Hà Nội
23°C / 22-25°C

TP.HCM: Bé gái 15 tháng tuổi tử vong vì bị "rắn học trò" cắn

Thứ ba, 14:59 06/04/2021 | Y tế

GiadinhNet - Bé T. đang chơi ở ngoài sân nhà thì bị rắn cắn và chảy máu ở bên cánh tay. Người nhà có đắp thuốc lá cho bé nhưng máu vẫn chảy liên tục, không cầm được máu nên phải nhập viện.

Sáng nay (6/4), bác sĩ Đinh Tấn Phương - Trưởng khoa Cấp cứu Bệnh viện Nhi Đồng 1 thông tin về trường hợp một bé gái 15 tháng tuổi tử vong bị rắn cổ đỏ (còn có tên gọi là thông dụng là "rắn học trò") cắn.

Theo bệnh sử, khoảng 4h ngày 29/3, bé gái N.T.N.T. đang chơi ở ngoài sân nhà thì bị rắn cắn và chảy máu ở bên cánh tay. Người nhà có đắp thuốc lá cho bé nhưng máu vẫn chảy liên tục, sau 2 giờ không cầm được máu nên đưa bệnh nhân đến nhập Bệnh viện Đa khoa Tiền Giang.

Tại đây, các bác sĩ đã cấp cứu, dùng thuốc chống lại tình trạng rối loạn đông máu, băng ép và truyền 4 lọ kháng huyết thanh dành cho rắn lục tre. Tuy nhiên, bé T. vẫn bị chảy máu nhiều nên đã đã được chuyển lên Bệnh viện Nhi đồng 1 vào ngày 30/3.

TP.HCM: Bé gái 15 tháng tuổi tử vong vì bị rắn học trò cắn - Ảnh 1.

Bác sĩ Đinh Tấn Phương, Trưởng khoa Cấp cứu Bệnh viện Nhi Đồng 1, TP.HCM. Ảnh: Kim Vân

Tại Bệnh viện Nhi đồng 1, sau một ngày bệnh nhi vẫn bị chảy máu ở cẳng tay. Các bác sĩ coi lại vết cắn thì thấy vết thương không bầm, không hoại tử, không phải là vết cắn của rắn lục tre.

Sau khi khai thác bệnh sử và người nhà, các bác sĩ đã cho người nhà bệnh nhi xem và đối chiếu hình ảnh của các con rắn, người nhà xác định chính xác là rắn cổ đỏ. Bác sĩ xét nghiệm đông máu thì bệnh nhân bị rối loạn nhiều nên cho truyền huyết tương đông lạnh, băng ép tại chỗ.

Các bác sĩ Bệnh viện Nhi đồng 1 ngay lập tức đã liên lạc với Bệnh viện Chợ Rẫy là nơi có nghiên cứu về rắn này nhưng TS.BS Lê Quốc Hùng - Trưởng khoa Nhiệt đới Bệnh viện Chợ Rẫy cho hay ở Việt Nam chưa có kháng huyết thanh cho loại rắn này. 

"Chúng tôi đã liên hệ nhiều nước để tìm kiếm kháng huyết thanh cho loại rắn này nhưng không có. Chỉ có một bệnh viện ở Nhật đang nghiên cứu thử nghiệm kháng huyết thanh này, tuy nhiên vẫn trong giai đoạn nghiên cứu, chưa thể sử dụng ra bên ngoài được" - bác sĩ Phương cho hay.

Trong quá trình điều trị tại khoa Hồi sức tích cực - chống độc, bệnh nhân bị bầm ở mắt, mặt, dưới da rất là nhiều. Mặc dù các bác sĩ hết sức cố gắng điều trị tích cực cho bệnh nhân như truyền rất nhiều máu, chế phẩm máu, thuốc rối loạn đông máu... nhưng bệnh nhân bị suy hô hấp và tử vong sau 2 ngày điều trị. 

