Trẻ sơ sinh cũng mắc suy thận
GiadinhNet - Không ít người cho rằng, suy thận chỉ xảy ra ở người lớn. Nhưng ngày nay trẻ em mắc suy thận mạn ngày càng nhiều. Bệnh dễ dẫn đến suy thận giai đoạn cuối, chỉ có phương pháp điều trị là ghép thận và lọc máu mới giúp trẻ duy trì sự sống.
Ảnh hưởng quá trình dậy thì
BS Nguyễn Thu Hương – Trưởng khoa Thận lọc máu (BV Nhi Trung ương) cho biết, ngày càng nhiều trẻ bị suy thận vào khoa điều trị. Tuổi mắc suy thận mạn thường gặp nhất là từ 8-10 tuổi. Suy thận cấp, thận hư có thể gặp ở mọi lứa tuổi, kể cả sơ sinh. Những bệnh lý do viêm thận lupus lại thường gặp ở tuổi từ 10 – 15 tuổi và nữ gặp nhiều hơn. Tại BV Nhi Trung ương mỗi tháng khoa tiếp nhận từ 2 – 4 trẻ bị suy thận mạn giai đoạn 4 hoặc 5 là giai đoạn cuối cần ghép thận hoặc lọc máu.
BS Nguyễn Thu Hương cho hay, suy thận mạn là bệnh tiến triển từ từ, kéo dài âm ỉ. Thường cha mẹ chỉ đưa con đến khám khi trẻ có biểu hiện chậm lớn, còi so với lứa tuổi, thiếu máu… Trẻ lúc này thiểu vô niệu có thể bị phù, nặng hơn là cao huyết áp, hôn mê, co giật… vì nồng độ ure creatinin trong máu tăng cao. Để xảy ra tình trạng này chủ yếu do gia đình không ý thức được việc bỏ thuốc của con, trẻ bị viêm cầu thận không được theo dõi. Những trường hợp mắc bệnh lý thận bẩm sinh nhiều khi do gia đình không phát hiện sớm, không sàng lọc trước sinh hoặc kiểm tra sức khỏe định kỳ… Bên cạnh đó, có nhiều trường hợp dù đã phát hiện con suy thận khi mang thai nhưng khi sinh con ra lại chủ quan không theo dõi tiếp vì thấy con bình thường, cân tăng tốt, hồng hào, bú tốt…
Các chuyên gia thận học cho hay, bất kỳ bệnh gì gây ra những rối loạn trong giai đoạn hai năm đầu đời đều tác động lớn đến sự phát triển của trẻ suốt cả cuộc đời. Trên 2 tuổi, sự phát triển của trẻ suy thận mạn tương đương với các trẻ bình thường nhưng khi đến tuổi thiếu niên, bệnh sẽ ảnh hưởng tới quá trình tuổi dậy thì, nhất là trong giai đoạn suy thận mạn đang tiến triển. Hậu quả là 50% bệnh nhi đến tuổi 15 có tầm cao dưới mức bình thường (sự chậm lớn này xảy ra ở nam nhiều hơn nữ). Nhưng nếu các cháu được chăm sóc tốt thì sau đó, tỷ lệ trên chỉ còn 25%.
Đưa trẻ đi khám khi chậm tăng cân
Theo BS Nguyễn Thu Hương, việc điều trị bệnh thận phụ thuộc vào việc phát hiện bệnh sớm hay muộn. Nhiều trường hợp suy thận cấp có thể khỏi nếu điều trị kịp thời. Giai đoạn đầu các bác sỹ sẽ điều trị can thiệp nội khoa để làm chậm giai đoạn tiến triển của bệnh bằng việc dùng thuốc kích thích tăng hồng cầu. Bệnh nhân có biểu hiện đa niệu, rối loạn điện giải sẽ được dùng các biện pháp điều trị rối loạn điện giải, thăng bằng toan kiềm đảm bảo cho bệnh nhân đủ lượng nước giúp ngăn chặn tiến triển bệnh lâu đến giai đoạn cuối. Suy thận mạn giai đoạn cuối chỉ có thể điều trị bảo tồn bằng lọc thận (chạy thận nhân tạo hoặc thẩm phân phúc mạc). Phương pháp điều trị triệt để là ghép thận.
Với trẻ em, phương pháp thẩm phân phúc mạc ưu tiên vì việc thâm nhập mạch máu phức tạp, rất khó khăn. Bệnh nhân được đặt một catheter vào màng bụng để thẩm phân. Các bác sỹ sẽ hướng dẫn người nhà cho một lượng dịch thẩm phân vào trong ổ bụng của trẻ trong một thời gian. Sau đó để cho quá trình trao đổi chất độc trong cơ thể xảy ra rồi cho lượng dịch ở trong ổ bụng ra ngoài. Quá trình này sẽ giúp lọc các chất độc, lượng nước dư thừa. Phương pháp này thuận lợi hơn so với lọc thận nhân tạo vì bệnh nhân có thể thực hiện tại nhà hoặc bất cứ nơi nào sạch sẽ, không làm xáo trộn quá nhiều sinh hoạt hàng ngày của bệnh nhân. Hàng ngày bệnh nhân phải thay dịch lọc 3 - 4 lần. Mỗi tháng bệnh nhân chỉ phải đến bệnh viện một lần để lấy dịch lọc và thuốc cho cả tháng. Kỹ thuật này cũng tránh được tình trạng rối loạn huyết động học, tình trạng thiếu máu…
Các chuyên gia khuyến cáo, khi trẻ bị suy thận, cần chế độ ăn giảm đạm, giảm muối, hạn chế nước nếu tiểu ít. Bệnh nhi cần được tư vấn của bác sỹ về việc hạn chế sữa. Việc cung cấp nước và điện giải cũng cần được lưu ý đặc biệt bởi bệnh suy thận mạn thường gây hiện tượng “toan chuyển hóa” cản trở sự trưởng thành. Lượng nước đưa vào phải tương đương lượng nước tiểu thải ra trong ngày. Cha mẹ nên cho trẻ ăn thêm nhiều hoa quả tươi.
“Việc chẩn đoán trước sinh có vai trò quan trọng để phát hiện những dị tật bẩm sinh. Sau sinh cũng cần tiếp tục theo dõi, kiểm tra sức khỏe định kỳ tại các cơ sở y tế chuyên khoa. Khi trẻ bị suy thận, phụ huynh cần tuân thủ chặt chẽ hướng dẫn của bác sỹ về chế độ dinh dưỡng và dùng thuốc. Cần tuân thủ nghiêm ngặt quy trình điều trị, tránh bỏ thuốc”.
BS Nguyễn Thu Hương
Hà My – Hà Dương

