TP.HCM nắng nóng, người già và trẻ em "đổ bệnh" tăng cao
Thời tiết phía Nam bước vào giai đoạn nắng nóng kéo dài gây ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như là sinh hoạt của người dân. Nắng nóng gay gắt khiến không chỉ trẻ em mà người lớn cũng đổ bệnh.
Kê thêm giường để tiếp nhận bệnh nhân nhập viện
Ghi nhận tại các bệnh viện ở TP.HCM, do nắng nóng kéo dài, tỷ lệ người cao tuổi phải thăm khám, nhập viện điều trị liên quan bệnh lý về tim mạch, tiêu hóa và hô hấp tăng đáng kể, nhất là những người có bệnh mạn tính. Bên cạnh đó, số trẻ nhập viện cũng gia tăng nhẹ.
Khoa Hô hấp, Bệnh viện Thống Nhất (TP.HCM) những ngày gần đây phải kê thêm giường bệnh ở hành lang để tiếp nhận bệnh nhân nhập viện điều trị. Theo đó, 52 giường trong khoa không đủ đáp ứng số ca nhập viện mỗi ngày.

Nhiều người cao tuổi nhập viện tại Bệnh viện Thống Nhất, TP.HCM.
BSCK II Nguyễn Duy Cường - Phó Trưởng Khoa Hô hấp, Bệnh viện Thống Nhất cho biết, trong 2 tháng qua, số lượng người cao tuổi nhập viện liên quan đến các bệnh lý hô hấp tăng khoảng 30% so với thời điểm đầu năm.
Các bệnh lý hô hấp người cao tuổi dễ mắc phải trong mùa nắng nóng là viêm họng, viêm đường hô hấp trên, viêm đường hô hấp dưới, viêm phổi, viêm phế quản…
"Do thời tiết nắng nóng, nhiệt độ tăng khiến cơ thể người cao tuổi khó tự cân bằng, giảm sức đề kháng, đây là cơ hội để các bệnh lý mạn tính tái phát", bác sĩ Nguyễn Duy Cường cho hay.
Theo đó, bác sĩ Nguyễn Duy Cường khuyến cáo, người cao tuổi cần có chế độ dinh dưỡng hợp lý, đầy đủ, bổ sung nước, chất điện giải, vi chất để nâng cao sức đề kháng. Đặc biệt, không nên gây ra sự thay đổi nhiệt độ đột ngột, khi nhiệt độ bên ngoài trời 36 - 37 độ, nhiệt độ phòng của người cao tuổi chỉ nên dao động ở mức 27 - 28 độ để tránh tình trạng sốc nhiệt khi từ trong phòng đi ra ngoài hoặc ngược lại.
Virus cúm, vi khuẩn phế cầu…là những thủ phạm gây ra tình trạng viêm phổi, nhiễm trùng hô hấp ở người cao tuổi, do đó, cần tiêm vaccine phòng ngừa các bệnh lý này. Đặc biệt, trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19 đang có xu hướng gia tăng trong cộng đồng hiện nay cần phải đặc biệt chú ý.
"Những người cao tuổi nên đeo khẩu trang, khử khuẩn tay chân, tiêm ngừa vaccine đủ và dinh dưỡng đầy đủ, khi đi ra ngoài đường, đặc biệt tới những nơi công cộng, đông người thì nên chú ý. Đó là khuyến cáo cho dành cho người cao tuổi thường hay dễ bị mắc bệnh lý hô hấp, đặc biệt là trong mùa nắng nóng này", bác sĩ Duy Cường khuyến cáo.