Từ tai nạn thương tâm trên, bác sĩ Đinh Tấn Phương cảnh báo về loại rắn cổ đỏ mà một số nơi gọi là rắn hổ lửa. Về hình dạng, rắn có màu xanh đen, khúc cổ màu đỏ, ở một số vùng có màu vàng, thân hình có màu vằn đen, đuôi xanh, hình thức màu sắc đẹp. Tại một số vùng ở nước ta còn gọi loài rắn này là rắn hoa cỏ bảy màu hay "nữ hoàng bóng đêm".

Cũng theo bác sĩ Phương, loại rắn này độc nhưng được nhiều học trò thích bởi màu sắc đẹp. Đây là con rắn rất đặc biệt, không tự sản xuất ra chất độc do bản thân nó, mà lấy chất độc từ thức ăn. Thức ăn khoái khẩu là những thức ăn độc, đặc biệt là cóc.

Loại rắn này có 2 chiếc răng bơm chất độc và cấu tạo của nọc độc con rắn này đặc biệt là nó  nằm ở góc răng cụt (sâu trong hàm) chứ không phải răng nanh như những loại rắn khác. Nếu nó chỉ cắn bên ngoài thì người bị cắn sẽ không "dính" răng bơm nọc. Bệnh nhi nói trên không may bị cắn khi con rắn mở to miệng, nên bị rắn bơm nọc vào. Độ nặng của bệnh nhân còn tùy thuộc vào lượng nọc con rắn bơm vào.

Rắn cổ đỏ được ghi nhận là một loài có tính khí vô cùng thất thường. Có những lúc loài rắn này rất hiền lành tuy nhiên có những trường hợp rắn hoa cỏ cổ đỏ trở lên hung dữ và sẵn sàng tấn công bất cứ đối tượng nào có ý định xâm phạm chúng.

Cách đây 3 năm, Bệnh viện Nhi đồng 1 đã từng tiếp nhận một trường hợp rắn cổ đỏ cắn nhưng chảy máu ít, triệu chứng không đáng kể nên bệnh nhân không gặp nguy hiểm. Chị ruột của bệnh nhi N.T.N.T. vừa qua cũng bị rắn cổ đỏ cắn nhưng không bị ảnh hưởng nhiều do tư thế cắn không sâu.

Bác sĩ Phương khẳng định rắn cổ đỏ hay còn gọi "rắn học trò" là rắn độc, do vậy trẻ không nên nuôi và chơi. Người lớn cũng không nên ăn hay ngâm rượu rắn cổ đỏ bởi nọc độc không biến thể bởi nhiệt, axit, rượu... Nếu bị rắn cổ đỏ cắn, người nhà phải đưa bệnh nhân đến cơ quan y tế gần nhất, rửa vết thương cho sạch, không được dùng garo cầm máu bởi loại rắn này cắn xong không gây tử vong ngay. 

Kim Vân

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
2 bệnh viện phối hợp cứu người phụ nữ ngừng tuần hoàn do chửa ngoài tử cung vỡ

2 bệnh viện phối hợp cứu người phụ nữ ngừng tuần hoàn do chửa ngoài tử cung vỡ

Y tế - 21 giờ trước

GĐXH - Do lượng máu mất quá nhiều nên trong quá trình phẫu thuật, bệnh nhân xuất hiện 2 lần ngừng tuần hoàn.

Bé 3 tuổi ngộ độc chì nặng, tiên lượng xấu do dùng thuốc nam không rõ nguồn gốc

Bé 3 tuổi ngộ độc chì nặng, tiên lượng xấu do dùng thuốc nam không rõ nguồn gốc

Y tế - 1 ngày trước

GĐXH – Theo các bác sĩ, chì là 1 loại kim loại nặng, rất độc gây ảnh hưởng đến tất cả cơ quan của con người, đặc biệt là đối với trẻ em.

