Hà Nội
23°C / 22-25°C

Trẻ chết oan vì dùng đồng xu cạo lên vết chó dại cắn

Thứ hai, 09:59 24/10/2016 | Y tế

GiadinhNet - Từ đầu năm đến nay, tỉnh Nghệ An ghi nhận, có ít nhất 5 người tử vong do phát bệnh dại. Các trường hợp trên đều không tiêm phòng sau khi bị chó cắn hoặc sử dụng thuốc Nam để phòng bệnh. Đến khi xuất hiện các biểu hiện điển hình của bệnh dại thì đã quá muộn để cứu chữa.

Người dân đến tiêm phòng dại tại Trung tâm Y tế dự phòng Nghệ An. Ảnh: H.H
Người dân đến tiêm phòng dại tại Trung tâm Y tế dự phòng Nghệ An. Ảnh: H.H

Cầu cứu thầy lang, thay vì tiêm phòng dại

Gần đây nhất (ngày 27/ 9),cháu Nguyễn Văn Tuấn (SN 2009, trú tại xã Tây Thành, Yên Thành) được đưa đến Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An với các triệu chứng phát bệnh dại. Cách đó khoảng 1 tháng, cháu Tuấn bị chó cắn. Nghe người quen bảo "Tiêm phòng dại ảnh hưởng đến trí nhớ"(?!) nên gia đình đã đưa cháu đến thầy lang để phòng bệnh bằng cách dùng đồng xu cạo lên vết cắn và lấy thuốc Nam về uống. Đến khi cháu phát bệnh và đưa vào bệnh viện cấp cứu thì không cứu chữa được nữa, ngày hôm sau cháu qua đời.

Trước đó, tháng 8/2016, Khoa Truyền nhiễm tiếp nhận bệnh nhi Nguyễn Thị Phương Ly (trú tại xã Công Thành, Yên Thành, Nghệ An) nhập viện với những dấu hiệu như: Sốt, ăn ít, sợ nước, sợ gió… Khai thác bệnh sử của bệnh nhân thì được biết, bệnh nhân bị chó cắn. Sau khi cắn người, con chó cũng đã chết. Gia đình lấy thuốc Nam về cho cháu Ly uống. Chỉ khi cháu có biểu hiện phát bệnh dại mới đưa đến bệnh viện cứu chữa nhưng không kịp.

Một trường hợp khác nữa là chị Hoàng Thị Hảo (trú tại xã Hưng Trung, Hưng Nguyên, Nghệ An) cũng tử vong vì phát bệnh dại. Chị Hảo bị chó cắn khi đang mang thai. Sợ tiêm phòng ảnh hưởng đến đứa con trong bụng, chị nói chồng đi lấy thuốc của một thầy lang huyện bên cạnh về uống. Người chồng, anh Trương Văn Minh đau xót kể lại: “Thầy lang bảo chỉ uống 1 thang thuốc, giá 100 nghìn là không phải lo gì nữa, kể cả bệnh nhân đã phát bệnh dại, cứ đưa người bệnh đến nhà, sẽ chữa khỏi. Ba tháng sau đó, vợ tôi không có biểu hiện gì. Nhưng một hôm, sau khi vợ tôi đi đám tang một người trong xóm về thì phát bệnh. Đưa đến bệnh viện, các bác sĩ bảo phải phẫu thuật gấp để cứu con chứ mẹ không cứu được nữa. Thằng bé chào đời ở tuần thai thứ 33, nhưng yếu quá, cũng không ở được với bố…”.

Bác sĩ Nguyễn Văn Sơn, Trưởng khoa Truyền nhiễm, Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An cho biết: “Trong vòng 2 tháng 8 - 9 vừa qua, Khoa tiếp nhận 3 bệnh nhi phát bệnh dại. Cả 3 bệnh nhân đều không được tiêm phòng sau khi bị chó cắn. Có gia đình lại đưa nạn nhân đi chữa bệnh dại bằng thuốc Nam. Khi phát bệnh, mới đưa vào bệnh viện thì không thể cứu được nữa. Nhìn gia đình xin đưa bệnh nhân về nhà khi không còn hi vọng gì nữa, chúng tôi đau xót lắm. Có bệnh nhân còn tỉnh táo chào bác sĩ trước khi về. Thấy cái chết trước mắt đó nhưng chúng tôi không thể làm gì được nữa…”.

Tiêm vaccine kháng dại càng sớm càng tốt

Báo cáo của ngành chức năng, tỷ lệ tiêm phòng dại trên vật nuôi ở Nghệ An ước tính đạt khoảng 22%. Vật nuôi không được tiêm phòng đầy đủ, khi cắn người, thay vì nuôi nhốt để theo dõi chặt chẽ, nhiều trường hợp đánh chết hoặc làm thịt: “Đây là điều cực kỳ nguy hại. Khi bị chó mèo cắn, việc đầu tiên là sơ cứu, rửa thật sạch vết thương bằng xà phòng, cần phải theo dõi chặt chẽ vật nuôi trong vòng 10 ngày, không được đánh chết hay làm thịt. Nếu bị cắn vào vùng gần thần kinh trung ương như vùng mặt cổ, bộ phận sinh dục, vết cắn sâu hay cắn nhiều chỗ phải tiêm vaccine huyết thanh kháng dại (SAR) càng sớm càng tốt trong vòng 2 ngày kể từ khi bị cắn.

