Hà Nội
23°C / 22-25°C

Tranh cãi việc in thiệp cưới có mã QR nhận tiền mừng: Văn minh hay đòi nợ?

Thứ hai, 16:21 26/02/2024 | Chuyện vợ chồng

Trên thiệp cưới chị Thảo nhận được có 3 mã QR. Trong đó có 1 mã chỉ dẫn địa chỉ, 1 mã dùng để mở tài liệu trực tuyến có ảnh cưới và 1 mã là tài khoản ngân hàng nhận tiền mừng.

Mừng hạnh phúc thời công nghệ số

Đầu tuần vừa rồi, chị Phạm Thu Thảo (34 tuổi, ở Thanh Xuân, Hà Nội) nhận được thiệp mời cưới của một đồng nghiệp cùng cơ quan. Chị Thảo thấy khá bất ngờ khi thiệp mời cưới ngày nay được thiết kế khá đẹp, hiện đại.

Thiệp in hình cô dâu, chú rể, hoa văn trang nhã kèm 3 mã QR (mã vạch). Trong 3 mã QR có 1 mã chỉ dẫn địa chỉ, 1 mã dùng để mở tài liệu trực tuyến có ảnh cưới và câu chuyện về tình yêu của cặp đôi và 1 mã là tài khoản ngân hàng nhận tiền mừng.

Lần đầu nhận được một tấm thiệp có in thêm mã QR tài khoản của cô dâu chú rể, chị Thảo đem chuyện này kể với bạn bè. Những người bạn không tỏ vẻ ngạc nhiên bởi họ cho biết, đó là xu hướng thịnh hành của nhiều đám cưới ngày nay.

Tranh cãi việc in thiệp cưới có mã QR nhận tiền mừng: Văn minh hay đòi nợ? - Ảnh 1.

Mẫu thiệp cưới có in QR tài khoản ngân hàng được nhiều cô dâu, chú rể sử dụng (Ảnh: Hồng Anh).

"Tôi cưới cách đây 4 năm nên chưa biết đến trào lưu này. Tuy nhiên, tôi nghĩ, nếu mấy năm trước có dịch vụ này rồi tôi cũng không sử dụng.

Bạn bè cho rằng đây là cách làm tiện lợi, nhưng tôi thấy hơi phản cảm bởi chẳng khác nào nhắc nhở khách phải đi tiền, hoặc đòi tiền những người mà họ đã mừng cưới", chị Thảo cho hay.

Trái ngược với chị Thảo, anh Trần Anh Minh (28 tuổi, ở quận Đống Đa, Hà Nội) lại thấy việc nhận một tấm thiệp cưới có in mã QR là hoàn toàn bình thường.

"Công ty tôi trả lương qua tài khoản nhiều năm nay. Nhà tôi gần như rất ít dùng tiền mặt. Tôi từng khổ sở đi tìm cây ATM rút tiền để bỏ phong bì nên thấy việc in mã QR tài khoản ngân hàng trên thiệp mời là văn minh và tiện lợi. Chúng ta hãy cởi mở với cái mới thay vì phán xét", anh Minh nói.

Tổ chức đám cưới cách đây ít tháng, cô dâu Ngọc Diễm (Hà Nội) kể rằng, khi được nhân viên tư vấn về việc in mã QR trên thiệp cưới, cô thấy đây là một sáng kiến rất hay cho những ai ở xa hoặc ai thích chuyển khoản.

Trước khi cưới, Diễm tham khảo bạn bè đã tổ chức hôn lễ và thấy rằng, nhiều người có xu hướng chuyển khoản tiền mừng. Trên bàn đón khách, các cặp đôi có đặt cả mã QR và thùng trái tim.

Tuy nhiên, lượng khách bỏ phong bì trong thùng trái tim chủ yếu là khách mời của bố mẹ hoặc những người trung tuổi.

Câu chuyện thiệp mừng cưới in mã QR cũng được nhiều hội nhóm mạng xã hội bàn luận sôi nổi.

Đa số những người trẻ ủng hộ xu hướng này và cho rằng đó là cách làm phù hợp với thời đại công nghệ số khi ai cũng có tài khoản ngân hàng và được trả lương qua tài khoản thay vì tiền mặt.

Người dùng mạng có tên Hoàng Trường Giang chia sẻ: "Tôi ủng hộ hình thức in mã QR lên thiệp cưới. Bây giờ đi chợ đến mua bìa đậu, mớ rau muống cũng chuyển khoản thì việc chuyển khoản mừng cưới cũng hết sức bình thường".

Theo người này, để tránh gây cảm giác phản cảm, cô dâu chú rể có thể in QR vào một góc nhỏ trong thiệp, để các nội dung khác vẫn đảm bảo nổi bật, không phóng to mã lên, người nhận thiệp chắc chắn sẽ cảm thấy đỡ áp lực hơn.

