“Trùm đá đỏ” trắng tay thành ông chủ hơn 100 ha rừng keo
GiadinhNet - Từng là ông “trùm” thôn tính cả một vùng đá đỏ, nay Phan Bá Giang (SN 1963, xóm Bình 3, xã Châu Bình, huyện Quỳ Châu, Nghệ An) lại làm giàu bằng cách trồng rừng trên chính vùng đất tan hoang ấy.
Nổi danh “anh chị” từ khi ở tuổi 25
Ngày ấy, với tay nghề may khéo léo và tính chịu chơi của mình, anh Giang nhanh chóng làm quen được với nhiều người. Khi thấy nhiều người lên rừng chặt gỗ đem về xuôi bán được giá, Giang lại quyết định bỏ nghề may, rủ đám thanh niên trong làng cùng vào rừng chặt gỗ.
Anh Giang kể, ngày đầu mới sắm rìu đi chặt gỗ còn chưa phân biệt được đâu là gỗ quý. Sau khi tìm hiểu và biết mối tiêu thụ gỗ, anh mới bắt đầu thuê người dân bản địa lên rừng chặt cây, thuê người từ miền Bắc vào làm ăn ở đây, xẻ thành từng tấm rồi kéo xuống đường bán cho khách hàng tại huyện Quỳ Hợp (Nghệ An).
Đội quân Giang thuê lên đến vài chục người, chuyên đi khai thác, vận chuyển gỗ lậu, chỉ trong một thời gian ngắn Giang đã kiếm được khá tiền. Không những nổi tiếng về độ ăn chơi, lì lợm mà Giang còn khiến nhiều tay chơi trong vùng phải kính nể về cách sống hết mình với anh em, chiến hữu. “Người có một khúc thì đâm chém chi mô. Mọi người nghe lời và nể phục tôi chỉ vì cái tính. Sống hết lòng với anh em thì họ cũng hết lòng với mình thôi”, Giang phân bua.
Độ ăn chơi và tiếng lì lợm của Giang ngày càng loang rộng cũng là lúc “cơn sốt” đá đỏ bắt đầu. Anh Giang cho biết, Khoảng những năm 1988, một nhóm người từ Hà Nội vào thuê người dân bản xứ đào bới khắp nơi tìm kiếm đá đỏ với giá rất cao. Hàng ngàn người dân từ khắp nơi đổ xô về vùng đất này để tìm cơ may đổi đời khiến vùng quê trở nên hỗn loạn, cướp giết lẫn nhau vì đá đỏ.
“Nói thật, lúc đó tôi cũng không quan tâm mà chỉ lo đi buôn gỗ thôi. Sau khi biết giá trị thực sự của đá đỏ cao hơn nhiều so với giá mà người dân bán ra, tôi mới dừng buôn gỗ, cho toàn bộ cánh thợ của mình chuyển sang đi săn đá”, anh Giang cho biết.
Lao vào giang hồ, Giang trở thành người chuyên hòa giải các vụ tranh chấp cho cả vùng đá đỏ đầy hỗn loạn. Không những cho người đi săn tìm đá, mà Giang còn cho người luôn sẵn sàng túc trực để mua lại đá của người dân vừa đào được rồi đem về tìm mối bán lại cho người nước ngoài.
Chuyến hàng đá đỏ đầu tiên mang lại lãi ròng cho Giang trên 1 tỷ đồng. Có tiền trong tay, Giang lại tiếp tục mở thêm các cửa hàng kinh doanh vàng, đá quý. Sau một thời gian, Giang trở nên giàu có với khối tài sản rất lớn.
Nắm trong tay khối tài sản kếch xù mà Giang nghĩ có tiêu xài cả đời cũng không hết nên anh bắt đầu lao vào con đường ăn chơi xa xỉ, cờ bạc. Gia đình khuyên can nhưng Giang không những không nghe mà còn dẫn đến cãi vã rồi chuyển ra ngoài ở riêng. Nhưng một năm sau đó, Giang đổ nợ, các cửa hàng kinh doanh đá quý cũng phải đóng cửa.
“Trong nhà chẳng còn một cái gì đáng giá, vì hổ thẹn nên anh ấy cũng không thể quay về nhà cũng chẳng dám ra ngoài gặp bạn bè. Cuộc sống lâm vào bế tắc khi cả hai vợ chồng đều không có gì để làm cả”, chị Lê Thị Ngà (vợ anh Giang) nhớ lại.
Hàng ngày, Giang phải lên rừng bóc măng đưa về cho vợ ra chợ bán lấy tiền mua gạo sống qua ngày. Thấy vợ có bầu nhưng vẫn không dám nghỉ ngơi Giang quyết định quay lại con đường buôn gỗ để vợ mình bớt cực nhưng bị chị Ngà khuyên can quyết liệt.