Nếu vật nuôi chết hoặc không xác định được vật cắn, cần phải tiêm đủ 5 mũi vaccine phòng dại. Sau 10 ngày kể từ khi bị chó, mèo cắn, nếu vật nuôi vẫn khỏe mạnh thì có thể dừng lại sau mũi 3 của liệu trình vaccine. Đối với bệnh dại, chỉ có thể phòng, không thể chữa khi đã phát bệnh”, BS Nguyễn Văn Sơn, Trưởng khoa Truyền nhiễm, Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An khuyến cáo.

Theo thống kê của Trung tâm Y tế dự phòng Nghệ An, mỗi năm trên địa bàn tỉnh xảy ra khoảng trên 7.000 trường hợp phải điều trị dự phòng bằng vaccine phòng dại. Nhưng tại nhiều địa phương, người dân vẫn quan niệm và tìm thầy lang để phòng, chữa bệnh khi bị chó cắn. Theo BS Hoàng Ngọc Đàn, Phó Trưởng khoa Kiểm soát bệnh truyền nhiễm (Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh Nghệ An) thì quan niệm này của người dân là sai lầm và có thể gây hậu quả nghiêm trọng. Theo BS Hoàng Ngọc Đàn, hiện tại, với những loại vaccine nhập khẩu từ Pháp, Ấn Độ (vaccine vô bào) không ảnh hưởng đến sức khỏe người sử dụng, nhưng giá thành khá cao. Nếu tiêm đủ 5 mũi, giá thành vào khoảng trên - dưới 1 triệu đồng.

“Quan niệm tiêm vaccine phòng dại gây mất trí nhớ hay ảnh hưởng đến thai nhi là hoàn toàn không đúng. Đối với vaccine phòng dại hiện nay, một số trường hợp ghi nhận, có biểu hiện dị ứng nhẹ như nổi mề đay nên song song với tiêm vaccine thì chúng tôi tiêm kháng vitamin phòng dị ứng cho người tiêm phòng”, BS Hoàng Ngọc Đàn cho biết.

Những câu hỏi thường gặp về bệnh dại

- Có cần đi tiêm không nếu bị chó mèo đã tiêm phòng dại cắn?

Chưa ai dám khẳng định súc vật đã tiêm phòng thì không bị bệnh dại. Vì vậy, bệnh nhân vẫn phải xử trí tại chỗ vết thương ngay và đến các điểm tiêm dại để được bác sĩ khám và chỉ định cụ thể.

- Cách xử trí tại chỗ như thế nào?

Rửa ngay thật kỹ vết thương bằng xà phòng đặc, nước muối đặc, dội nước sạch nhiều lần, bôi chất sát khuẩn như cồn và iốt đậm đặc nhằm sát khuẩn, giảm thiểu lượng virus dại ở vết thương. Không làm dập nát vết thương và chỉ khâu trong 3-5 ngày.

- Chó, mèo con mới đẻ có thể mắc bệnh dại không?

Nếu chó và mèo mẹ không được tiêm phòng dại thì con chúng có nguy cơ nhiễm virus này sau đẻ vài tuần.

- Có thể làm thịt chó, mèo dại để ăn không?

Khi con vật đã bị dại thì trong tuyến nước bọt và các dây thần kinh đều có virus dại, các bộ phận khác cũng có thể chứa virus nên rất nguy hiểm. Tuyệt đối không dùng làm thức ăn cho người và gia súc.

- Thuốc Nam có chữa được bệnh dại?

Không. Biện pháp duy nhất để cứu người bị súc vật dại cắn là tiêm vaccinne và huyết thanh dại càng sớm càng tốt. Khi đã lên cơn dại thì 100% bệnh nhân tử vong.

BS Giang Minh

Hồ Hà

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Phẫu thuật thành công cho bệnh nhân chấn thương cột sống do tai nạn lao động

Phẫu thuật thành công cho bệnh nhân chấn thương cột sống do tai nạn lao động

Sống khỏe - 1 giờ trước

Bệnh viện Đa khoa tỉnh Ninh Thuận vừa thực hiện thành công ca phẫu thuật cố định cột sống bằng vít qua cuống cho bệnh nhân nam, bị chấn thương do cây dừa đè lên vùng lưng trong một vụ tai nạn lao động.

Đau cổ tay kéo dài, cô gái 23 tuổi bất ngờ phát hiện mắc ung thư

Đau cổ tay kéo dài, cô gái 23 tuổi bất ngờ phát hiện mắc ung thư

Y tế - 3 giờ trước

GĐXH - Bệnh nhân đến viện trong tình trạng khối u lan khắp mặt trước cổ tay, kéo dài ra hai bên, tiến sát khuỷu tay, với kích thước khoảng 12 - 13 cm chiều dài, gần 8 cm chiều ngang và độ dày 5 - 7 cm.

