Hà Nội
23°C / 22-25°C

Trẻ sốt cao co giật, có cần nhét vật cứng để phòng cắn lưỡi?

Chủ nhật, 08:00 15/01/2017 | Sống khỏe

GiadinhNet - Khi trẻ sốt cao dẫn tới co giật, nhiều người nhanh chóng cạy miệng trẻ, cố nhét ngón tay hoặc thìa cứng chèn hai bên răng để trẻ đỡ cắn lưỡi. Liệu điều này có đúng?

Khi trẻ bị sốt, ho, cha mẹ không nên tự ý cho con dùng kháng sinh mà nên đưa đi khám để điều trị đúng. ảnh: P.V
Khi trẻ bị sốt, ho, cha mẹ không nên tự ý cho con dùng kháng sinh mà nên đưa đi khám để điều trị đúng. ảnh: P.V

Khuyến cáo mới khi chăm trẻ sốt

Chia sẻ với PV Báo GĐ&XH, ngày 13/1, PGS.TS Nhi khoa Nguyễn Tiến Dũng (Bệnh viện Bạch Mai) cho biết, trong điều kiện thời tiết giao mùa Đông - Xuân, bệnh thường gặp nhất ở cả người lớn và trẻ em là viêm đường hô hấp, đặc biệt là trẻ em. Virus gây viêm đường hô hấp phát triển mạnh trong mùa lạnh, dễ xâm nhập vào cơ thể trẻ vì hệ thống đề kháng của trẻ chưa hoàn chỉnh. Virus có thể khiến trẻ bị viêm đường hô hấp, viêm phế quản, viêm phổi. Cha mẹ thường chủ quan khi trẻ mới có các dấu hiệu như: Chảy mũi trong, sốt nhẹ, ho nên thường tự điều trị. Tuy nhiên, diễn tiến viêm phổi rất nhanh, có thể chỉ biểu hiện bệnh nhẹ, nhưng khi con bị khó thở, thở rít đưa đến viện thì đã bị viêm phế quản hoặc viêm phổi nặng. Do đó, khi con bị sốt, ho, cha mẹ không nên tự ý cho con dùng kháng sinh mà nên đưa đi khám để điều trị đúng.

Cũng theo PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng, sốt là một phản ứng của cơ thể, nếu sốt không ảnh hưởng đến sinh hoạt, không làm em bé quá mệt, bứt rứt, khó chịu, khóc lóc, chán ăn thì không chữa sốt cách đó mà để tự nhiên sẽ khỏi. “Với những em bé sốt nhẹ không ảnh hưởng sinh hoạt chung thì phần lớn những bệnh nhiễm trùng lại nhanh khỏi”, PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng cho biết.

Đề cập đến một sai lầm không chỉ phụ huynh mà nhân viên y tế đôi khi cũng mắc phải là cho dùng xen kẽ các loại thuốc hạ sốt, theo PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng, phổ biến nhất là paracetamol và ibuprofen. PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng khẳng định, đây là sai lầm. “Tuyệt đối không được dùng xen kẽ để hạ sốt nhanh cho trẻ vì nó có khả năng gây ngộ độc cao do dễ nhầm lẫn liều lượng (liều lượng của paracetamol cao gấp rưỡi ibuprofen), thời điểm dùng (với paracetamol, cách 4 - 6 tiếng trẻ uống một lần, còn với ibuprofen là 6 - 8 tiếng)”, PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng nói.

Với biện pháp hạ sốt bằng cách nhét thuốc qua hậu môn trẻ, theo PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng, cần lưu ý paracetamol hấp thu qua niêm mạc trực tràng tốt, nhưng không hấp thu thường xuyên, lúc được lúc không, có khi lần này hạ sốt tốt nhưng lần sau lại không. Hơn nữa, nhét vào hậu môn trẻ, nếu trong trực tràng có phân thì không có tác dụng gì. Đặc biệt, liều lượng nhét thuốc hạ sốt qua đường hậu môn là liều cố định, không bao giờ được bẻ thuốc hay nhét 2 viên một lúc, niêm mạc của trẻ chỉ đủ lượng tiếp xúc một viên mới thấm được. PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng cũng lưu ý, chỉ khi nào nhiệt độ của trẻ trên 38,50C mới được coi là cao và cách đo nhiệt độ duy nhất là ở nách, không đo ở miệng, trán hay hậu môn, cũng không có chỉ số cộng trừ 0,50C như ngày trước.