Bỗng dưng mờ mắt, phát hiện khối phình động mạch não "khổng lồ"

Bỗng dưng mờ mắt, phát hiện khối phình động mạch não "khổng lồ"

Y tế - 1 ngày trước

Sau khi lần lượt mờ 2 mắt, với thị lực gần như bằng 0, đi qua rất nhiều bệnh viện khám, nữ bệnh nhân ở Quảng Bình được xác định có khối phình động mạch não rất lớn.

Bé 3 tuổi bị que xiên thịt đâm xuyên lưỡi

Bé 3 tuổi bị que xiên thịt đâm xuyên lưỡi

Y tế - 2 ngày trước

GĐXH - Bệnh nhi nhập viện trong tình trạng chiếc que xiên thịt sắc nhọn đâm xuyên lưỡi.

Nam sinh lớp 8 bị đánh chấn thương sọ não hiện ra sao trong thời gian điều trị tại BVĐK Phú Thọ

Nam sinh lớp 8 bị đánh chấn thương sọ não hiện ra sao trong thời gian điều trị tại BVĐK Phú Thọ

Y tế - 2 ngày trước

GĐXH - Về tình hình sức khỏe của nam sinh bị đánh chấn thương sọ não khi chơi bóng rổ, đại diện Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ cho biết hiện tại, bệnh nhân vẫn hôn mê, thở hoàn toàn theo máy...

Sau bữa cơm cá, người phụ nữ ho, khó thở suốt 1 năm

Sau bữa cơm cá, người phụ nữ ho, khó thở suốt 1 năm

Y tế - 6 ngày trước

Xương cá rơi vào phế quản nhưng bà K.A không hề hay biết. Bị ho, khó thở kéo dài, bệnh nhân điều trị suốt 1 năm không đỡ.

Hội thảo báo cáo về kết quả khảo sát tính khả thi việc triển khai chương trình đào tạo nhân lực phục hồi chức năng tại Việt Nam

Hội thảo báo cáo về kết quả khảo sát tính khả thi việc triển khai chương trình đào tạo nhân lực phục hồi chức năng tại Việt Nam

Y tế - 6 ngày trước

GĐXH - Ngày 19/4 tại Hà Nội đã diễn ra Hội thảo báo cáo về kết quả khảo sát tính khả thi việc triển khai chương trình đào tạo nhân lực phục hồi chức năng tại Việt Nam do JICA phối hợp với Hội Vật lý Trị liệu Việt Nam tổ chức.

Bộ Y tế: Hàng trăm cán bộ ngành Y hiến máu cứu người hưởng ứng ‘Lễ hội Xuân hồng’ năm 2024

Bộ Y tế: Hàng trăm cán bộ ngành Y hiến máu cứu người hưởng ứng ‘Lễ hội Xuân hồng’ năm 2024

Y tế - 1 tuần trước

GĐXH – Hàng trăm đơn vị máu đã được tiếp nhận trong Chương trình hiến máu tình nguyện hưởng ứng “Lễ hội Xuân hội’ năm 2024 tại Bộ Y tế.

Hà Nội phát động tháng An toàn vệ sinh lao động, gần 200 công nhân được khám sức khỏe miễn phí

Hà Nội phát động tháng An toàn vệ sinh lao động, gần 200 công nhân được khám sức khỏe miễn phí

Y tế - 1 tuần trước

GĐXH - Ngày 19/4, UBND TP Hà Nội và Liên đoàn Lao động thành phố phát động Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động và Tháng Công nhân năm 2024.

Chơi đùa cùng bạn ở lớp, bé trai ở Hà Nội bị kính cứa đứt 2 cổ tay

Chơi đùa cùng bạn ở lớp, bé trai ở Hà Nội bị kính cứa đứt 2 cổ tay

Y tế - 1 tuần trước

GĐXH – Bệnh nhi bị đứt toàn bộ động mạch trụ, đứt thần kinh trụ và thần kinh giữa, đứt gân gấp cổ tay trụ, đứt gân gấp ngón 4 và 5 bàn tay trái.

Top