Từ 1/7, không khám chữa bệnh ở bệnh viện vẫn có thể được BHYT chi trả

Từ 1/7, không khám chữa bệnh ở bệnh viện vẫn có thể được BHYT chi trả

Y tế - 6 giờ trước

Từ ngày 1/7, Luật sửa đổi, bổ sung Luật Bảo hiểm y tế 2024 có hiệu lực thì phạm vi được hưởng quyền lợi khám chữa bệnh của người tham gia BHYT mở rộng hơn.

Bộ Y tế đề nghị các tỉnh, thành mở đợt cao điểm ngăn chặn, phòng chống thuốc, mỹ phẩm, sữa, thực phẩm bảo vệ sức khoẻ giả

Bộ Y tế đề nghị các tỉnh, thành mở đợt cao điểm ngăn chặn, phòng chống thuốc, mỹ phẩm, sữa, thực phẩm bảo vệ sức khoẻ giả

Y tế - 1 ngày trước

Bộ Y tế đề nghị UBND các tỉnh, thành chỉ đạo các cơ quan chức năng đẩy mạnh kiểm tra, kiểm soát, xử lý nghiêm việc buôn bán, kinh doanh thuốc giả...

Không chỉ người béo, người gầy cũng dễ mắc gan nhiễm mỡ và ung thư gan

Không chỉ người béo, người gầy cũng dễ mắc gan nhiễm mỡ và ung thư gan

Y tế - 2 ngày trước

Gan nhiễm mỡ tưởng lành tính nhưng có thể tiến triển âm thầm thành ung thư gan, thậm chí ngay từ giai đoạn đầu.

Phát hiện ung thư từ dấu hiệu chóng mặt

Phát hiện ung thư từ dấu hiệu chóng mặt

Y tế - 2 ngày trước

Ung thư dạ dày ở giai đoạn sớm thường không có triệu chứng rõ ràng nên người bệnh hay nhầm lẫn với các bệnh lý lành tính khác. Khi họ đi khám, bệnh đã tiến triển.

Đơn vị y tế đầu tiên Việt Nam nhận chứng chỉ chẩn đoán hình ảnh tiêu chuẩn quốc tế ISO 15189:2022

Đơn vị y tế đầu tiên Việt Nam nhận chứng chỉ chẩn đoán hình ảnh tiêu chuẩn quốc tế ISO 15189:2022

Y tế - 2 ngày trước

GĐXH - Ngày 16/5/2025, Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC tổ chức Lễ đón nhận chứng chỉ chất lượng ISO 15189:2022, đánh dấu bước ngoặt khi trở thành đơn vị y tế đầu tiên tại Việt Nam đạt chuẩn quốc tế lĩnh vực Chẩn đoán hình ảnh.

Quyết định của bác sĩ cứu chàng trai 'vô danh, ví rỗng'

Quyết định của bác sĩ cứu chàng trai 'vô danh, ví rỗng'

Y tế - 2 ngày trước

Nam thanh niên được người đi đường đưa vào cấp cứu trong tình trạng nguy kịch, dập não. Các bác sĩ đã nhanh chóng can thiệp cho bệnh nhân không có giấy tờ tùy thân, không có tiền còn điện thoại dập nát.

Hai sinh viên vào cấp cứu với hàng chục vết dao đâm

Hai sinh viên vào cấp cứu với hàng chục vết dao đâm

Y tế - 2 ngày trước

Hai sinh viên ở TPHCM được đưa vào cấp cứu trong tình trạng nguy kịch với hàng chục vết thương khắp cơ thể. Ê-kíp cấp cứu đã bật báo động đỏ nội viện mổ ngay trong đêm.

Bước tiến quan trọng trong ứng dụng công nghệ 3D vào nghiên cứu, thực hành y khoa

Bước tiến quan trọng trong ứng dụng công nghệ 3D vào nghiên cứu, thực hành y khoa

Y tế - 2 ngày trước

GĐXH - Hội Công nghệ 3D Y học Việt Nam được thành lập với sứ mệnh kết nối giới y khoa, kỹ sư, nhà nghiên cứu và doanh nghiệp công nghệ.

Bệnh viện giữa lòng Hà Nội với gần 40% diện tích phủ xanh

Bệnh viện giữa lòng Hà Nội với gần 40% diện tích phủ xanh

Y tế

GĐXH - Giữa đô thị ngày càng chật chội và ngột ngạt, có một bệnh viện dành tới gần 40% tổng diện tích xây dựng cho khuôn viên xanh, kết hợp giữa chất lượng khám chữa bệnh và các giải pháp vận hành thân thiện môi trường. Đó là Bệnh viện Việt Pháp Hà Nội, cơ sở vừa được trao chứng nhận "Bệnh viện Xanh Sạch và Dịch vụ y tế chất lượng cao" năm 2025.

Top