Đổ bệnh do nắng nóng, nhiều phụ huynh đưa con đến khám bệnh tại Bệnh viện Nhi đồng 2, TP.HCM.
Bác sĩ mách cách vượt qua nếu chẳng may đổ bệnh do nắng nóng
Không chỉ người già "đổ bệnh" do nắng nóng, số trẻ em mắc bệnh phải nhập viện cũng gia tăng. Tại Bệnh viện Nhi đồng 2 TP.HCM, số lượng trẻ em phải đến khám bệnh, nhập viện hô hấp, đường tiêu hóa... có xu hướng tăng cao hơn so với bình thường. Để tránh nắng nóng, nhiều người đưa con đến bệnh viện từ tờ mờ sáng.
Liên tục cầm quạt mát cho con, chị Nguyễn Thanh Lan, trú ở phường Thảo Điền, TP Thủ Đức cho hay, chị đưa con gái 5 tuổi bị sốt và ho kéo dài đến viện khám. Trời quá nóng khiến cả hai mẹ con đều mệt. Trước đó, chị Lan đã cho con đi khám ở phòng khám gần nhà nhưng không đỡ nên nay buộc phải cho con đến Bệnh viện Nhi đồng 2 khám bệnh.
"Mấy ngày nay con tôi bị sốt rồi bị viêm họng nữa. Nếu mai uống số thuốc này mà còn sốt cao là bác sĩ kêu phải nhập viện đó, do ho có đàm nhiều quá", chị Lan nói.

Bệnh nhi đến khám bệnh tại Bệnh viện Nhi đồng 2, TP.HCM.
Theo thống kê, khoa Khám bệnh, Bệnh viện Nhi đồng 2 TP.HCM, trong 1 tháng nay, trung bình mỗi ngày có 4.000 đến 4.500 lượt khám bệnh, tăng khoảng 300-500 ca/ngày so với cùng kỳ năm 2022.
Trẻ đến khám phần lớn ở độ tuổi từ sơ sinh đến 6 tuổi, chủ yếu mắc các bệnh lý về hô hấp, tiêu hóa và các bệnh liên quan đến da. Tỷ lệ trẻ có triệu chứng nặng phải nhập viện dao động từ 8-10%.
Bác sĩ Ngô Thụy Minh Nhi, khoa Khám bệnh, Bệnh viện Nhi đồng 2, TP.HCM cho biết, thời tiết ở TP.HCM và Nam bộ kéo dài hơn tháng nay khiến trẻ dễ bị viêm hô hấp như viêm họng, amidan, viêm đường hô hấp trên, viêm phế quản, viêm phổi.
"Có một số biện pháp mà phụ huynh có thể phòng tránh hoặc giúp cho trẻ có thể vượt qua nếu chẳng may trẻ bị nhiễm bệnh do nắng nóng. Thứ nhất, phụ huynh cần tránh cho trẻ ra ngoài tiếp xúc khi nắng nóng gay gắt hoặc che chắn, khuyên trẻ đội nón mũ và mặc quần áo thoáng mát khi ra đường; tránh vận động ra mồ hồi quá mức dẫn tới mất nước... ", bác sĩ Minh Nhi khuyến cáo.
Ngoài ra, các bác sĩ cảnh báo, cần có những biện pháp phòng ngừa, bảo vệ sức khỏe đối với trẻ em dễ bị ảnh hưởng bởi thời tiết nắng nóng. Để phòng ngừa bệnh cho trẻ trong mùa nắng nóng, ba mẹ nên hướng dẫn trẻ hạn chế đưa tay lên mắt, mũi, miệng và rửa tay thường xuyên, đặc biệt là trước và sau khi ăn. Đồng thời hạn chế để trẻ tiếp xúc với người mắc bệnh và tiêm phòng vaccine cho trẻ đầy đủ.
Bên cạnh đó, phụ huynh cũng cần chú ý sử dụng nước và thực phẩm an toàn, bảo quản thức ăn cho trẻ để tránh các bệnh về đường tiêu hóa vì thời tiết nắng nóng, thực phẩm dễ hư hỏng hoặc trẻ dễ mắc các bệnh lý viêm da mùa hè như rôm sảy, viêm da tiếp xúc với nắng, nhọt, chốc lở...

Hít xà 20 lần mỗi sáng có tác dụng gì?
Sống khỏe - 50 phút trướcKhi thực hiện 20 lần hít xà mỗi sáng, cơ thể không chỉ được kích hoạt toàn bộ mà còn giúp tăng cường cơ bắp và nhiều lợi ích sức khỏe khác...