Tuy nhiên, ở luồng ý kiến ngược lại, nhiều người vẫn bảo lưu quan điểm mừng cưới là phải mừng phong bì. Việc in mã QR lên thiệp mời chẳng khác gì đề cao yếu tố vật chất, quà mừng khi tổ chức hôn lễ.

Anh Thân Vĩ, chủ xưởng in thiệp cưới ở Yên Dũng, Bắc Giang cho biết, thiệp cưới in mã QR nhận tiện mừng được khách hàng đặt từ đầu năm 2022.

Năm nay, ngoài bảng cổng cưới, bảng nhỏ cạnh hòm tiền có QR mừng cưới thiệp cưới mã QR được nhiều người đặt hơn hẳn.

"Năm ngoái mọi người còn e ngại nhưng mùa cưới năm 2023 nhiều cô dâu, chú rể cởi mở hơn. Người nọ giới thiệu người kia nên mọi người cũng thấy mình không phải ngoại lệ", anh Vĩ nói.

Xưởng anh Vĩ nhận in thiệp cưới toàn quốc và chuyển qua đường bưu điện tới hàng chục tỉnh thành. Anh nhận thấy không chỉ các cặp đôi ở Bắc Ninh, Bắc Giang mà các cặp đôi ở các tỉnh miền Nam, Hà Nội, Hưng Yên, Thanh Hóa... cũng chuộng dạng thiệp này.

Để đảm bảo tiêu chí tế nhị, anh Vĩ thường thiết kế mã QR nhỏ gọn, nằm ở một góc của thiệp mừng để không lấn át các thông tin khác.

Anh Quang Thịnh, chủ một cơ sở in thiệp cưới ở Nghĩa Lộ, Yên Bái cho hay, năm nay xuất hiện trào lưu in mã QR tài khoản ngân hàng lên thiệp cưới. Anh thường in theo yêu cầu của khách với giá 2.000 đồng/chiếc.

Cô dâu, chú rể cũng thường cân nhắc kỹ lưỡng khi in thông tin này vì lo ngại người nhận sẽ có tâm lý thấy mình như đang bị... "đòi nợ".

Tranh cãi việc in thiệp cưới có mã QR nhận tiền mừng: Văn minh hay đòi nợ? - Ảnh 4.

Một số cặp đôi in những tấm bảng nhỏ có mã QR để khách chuyển khoản thay vì ghi phong bì (Ảnh: Hồng Anh).

Văn minh nhưng cũng cần tùy hoàn cảnh

Theo ghi nhận, một vài năm trước, các cô dâu chú rể chỉ in mã QR đặt ở ngoài cổng hay bàn trang trí ngụ ý thay vì mừng phong bì, khách mời có thể quẹt mã gửi tiền mừng.

Các đám cưới sử dụng mã QR này cũng khá hiếm. Tuy nhiên, mùa cưới năm nay, xu thế sử dụng mã QR nhận quà mừng ngày càng trở nên phổ biến. Cô dâu, chú rể thậm chí còn in mã QR lên luôn thiệp mời cưới.

Chuyên gia văn hóa PGS. TS Lê Quý Đức, nguyên Phó Viện trưởng Viện Văn hóa và phát triển, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh khi bàn luận về phong tục mừng cưới đã chia sẻ rằng, mừng cưới không chỉ là nét văn hóa của người Việt mà còn là văn hóa của nhiều nước trên thế giới. Song có điều với người Việt, chuyện mừng cưới dường như ngày càng trở nên nặng nề hơn.

Nhiều người coi mừng cưới như một hành động trả nợ. Quà mừng cưới vốn có ý nghĩa tốt đẹp nhằm thể hiện sự chia sẻ niềm vui đang bị nhiều người biến thành câu chuyện "có đi có lại".

Liên quan đến vấn đề này, nhà nghiên cứu văn hóa - TS Nguyễn Ánh Hồng cho hay, xưa nay việc mừng cưới luôn được người Việt thực hiện một cách ý nhị và tinh tế, gửi gắm qua những chiếc phong bì và lời chúc phúc bên ngoài.

Tranh cãi việc in thiệp cưới có mã QR nhận tiền mừng: Văn minh hay đòi nợ? - Ảnh 6.

Nhiều cô dâu chú rể lựa chọn phương án in mã QR tài khoản ngân hàng dựng ở lối ra vào để khách tiện mừng cưới (Ảnh: NVCC).

Vậy nên, việc công khai số tài khoản cá nhân khi mời cưới dễ làm mất đi sự tinh tế trong giao tiếp, ứng xử. Khách mời đọc được những thông tin ấy sẽ cảm nhận việc mừng cưới như một sự bắt buộc, đám cưới tổ chức nặng về vấn đề vật chất.

Chuyên gia văn hóa TS Nguyễn Hùng Vĩ, nguyên giảng viên Đại học Khoa học Xã hội Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội cũng đồng tình cho rằng, việc in mã QR lên thiệp cưới chưa được tế nhị và không phù hợp với văn hóa người Việt.

