Hà Nội
23°C / 22-25°C

TP.HCM: Chống dịch theo tình hình thực tiễn trên từng địa bàn

GiadinhNet - Ngày 2/7, Ban Chỉ đạo phòng chống, dịch COVID-19 của TP.HCM đã họp giao ban trực tuyến về công tác phòng chống dịch COVID-19 trên địa bàn với nhiều nhiệm vụ trọng tâm đã được đặt ra cho công tác phòng chống dịch tại TP.HCM trong thời gian tới.

TP.HCM: Chống dịch theo tình hình thực tiễn trên từng địa bàn - Ảnh 1.

Số ca mắc mới vẫn còn tăng cao

Báo cáo tại cuộc họp, GS.TS Nguyễn Tấn Bỉnh, Giám đốc Sở Y tế TP.HCM cho biết, số ca mắc mới trong thời gian vừa qua tại TP.HCM liên tục nằm ở mức 3 con số, đặc biệt có những ngày ghi nhận trên 500 trường hợp bệnh nhân. Giám đốc Sở Y tế TP.HCM nhận định, nguyên nhân do tác nhân gây bệnh là chủng virus Delta có đặc tính lây nhiễm mạnh. Đợt dịch này lây nhiễm, bùng phát trong hàng xóm, gia đình, nơi làm việc, đặc biệt các tòa nhà văn phòng, cơ sở chế biến thực phẩm đông lạnh...

Các ca khám bệnh lúc đầu chỉ vài ca, từ các ca chỉ điểm rồi phát hiện thêm các ổ dịch trong cụm dân cư, khu nhà trọ tại vùng ven, cụm dân cư huyện ngoại thành. Từ đây xâm lấn vào các khu công nghiệp, cụm công nghiệp.

TP.HCM: Chống dịch theo tình hình thực tiễn trên từng địa bàn - Ảnh 3.

Quang cảnh cuộc họp trực tuyến. Ảnh: Khôi Nguyễn


Tại cuộc họp, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn, Trưởng Bộ phận thường trực đặc biệt của Bộ Y tế tại TP.HCM cho biết, tình hình dịch bệnh tại TP.HCM còn phức tạp, số lượng ca mắc tăng nhanh. Dịch không chỉ khu trú tại TP.HCM mà lan sang một số địa phương giáp ranh và một số tỉnh xa có mối quan hệ rất mật thiết với TP.HCM, mối giao thương hai chiều cũng tiềm ẩn nguy cơ dịch bệnh từ cả hai địa phương; các ca nhiễm cộng đồng bắt đầu có xu hướng xảy ra cao gây nhiều khó khăn cho công tác phòng chống dịch COVID-19 tại TP.HCM.

Qua đánh giá, thảo luận với các điểm cầu quận huyện cho thấy, việc tổ chức công tác xét nghiệm triển khai đồng bộ từ tổ chức lấy mẫu, thực hiện xét nghiệm, hợp mã để trả kết quả còn nhiều vấn đề phải khắc phục. Công tác truy vết trong thời gian vừa qua chưa đạt được như mong đợi; khu cách ly, khu phong tỏa vẫn còn nhiều khó khăn, vướng mắc.

Đối với việc triển khai test nhanh, Thứ trưởng Nguyễn Trường Sơn nhấn mạnh: "Khẳng định rõ quan điểm của Bộ Y tế là khuyến cáo các địa phương sử dụng test nhanh hợp lý, để phát hiện các ca F0, khoanh vùng phong tỏa và các địa phương lân cận khu phong tỏa đó. Thời gian qua TP HCM đã sử dụng 128.000 test nhanh trên tổng số 252.000 test. Đề nghị TP tăng cường năng lực cũng như số lượng test nhanh cung cấp cho các quận huyện, đảm bảo công tác phát hiện sớm, truy vết càng nhanh càng tốt".

TP.HCM: Chống dịch theo tình hình thực tiễn trên từng địa bàn - Ảnh 4.

Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn phát biểu tại cuộc họp. Ảnh: Khôi Nguyễn


Trong công tác xét nghiệm, Thứ trưởng Nguyễn Trường Sơn đề nghị các quận huyện chủ động thực hiện việc tổ chức lấy mẫu xét nghiệm theo hướng giãn cách về thời gian, địa điểm, thực hiện nghiêm chỉ thị 10 của TP. Đối với việc trả kết quả xét nghiệm tại các khu cách ly, phong tỏa Thứ trưởng đề xuất tất cả các xét nghiệm phải trả đúng giờ, đúng hẹn với người dân trong khu vực cách ly, phong tỏa.

Về truy vết, Thứ trưởng Bộ Y tế đề xuất với ngành y tế là tất cả đơn vị truy vết bây giờ nên chỉ tập trung làm công tác truy vết, không sử dụng vào công việc khác trong các vùng dịch để đảm bảo hoàn thành công tác truy vết thật chi tiết và hiệu quả.