Khi trẻ sốt cao dẫn tới co giật, theo PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng, trước kia nói rằng phải nhanh chóng cho cái gì đó vào chèn hai bên răng để trẻ đỡ cắn lưỡi. “Tuy nhiên, hiện nay khuyến cáo mới là không cố cho ngón tay hay bất kỳ vật gì khi trẻ đang giật, bởi trẻ có thể cắn nát ngón tay, hơn nữa cũng không có ý nghĩa gì trong cấp cứu. Khi trẻ đang co giật thì không nên làm gì, để yên một lúc đợi cằm trẻ mềm ra, lúc đó cho khăn mềm nhỏ vào miệng trẻ để đề phòng cơn co giật tiếp theo”, PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng khuyến cáo. Ngay lúc trẻ co giật, cha mẹ cần bế nghiêng người trẻ để các đờm dãi chảy ra ngoài, tránh trường hợp trẻ bị sặc. Cùng đó, không được day, vuốt trẻ, luôn giữ đầu trẻ thẳng, không được gập để trẻ thở tốt.

Nhiều dịch bệnh truyền nhiễm mùa Đông - Xuân

Theo PGS.TS Trần Đắc Phu, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế), vào thời điểm cuối năm và dịp Tết Nguyên đán, nhu cầu đi lại, giao lưu của người dân rất lớn, tiêu dùng thực phẩm tăng, cộng thêm yếu tố thời tiết chuyển mùa ẩm ướt là điều kiện lý tưởng cho vi khuẩn gây bệnh phát triển, lây lan. Cũng vì thế, các dịch bệnh do tiếp xúc, ăn uống hay bệnh do thời tiết chắc chắn sẽ diễn biến phức tạp. Các bệnh, dịch bệnh dễ bùng phát nhất trong thời điểm này là cúm, cúm gia cầm, sởi, rubella, thủy đậu, quai bị... Những đối tượng có sức đề kháng yếu như trẻ nhỏ, người cao tuổi rất dễ nhiễm bệnh.

Bên cạnh đó, những bệnh, dịch bệnh nguy hiểm đang lưu hành trong nước như sốt xuất huyết, Zika cũng vẫn đang diễn biến “nóng”. Ở Việt Nam, đến nay đã ghi nhận hơn 200 ca nhiễm virus Zika tại 11 tỉnh, thành phố. Qua lấy mẫu xét nghiệm của 205 bà mẹ mang thai, cũng đã phát hiện có 28 ca dương tính với virus này. Tại TPHCM, với gần 190 ca, chỉ còn một huyện duy nhất chưa ghi nhận ca nào mắc virus Zika. Còn dịch sốt xuất huyết trong năm 2016 có số mắc tăng, cả nước ghi nhận hơn 110.800 ca (tăng 1,9% so với năm 2015), với 36 ca tử vong.

BS Nguyễn Trung Cấp - Phụ trách Khoa Cấp cứu (Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương) cho biết, thời tiết như hiện nay khiến virus cúm bùng phát mạnh, trong khi hệ miễn dịch của mỗi người đều yếu đi. Do đó, người dân rất dễ mắc cúm. Có rất nhiều chủng cúm khác nhau như: Cúm B, cúm A/H3N2, cúm A/H1N1 và nhiều các bệnh cúm gia cầm khác như: Cúm A/H5N1, cúm A/H7N9… Cảm cúm thường gây khó chịu cho người bệnh với các triệu chứng như sốt, ho, hắt hơi, sổ mũi, nghẹt mũi, chóng mặt, đau đầu, đau người.

Hầu hết mọi người đều nghĩ cúm không nguy hiểm nên tự điều trị. Tuy nhiên, cũng có nhiều bệnh nhân bị biến chứng nặng như viêm cơ tim, viêm phổi, gây suy hô hấp nặng có thể dẫn đến tử vong. Do đó, nếu bệnh nhân tự điều trị cảm cúm bằng các thuốc không cần kê đơn thông thường mà không giảm sốt, khó thở thì cần đi viện để được khám và điều trị kịp thời.

Để phòng chống các bệnh, dịch bệnh dễ xảy ra và có nguy cơ bùng phát cao trong thời điểm này như dịch cúm mùa, cúm gia cầm, các bệnh lây truyền qua an toàn thực phẩm, Cục Y tế dự phòng khuyến cáo: Mỗi người dân cần giữ gìn đảm bảo vệ sinh cá nhân, vệ sinh an toàn thực phẩm; đặc biệt không ăn gia cầm, các sản phẩm gia cầm ốm, chết và không rõ nguồn gốc, không giết mổ, vận chuyển, mua bán gia cầm và sản phẩm gia cầm không rõ nguồn gốc; chủ động tiêm vaccine phòng bệnh…

Quỳnh An

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Chớ phạm phải những sai lầm này khi dùng điều hòa kẻo sốc nhiệt, hại sức khỏe

Chớ phạm phải những sai lầm này khi dùng điều hòa kẻo sốc nhiệt, hại sức khỏe

Sống khỏe - 1 giờ trước

Khi nhiệt độ ngoài trời tăng cao, nắng nóng oi bức kéo dài thì ngồi trong nhà với chiếc điều hòa mát lạnh là điều vô cùng dễ chịu, ai cũng yêu thích. Tuy nhiên, việc sử dụng điều hòa sai cách trong thời gian dài sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và 'túi tiền' người dùng.