Người phụ nữ đau đớn mỗi khi chạm tay vào nước, nguyên nhân từ... hội chứng lạ
Bệnh thường gặp - 16 giờ trướcGĐXH - Người phụ nữ mắc hội chứng Raynaud cho biết ban đầu, các ngón tay chỉ bị tê nhẹ, sau đó chuyển sang tím tái, đau nhức dữ dội, thậm chí trắng nhợt.

Có nên dùng An cung ngưu hoàng hoàn để phòng và điều trị đột quỵ?
Bệnh thường gặp - 16 giờ trướcTrong những năm gần đây, An cung ngưu hoàng hoàn (ACNHH) được truyền tai rộng rãi tại Việt Nam như một 'thần dược' trong việc cấp cứu và phòng ngừa đột quỵ. Vậy có nên dùng ACNHH để phòng và trị đột quỵ?

Bộ Y tế tiếp nhận 500.000 liều vaccine sởi do FPT Long Châu tài trợ
Y tế - 19 giờ trước500.000 liều vaccine phòng bệnh sởi do hệ thống nhà thuốc và Trung tâm tiêu chủng FPT Long Châu đã được trao cho Bộ Y tế để phục vụ công tác tiêm chủng phòng chống dịch bệnh sởi.

Người phụ nữ 48 tuổi ở Thái Bình phát hiện bệnh ung thư vô cùng hiếm gặp từ dấu hiệu nhiều người Việt mắc phải
Sống khỏe - 21 giờ trướcGĐXH - Trước khi đến bệnh viện, bệnh nhân đã trải qua hơn một năm điều trị ở nhiều cơ sở y tế khác nhau do liên tục bị đau bụng, sốt và các triệu chứng bất thường liên quan đến hệ tiết niệu.

Người trưởng thành bị mỡ máu cao nên ăn gì?
Bệnh thường gặp - 21 giờ trướcMỡ máu cao làm gia tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch. Người cao tuổi, có bệnh nền cần dùng thuốc để giảm chỉ số mỡ máu về mức an toàn theo chỉ định của bác sĩ. Bên cạnh đó ăn uống đóng vai trò rất quan trọng.

Người đàn ông 35 tuổi ở Phú Thọ đang khỏe mạnh bất ngờ nhồi máu cơ tim cấp từ dấu hiệu nhiều người Việt bỏ qua
Bệnh thường gặp - 22 giờ trướcGĐXH - Người đàn ông bị nhồi máu cơ tim cấp vốn có sức khỏe bình thường, không có tiền sử bệnh tim mạch. Tuy nhiên, khoảng 2 ngày trước khi vào viện, người bệnh cảm thấy tức ngực, khó thở...

Thực phẩm mùa hè rẻ tiền, làm mát gan, người Việt nên dùng thường xuyên để giúp gan thải độc
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcGĐXH - Để giảm bớt “gánh nặng” cho gan, ngoài việc chú trọng đến những thức ăn tốt cho gan thì uống gì tốt cho gan cũng là vấn đề cần quan tâm.

Cẩn trọng với biến chứng chảy máu do bệnh trĩ
Y tế - 1 ngày trướcBệnh viện Thuận Mỹ ITO Đồng Nai, thành viên Tập đoàn y khoa Hoàn Mỹ vừa điều trị thành công cho trường hợp bệnh nhân chảy máu nhiều do bệnh trĩ.

Hóc xương cá vào đường thở, bé 16 tháng tuổi nhập viện khẩn cấp
Y tế - 1 ngày trướcHóc dị vật là tai nạn phổ biến và đặc biệt nguy hiểm đối với trẻ nhỏ, nhất là khi ăn uống không đúng cách hoặc thiếu sự giám sát.

Thực phẩm mùa hè rẻ tiền, làm mát gan, người Việt nên dùng thường xuyên để giúp gan thải độc
Bệnh thường gặpGĐXH - Để giảm bớt “gánh nặng” cho gan, ngoài việc chú trọng đến những thức ăn tốt cho gan thì uống gì tốt cho gan cũng là vấn đề cần quan tâm.