"Bộ Y tế dự kiến sẽ phân bổ cho TP.HCM gần 1 triệu liều vaccine trong thời gian tới. Từ chiến dịch tiêm vaccine vừa rồi, TP.HCM nên rút ra những kinh nghiệm cần thiết nhằm xây dựng, hoàn thiện kế hoạch thật chi tiết để khi có vaccine có thể thực hiện việc tiêm nhanh chóng, rộng rãi và thành công", Thứ trưởng Nguyễn Trường Sơn yêu cầu. 

Những mũi nhọn trọng điểm

Có cùng quan điểm, nhận định về diễn biến dịch bệnh trong thời gian tới, ông Nguyễn Thành Phong, Chủ tịch UBND TP.HCM cho rằng, các địa phương của TP cần triển khai mạnh mẽ đợt cao điểm phòng chống dịch theo Kế hoạch số 2151/KH-UBND do UBND TP.HCM ban hành.

Chủ tịch UBND yêu cầu các quận, huyện và TP Thủ Đức chú trọng công tác tổ chức thực hiện ở từng khâu, từng bộ phận để tạo thành sức mạnh tổng thể trong công tác phòng chống dịch; các hoạt động phòng, chống dịch tại các địa phương cần căn cứ thực tiễn của địa phương, đồng thời theo đúng phương châm 5 tại chỗ. Đồng thời trong tình hình mới cần tăng cường hơn nữa vai trò lãnh đạo, thay đổi phương thức, cách thức chỉ đạo để phù hợp thực tiễn.

Đối với từng địa phương cần thực hiện việc phân nhóm nguy cơ (nguy cơ rất cao, nguy cơ cao và có nguy cơ) đến từng phường, xã, xóm, các điểm nóng để thực hiện các biện pháp phòng chống dịch phù hợp, hiệu quả giúp nhanh chóng kiểm soát, không chế tình hình dịch bệnh.

TP.HCM: Chống dịch theo tình hình thực tiễn trên từng địa bàn - Ảnh 5.

Các điểm cầu tham dự buổi họp trực tuyến. Ảnh: Khôi Nguyễn


Đối với công tác lấy mẫu xét nghiệm, Chủ tịch UBND TP.HCM yêu cầu cần thực hiện triệt để việc giãn cách trong khâu lấy mẫu, luôn cảnh giác với nguy cơ có F0 xuất hiện đồng thời bố trí khung giờ lấy mẫu, địa điểm lấy mẫu phù hợp tránh tạo sự ùn ứ. 

Đồng thời cần sự phối hợp chặt chẽ giữa các bộ phận để đảm bảo việc trả kết quả xét nghiệm được thực hiện nhanh chóng, chính xác tránh tồn đọng. Các địa phương cần nhanh chóng triển khai test nhanh để đáp ứng, hỗ trợ công tác phòng chống dịch trên địa bàn.

Đối với công tác cách ly, Chủ tịch UBND TP.HCM cho biết, các khu cách ly tập trung do Bộ tư lệnh TP.HCM phụ trách đã tiến hành rà soát và báo cáo đầy đủ, chi tiết về công tác đảm bảo tuân thủ các quy định, điều kiện cách ly tại các khu cách ly tập trung. Trong thời gian tới sẽ thành lập các ban quản lý khu cách ly tập trung với sự tham gia của các lực lượng từ Bộ tư lệnh TP.HCM, công an, y tế, tài nguyên môi trường, thông tin truyền thông, an toàn thực phẩm cùng các lực lượng địa phương.

Với các khu cách ly do quận, huyện và TP. Thủ Đức tổ chức, ông Nguyễn Thành Phong đề nghị, không tổ chức cách ly tại trường học, đặc biệt là các trường tiểu học, các khu cách ly cần đảm bảo đầy đủ các yêu cầu về cơ sở vật chất, điều kiện vệ sinh, được lắp đặt camera… theo đúng các quy định. Các địa phương xem xét việc chọn sử dụng các nhà khách, khách sạn trên địa bàn, các khu nhà tái định cư… để tổ chức cách ly; đồng thời các quận, huyện cần nghiên cứu hướng dẫn của Bộ Y tế về cách ly F1 tại nhà.

Đối với vấn đề thu dung điều trị cho bệnh nhân mắc COVID-19, Chủ tịch UBND TP.HCM cho biết, hiện Thành phố đã chuẩn bị phương án 10.000 giường đồng thời cũng sẽ có kế hoạch mở rộng quy mô để sẵn sàng ứng phó với các diễn biến của dịch bệnh trong thời gian tới.