Cách ngăn ngừa và giảm táo bón khi đi du lịch

Cách ngăn ngừa và giảm táo bón khi đi du lịch

Sống khỏe - 4 giờ trước

Táo bón gây bất tiện, khó chịu và làm giảm niềm vui khi đi du lịch. Tuy nhiên, có một số cách có thể ngăn ngừa và giảm táo bón…

Bệnh lý nào dẫn đến hôi miệng?

Bệnh lý nào dẫn đến hôi miệng?

Bệnh thường gặp - 4 giờ trước

Nhiều người nghĩ hôi miệng là do vệ sinh răng miệng không sạch hoặc ăn các loại gia vị nặng mùi như hành, tỏi… mà không biết hôi miệng còn có thể do liên quan đến một số bệnh lý.

Loại hạt 'siêu thực phẩm' giúp ngừa bệnh xương khớp và tim mạch, được bán rẻ ở nhiều chợ Việt Nam

Loại hạt 'siêu thực phẩm' giúp ngừa bệnh xương khớp và tim mạch, được bán rẻ ở nhiều chợ Việt Nam

Sống khỏe - 6 giờ trước

GĐXH - Nhiều nghiên cứu chứng minh, isoflavone trong đậu nành còn giúp ngăn ngừa sự mất xương và tăng mật độ khoáng của xương, giúp xương chắc khỏe hơn.

Tế bào ung thư cực 'ghét' 6 nhóm người sau, bạn yên tâm nếu có mặt trong danh sách này

Tế bào ung thư cực 'ghét' 6 nhóm người sau, bạn yên tâm nếu có mặt trong danh sách này

Sống khỏe - 7 giờ trước

GĐXH - Ai cũng ghét bệnh ung thư xong ngay cả ung thư cũng có những kiểu người mà nó rất ghét. Nếu bạn nằm trong số 6 kiểu người dưới đây thì có thể phần nào yên tâm căn bệnh quái ác này sẽ không tấn công.

4 loại trứng càng ăn càng có hại cho cơ thể

4 loại trứng càng ăn càng có hại cho cơ thể

Sống khỏe - 7 giờ trước

GĐXH - Trứng nứt, trứng sống, trứng lòng đào, trứng chế biến quá kỹ... đều không tốt cho cơ thể, dễ gây tăng cân, nhiễm khuẩn.

5 cách ''làm mát cơ thể tự nhiên' trong những ngày nắng nóng mà không cần điều hòa, giúp bạn khỏe khoắn và ngủ ngon tới sáng

5 cách ''làm mát cơ thể tự nhiên' trong những ngày nắng nóng mà không cần điều hòa, giúp bạn khỏe khoắn và ngủ ngon tới sáng

Sống khỏe - 20 giờ trước

Các chuyên gia tiết lộ 5 cách làm mát cơ thể tự nhiên, để ngủ ngon suốt đêm mà không cần mở điều hòa.

Bật mí công dụng chữa ‘bách bệnh’ từ loại lá rụng đầy vườn, sử dụng theo cách này rất tốt cho người bệnh tiểu đường

Bật mí công dụng chữa ‘bách bệnh’ từ loại lá rụng đầy vườn, sử dụng theo cách này rất tốt cho người bệnh tiểu đường

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

GĐXH - Ổi được biết đến là một loại quả chứa nhiều vitamin C rất tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, tác dụng của lá ổi đối với sức khỏe không phải ai cũng nắm rõ. Bài viết dưới đây cung cấp các thông tin hữu ích liên quan đến loại lá này.

Thiếu vitamin và khoáng chất có thể gây ung thư

Thiếu vitamin và khoáng chất có thể gây ung thư

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

Dinh dưỡng có vai trò quan trọng trong phòng ngừa và điều trị ung thư. Sự thiếu hụt một số vitamin, khoáng chất có liên quan đến việc tăng nguy cơ ung thư...

Mùa hè, uống trà xanh theo cách này còn tốt hơn thuốc bổ, đây có thể là 'bí quyết sống thọ' của người Nhật

Mùa hè, uống trà xanh theo cách này còn tốt hơn thuốc bổ, đây có thể là 'bí quyết sống thọ' của người Nhật

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

GĐXH - Trà xanh không chỉ ngon mà còn nhiều lợi ích cho sức khỏe, nó giúp chống oxy hóa cực mạnh, chống các gốc tự do và làm giảm quá trình lão hóa và tất nhiên là cả giảm cân nữa rồi.

Top