Theo chuyên gia này, chuyển khoản hay quét mã đều là phương thức văn minh mới. Phương thức này có thể phù hợp với từng điều kiện và hoàn cảnh cụ thể như với những người ở xa, không có điều kiện dự ngày vui để chúc phúc trực tiếp cho cô dâu, chú rể.

Giữa đám cưới, con dâu bất ngờ quỳ xuống khóc lớn rồi nói với mẹ chồng một câu khiến bà "chết đứng"Giữa đám cưới, con dâu bất ngờ quỳ xuống khóc lớn rồi nói với mẹ chồng một câu khiến bà 'chết đứng'

GĐXH - Sự việc xảy đến đột ngột khiến bà choáng váng tưởng mình nghe nhầm nhưng cô dâu tiếp tục nhắc lại câu nói một lần nữa với vẻ mặt vô cùng nghiêm túc.

Lễ hội Nhật Bản nghìn năm bị xoá sổ

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Phát hoảng khi năm đầu về làm dâu, trích hẳn 50 triệu để tiêu Tết mà vẫn thiếu

Phát hoảng khi năm đầu về làm dâu, trích hẳn 50 triệu để tiêu Tết mà vẫn thiếu

Chuyện vợ chồng - 17 giờ trước

Tháng 10 năm ngoái, Hải My (sinh năm 1993, quê ở Lạng Sơn, hiện đang sinh sống tại Hà Nội) kết hôn. Tết 2025 cũng chính là cái Tết đầu tiên cô phải tự mình lo lắng chuyện chi tiêu của gia đình nhỏ.

Trúng số, cụ ông liền bỏ vợ chạy theo tình trẻ nóng bỏng để rồi gặp nạn khi gắng sức 'chuyện giường chiếu'

Trúng số, cụ ông liền bỏ vợ chạy theo tình trẻ nóng bỏng để rồi gặp nạn khi gắng sức 'chuyện giường chiếu'

Chuyện vợ chồng - 1 ngày trước

GĐXH - Chưa kịp tận hưởng vinh hoa, ông đã mất mạng vì không tự lượng sức mình.

Không tự lượng sức mình, cụ ông gặp cái kết đắng khi ân ái quá mức với người phụ nữ đã có chồng

Không tự lượng sức mình, cụ ông gặp cái kết đắng khi ân ái quá mức với người phụ nữ đã có chồng

Chuyện vợ chồng - 2 ngày trước

GĐXH - Dù đã 77 tuổi nhưng cụ ông vẫn ngoại tình với người phụ nữ đã có gia đình.

Lấy chồng 77 tuổi, cô gái tin rằng không bao giờ quá già để yêu

Lấy chồng 77 tuổi, cô gái tin rằng không bao giờ quá già để yêu

Chuyện vợ chồng - 2 ngày trước

GĐXH - Cuộc gặp gỡ người chồng đã ngoài 70 tuổi khiến cuộc sống của cô hoàn toàn thay đổi.

Người phụ nữ đánh bạn trai U90 vì nghi ngờ ngoại tình

Người phụ nữ đánh bạn trai U90 vì nghi ngờ ngoại tình

Chuyện vợ chồng - 3 ngày trước

GĐXH - Nghi ngờ bạn trai lớn tuổi đã lừa dối, người phụ nữ đã đánh đập người tình lâu năm của mình trong cơn ghen.

Vợ thích “ném tiền qua cửa sổ”, chồng bất lực vì nói mãi cũng chỉ như nước đổ lá khoai

Vợ thích “ném tiền qua cửa sổ”, chồng bất lực vì nói mãi cũng chỉ như nước đổ lá khoai

Chuyện vợ chồng - 3 ngày trước

Cơn đau đầu của những ông chồng này không phải là bị vợ thu hết tiền lương, mà là vợ nghiện mua sắm đến mức tiêu hết sạch tiền.

Gặp lại mối tình đầu ở buổi họp lớp, cụ ông U80 về đòi ly hôn vợ

Gặp lại mối tình đầu ở buổi họp lớp, cụ ông U80 về đòi ly hôn vợ

Chuyện vợ chồng - 4 ngày trước

GĐXH - Bỏ lại sau lưng mọi lời khuyên nhủ của người thân, ông vẫn kiên định với suy nghĩ của mình.

Cụ bà 96 tuổi bị chồng li dị vì tội ngoại tình

Cụ bà 96 tuổi bị chồng li dị vì tội ngoại tình

Chuyện vợ chồng - 4 ngày trước

GĐXH - Cụ ông phát hiện ra trong ngăn kéo tủ vợ mình những bức thư tình nồng thắm...

Chú rể hủy hôn vì nhà gái phục vụ đồ ăn chậm, ngay trong đêm cưới vợ mới

Chú rể hủy hôn vì nhà gái phục vụ đồ ăn chậm, ngay trong đêm cưới vợ mới

Chuyện vợ chồng - 5 ngày trước

Chú rể ở Uttar Pradesh quyết định hủy bỏ hôn lễ và cưới một cô gái khác, sau khi tức giận nhà gái chậm trễ phục vụ đồ ăn.

Top