PV

PV
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Bộ Y tế: Hàng trăm cán bộ ngành Y hiến máu cứu người hưởng ứng ‘Lễ hội Xuân hồng’ năm 2024

Bộ Y tế: Hàng trăm cán bộ ngành Y hiến máu cứu người hưởng ứng ‘Lễ hội Xuân hồng’ năm 2024

Y tế - 18 giờ trước

GĐXH – Hàng trăm đơn vị máu đã được tiếp nhận trong Chương trình hiến máu tình nguyện hưởng ứng “Lễ hội Xuân hội’ năm 2024 tại Bộ Y tế.

Hà Nội phát động tháng An toàn vệ sinh lao động, gần 200 công nhân được khám sức khỏe miễn phí

Hà Nội phát động tháng An toàn vệ sinh lao động, gần 200 công nhân được khám sức khỏe miễn phí

Y tế - 18 giờ trước

GĐXH - Ngày 19/4, UBND TP Hà Nội và Liên đoàn Lao động thành phố phát động Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động và Tháng Công nhân năm 2024.

Chơi đùa cùng bạn ở lớp, bé trai ở Hà Nội bị kính cứa đứt 2 cổ tay

Chơi đùa cùng bạn ở lớp, bé trai ở Hà Nội bị kính cứa đứt 2 cổ tay

Y tế - 19 giờ trước

GĐXH – Bệnh nhi bị đứt toàn bộ động mạch trụ, đứt thần kinh trụ và thần kinh giữa, đứt gân gấp cổ tay trụ, đứt gân gấp ngón 4 và 5 bàn tay trái.

Chó chết sau khi cắn chủ nhà, chuyên gia giải thích vì sao chó dại sau khi cắn người lại chết?

Chó chết sau khi cắn chủ nhà, chuyên gia giải thích vì sao chó dại sau khi cắn người lại chết?

Y tế - 19 giờ trước

GĐXH - Thực tế, kông phải việc cắn người sẽ khiến chó dại bị chết mà thực chất đây là biểu hiện xuất hiện vào giai đoạn cuối cùng trong quá trình phát bệnh của chó.

Bé gái chào đời với dây rốn quấn cổ 5 vòng

Bé gái chào đời với dây rốn quấn cổ 5 vòng

Y tế - 2 ngày trước

Bé gái nặng gần 3 kg, có dây rốn quấn cổ 5 vòng, ngôi ngược vừa được các bác sĩ phẫu thuật mổ lấy thai thành công

Lạng Sơn: Gần 100 người mắc rối loạn tâm thần do lạm dụng rượu

Lạng Sơn: Gần 100 người mắc rối loạn tâm thần do lạm dụng rượu

Y tế - 2 ngày trước

GĐXH – Đa số bệnh nhân nhập viện với các biểu hiện như: mê sảng, dễ bị kích động, không điều khiển được cảm xúc, la hét, chửi bới, lo âu, hoảng sợ, ảo giác...

Tai nạn hy hữu: Đạp xe đi học, nam sinh 17 tuổi bị tay lái đâm sâu vào cổ

Tai nạn hy hữu: Đạp xe đi học, nam sinh 17 tuổi bị tay lái đâm sâu vào cổ

Y tế - 2 ngày trước

GĐXH - Cú ngã không ngờ đã khiến tay lái xe đâm vào cổ. Máu từ vết thương ồ ạt chảy, cậu vội dùng tay bịt vết thương, loạng choạng chạy bộ về nhà.

Uống thuốc nam không rõ nguồn gốc, hai người đàn ông nhập viện cấp cứu

Uống thuốc nam không rõ nguồn gốc, hai người đàn ông nhập viện cấp cứu

Y tế - 2 ngày trước

GĐXH – Sau 5 tháng uống thuốc nam điều trị viêm gan B, ông D. thấy mệt mỏi, chán ăn, tiểu ít, có màu vàng sẫm, đại tiện phân táo nên được đưa đi bệnh viện.

Thông tin mới nhất vụ thanh niên ngừng tim trước vạch đích giải chạy Tây Hồ: Có tiền sử tăng huyết áp

Thông tin mới nhất vụ thanh niên ngừng tim trước vạch đích giải chạy Tây Hồ: Có tiền sử tăng huyết áp

Y tế - 2 ngày trước

GĐXH - Bệnh nhân có tiền sử tăng huyết áp 4 năm, thường xuyên được điều trị bằng Coversyl.

Cứu sản phụ mang thai có 'tràng hoa cuốn cổ' 5 vòng

Cứu sản phụ mang thai có 'tràng hoa cuốn cổ' 5 vòng

Y tế - 3 ngày trước

BS Khoa Sản, BVĐK Thị xã Phú Thọ, tỉnh Phú Thọ đã phẫu thuật mổ lấy thai có "tràng hoa quấn cổ" 5 vòng, ngôi ngược thành công.

Top