Cô gái 18 tuổi có thận 'hóa đá' và những sai lầm tàn phá thận một cách nhanh chóng của nhiều người
Sống khỏe - 11 giờ trướcGĐXH – Theo các bác sĩ, hiện nay, bệnh thận đang có xu hướng trẻ hóa. Đáng nói, thói quen ăn uống, sinh hoạt không điều độ là một trong những yếu tố nguy cơ thúc đẩy căn bệnh này.

Nam thanh niên 30 tuổi ở Phú Thọ có sán dây dài hơn 3 mét do thường xuyên ăn món quen thuộc này
Y tế - 14 giờ trướcGĐXH - Tại bệnh viện, bệnh nhân được chỉ định thụt tháo để chuẩn bị nội soi đại tràng. Sau thụt, các bác sĩ ghi nhận một con sán dây dài hơn 3 mét được thải ra theo phân, còn sống.

Cách phân biệt carbohydrate 'tốt' và carbohydrate 'xấu'
Sống khỏe - 18 giờ trướcKhông phải tất cả carbohydrate đều như nhau, việc phân biệt carbohydrate 'tốt' với carbohydrate 'xấu' là cần thiết cho sức khỏe và kiểm soát lượng đường trong máu.

Cách ăn trứng buổi sáng không làm tăng cholesterol, an toàn và tốt nhất cho sức khỏe
Sống khỏe - 19 giờ trướcGĐXH - Nếu sáng nào cũng chỉ ăn trứng mà không kết hợp thêm các loại thực phẩm khác, cơ thể sẽ dần thiếu hụt những dưỡng chất thiết yếu...

Cách đơn giản để ăn được nhiều chất xơ hơn
Sống khỏe - 21 giờ trướcChất xơ là một thành phần thiết yếu của chế độ ăn uống lành mạnh nhưng trên thực tế có rất nhiều người lại không cung cấp đủ lượng khuyến nghị mỗi ngày. Vậy phải làm sao để khắc phục tình trạng này?

2 người bị 'bùng phát' viêm gan B mạn tính thừa nhận một sai lầm nhiều người Việt mắc phải
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcGĐXH - Một người bệnh có tiền sử mắc viêm gan B, thế nhưng anh lại tự dừng thuốc, không đi khám bệnh trong 1 năm nay; một người có thói quen đi khám sức khỏe định kỳ nhưng lại “quên” kiểm tra xét nghiệm về gan.

Nam sinh 21 tuổi suy tim, suy thận vì loại đồ uống khoái khẩu giới trẻ Việt yêu thích
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcGĐXH - Điều tra bệnh sử, các bác sĩ cho biết nam sinh bị suy thận này không có tiền sử bệnh lý nào khác ngoài việc uống quá nhiều đồ uống tăng lực.

Bất ngờ nguyên nhân khiến nam thanh niên 18 tuổi đang khỏe mạnh bỗng sốc mất máu nguy kịch
Sống khỏe - 1 ngày trướcGĐXH - Bệnh nhân nhập viện trong tình trạng nguy kịch, da niêm mạc nhợt, huyết áp tụt, bụng chướng, đau dữ dội, nhiều dịch máu trong ổ bụng.

Người đàn ông ở Hải Dương nguy kịch do dùng thuốc điều trị viêm gan B theo cách này
Y tế - 1 ngày trướcGĐXH - Tại bệnh viện, bệnh nhân được chẩn đoán xơ gan giai đoạn F4 – giai đoạn nặng. Cùng lúc, ông được chẩn đoán thêm đái tháo đường type 2, làm tăng nguy cơ tổn thương gan.

Người phụ nữ 64 tuổi bất ngờ phát hiện ung thư đại tràng di căn phổi từ dấu hiệu nhiều người Việt bỏ qua
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcGĐXH - Người phụ nữ bị ung thư đại tràng di căn phổi có dấu hiệu bị táo bón liên tục trong khoảng 3 tháng, trước khi phát hiện bệnh.

Chấn động: Bé gái 3 tháng tuổi bị người thân xâm hại tình dục
Y tếGĐXH - Tại bệnh viện, các bác sĩ phát hiện bé bị rách màng trinh và tổn thương âm đạo khoảng 1,5 cm.