnh gia tăng trở lại. Vì vậy, ngành Y tế cần tập trung các nguồn lực cho hoạt động kiểm soát, phòng chống sốt xuất huyết, như đẩy mạnh các hoạt động kiểm soát nguy cơ, tăng cường xử phạt theo Nghị định 176/2015/NĐ-CP.

Đối với mỗi cá nhân, khi phát hiện bản thân hoặc người thân có biểu hiện sốt cao đột ngột, cần đi khám tại cơ sở y tế để được chẩn đoán, điều trị đúng cách, tránh xảy ra các trường hợp tử vong đáng tiếc.

Đỗ Bá

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Vụ hơn 500 người ngộ độc bánh mì ở Đồng Nai: Chuyển bé 5 tuổi nguy kịch lên Bệnh viện Nhi đồng 1

Vụ hơn 500 người ngộ độc bánh mì ở Đồng Nai: Chuyển bé 5 tuổi nguy kịch lên Bệnh viện Nhi đồng 1

Y tế - 1 ngày trước

Thêm bệnh nhi rất nặng liên quan vụ hơn 500 người ngộ độc bánh mì ở tỉnh Đồng Nai được chuyển lên Bệnh viện Nhi đồng 1 TPHCM.

PGS.TS Nguyễn Lân Hiếu tiếp tục được bổ nhiệm làm Giám đốc Bệnh viện Đại học Y Hà Nội

PGS.TS Nguyễn Lân Hiếu tiếp tục được bổ nhiệm làm Giám đốc Bệnh viện Đại học Y Hà Nội

Y tế - 1 ngày trước

Hôm nay, 4/5 tại Hà Nội, Chủ tịch Hội đồng trường Đại học Y Hà Nội Tạ Thành Văn đã công bố Nghị quyết của Hội đồng trường và trao Quyết định bổ nhiệm lại Giám đốc Bệnh viện Đại học Y Hà Nội đối với PGS.TS Nguyễn Lân Hiếu.

Cô gái 17 tuổi bị thủy đậu biến chứng nặng, suýt tử vong do điều trị sai cách

Cô gái 17 tuổi bị thủy đậu biến chứng nặng, suýt tử vong do điều trị sai cách

Y tế - 2 ngày trước

GĐXH – Bệnh nhân được đưa vào viện trong tình trạng rất nặng, sốt cao 41 độ, mụn nước và nhiều mụn mủ toàn thân, loét miệng họng, ý thức chậm…

Tự đắp lá vào vết thương, nam bệnh nhân 17 tuổi suýt bị hoại tử cánh tay

Tự đắp lá vào vết thương, nam bệnh nhân 17 tuổi suýt bị hoại tử cánh tay

Y tế - 2 ngày trước

GĐXH - Sau khi bị thương, người bệnh đã được người nhà nhai lá cây và tự ý đắp vào tổn thương theo kinh nghiệm dân gian khiến cho vết thương tiềm ẩn nguy cơ nhiễm trùng, hoại tử gây nguy hiểm cho người bệnh.

Đau đầu kéo dài nhiều tuần, bé gái 9 tuổi được phát hiện bị u màng não

Đau đầu kéo dài nhiều tuần, bé gái 9 tuổi được phát hiện bị u màng não

Y tế - 2 ngày trước

GĐXH – Khi thấy con có biểu hiện đau đầu kéo dài, tăng dần cả cường độ và tần suất trong thời gian dài, gia đình quyết định đưa con đi khám và phát hiện bệnh.

Thông tin mới nhất vụ 328 người bị ngộ độc nghi ăn bánh mì ở Đồng Nai: 2 bệnh nhi trở nặng, phải lọc máu

Thông tin mới nhất vụ 328 người bị ngộ độc nghi ăn bánh mì ở Đồng Nai: 2 bệnh nhi trở nặng, phải lọc máu

Y tế - 2 ngày trước

GĐXH - Cả hai cháu nhập viện trong tình trạng bị suy hô hấp, sốc nhiễm trùng đường tiêu hóa. Trong đó, 1 cháu có thời điểm bị ngưng tim, ngưng thở nhưng đã được các bác sĩ tiến hành hồi sức và tim cháu đã đập trở lại.

328 người nhập viện sau khi ăn bánh mì: 2 trẻ sốc nặng thở máy, mở thêm đơn vị cấp cứu

328 người nhập viện sau khi ăn bánh mì: 2 trẻ sốc nặng thở máy, mở thêm đơn vị cấp cứu

Y tế - 3 ngày trước

Theo UBND TP Long Khánh, tỉnh Đồng Nai, tính đến chiều 2-5, đã có 328 người nhập viện cấp cứu sau khi ăn bánh mì tại tiệm Băng ở phường Xuân Bình

Uống nhầm vitamin D của người lớn, trẻ 6 tháng tuổi nhập viện cấp cứu

Uống nhầm vitamin D của người lớn, trẻ 6 tháng tuổi nhập viện cấp cứu

Y tế - 3 ngày trước

GĐXH - Khi được bác sĩ thông báo trẻ bị ngộ độc vitamin D và đối chiếu với lọ thuốc trẻ uống, gia đình mới phát hiện ra sự nhầm lẫn.

Vừa ra khỏi nhà đi tập thể dục, người phụ nữ Hà Nội gặp tai nạn bất ngờ

Vừa ra khỏi nhà đi tập thể dục, người phụ nữ Hà Nội gặp tai nạn bất ngờ

Y tế - 4 ngày trước

Vừa ra khỏi nhà được 3 phút, đang đi bộ trên đường, chị T. (42 tuổi) bất ngờ bị xe máy chở gà đi cùng chiều đâm phải. Cú đâm khiến chị bị chấn thương ngực kín, tổn thương gan độ 3…

Suýt liệt vĩnh viễn do sử dụng phương pháp dân gian trị đau cột sống

Suýt liệt vĩnh viễn do sử dụng phương pháp dân gian trị đau cột sống

Y tế - 1 tuần trước

Bệnh nhân nữ 53 tuổi, thường trú tại Ba Đồn, Quảng Bình vào viện trong tình trạng yếu nặng 2 chân, nằm liệt giường, tiểu không tự chủ, loét bỏng 2 gan bàn chân.

Top