Chị Ngà cho biết, chấp nhận không quay lại làm nghề cũ nhưng anh Giang vẫn áy náy vì không lo nổi cho vợ con. Trong một lần đi bẻ măng ở huyện Quế Phong, chị thấy nhiều người thoát nghèo nhờ trồng rừng, trong khi đất rừng quê nhà lại để hoang nhiều, ý tưởng kiếm tiền mới lại lóe lên.
Sở hữu trên 100 ha rừng keo sau khi đã trắng tay
Ngay sau khi nghe vợ nói đến kế hoạch trồng rừng để thoát nghèo, Giang liền lập tức đi tìm hiểu ngay. “Cơn sốt đá đỏ đi qua đã khiến cho những cánh rừng nơi đây trở nên tan hoang. Chính tôi cũng có một phần lỗi tạo nên tình trạng này nên khi nghe vợ nói đến kế hoạch trồng rừng tôi rất tò mò, hơn nữa là muốn làm một cái gì đó để chuộc lại những lỗi lầm mình gây ra trước đó”, anh Giang chia sẻ.
Sau khi trình bày nguyện vọng của mình, anh Giang được chính quyền địa phương giao cho 7 ha đất rừng bị tàn phá do cuộc đào bới tìm kiếm đá đỏ trước đó. Tiền không có, với 100.000 đồng ban đầu, anh chỉ có thể mua một 1 kg hạt keo giống và 1 ít bầu bọc để ươm cây giống. Với chiến thuật lấy ngắn nuôi dài, vừa trồng keo, anh vừa kết hợp trồng xen kẽ các loại cây hoa màu.
Thời gian đầu, thấy “đại ca Giang râu” lại xắn tay vác cuốc đi trồng rừng nhiều người vẫn không tin, một số người còn cười nhạo và cho rằng anh Giang lấy cớ trồng rừng để mưu tính một âm mưu gì mới. Nhưng rồi hơn 40 ha đất rừng từng bị tàn phá tan hoang đã được anh phủ xanh trong sự ngỡ ngàng, khâm phục của cả làng.
Cuối năm 2002, anh thu hoạch vụ keo đầu tiên bán được hơn 500 triệu đồng. Số tiền này so với trước đây của anh chẳng đáng là bao nhưng là đồng tiền kiếm được từ mồ hôi và nước mắt của hai vợ chồng khiến anh rất vui mừng. “Vui mừng vì sau nhiều năm vất vả cũng đã có được thành quả nhưng hai vợ chồng tôi chẳng dám tiêu một đồng nào mà dành tất cả số tiền đó để tiếp tục đầu tư vào trồng keo”, chị Ngà nói.
Kéo bà con đi trồng keo
Rồi lần lượt từng người trong xã bắt đầu học theo “Giang râu” xin được cấp đất để trồng rừng. Nhiều người có đất nhưng lại không có vốn, anh Giang tìm đến tận nơi để hỗ trợ, bán nợ cây giống và hướng dẫn kỹ thuật cho họ. Sau khi người dân nhận được đất làm rừng từ dự án 327, những gia đình có đất rừng nhưng không có vốn để đầu tư, anh bàn bạc và mạnh dạn hợp tác đầu tư trồng rừng trên mảnh đất ấy, rồi chia lợi nhuận sau khi thu hoạch rừng với bà con có đất.
Theo anh Giang, trồng cây keo không phải đầu tư quá nhiều vốn lại nhanh cho thu hoạch. Để tiết kiệm thêm chi phí, sau mỗi lần thu hoạch keo anh thường cho đốt rừng, vừa lấy tro làm chất mùn cho đất, vừa để cây keo nảy mầm tự nhiên mà không cần phải mất công đi trồng lại.
“Cây keo có rất nhiều hạt, cứ mỗi năm như vậy hạt cây lại rơi xuống rồi vùi lấp trong đất rất nhiều. Mỗi lần thu hoạch xong tôi thường cho đốt rừng để làm nứt hạt cho keo lên tự nhiên. Với cách này, không những sẽ tiết kiệm được thời gian, chi phí mà cây keo còn có thể phát triển nhanh hơn việc đi trồng lại”, anh Giang hồ hởi chia sẻ.
Vừa nhận đất rừng, vừa hợp tác trồng rừng và chuyển đổi đất rừng từ những hộ không có khả năng để trồng rừng, đến nay “Giang râu” đã làm chủ hàng trăm ha rừng keo phủ khắp các huyện miền núi Nghệ An. Không những trồng keo mà hiện anh còn trồng 2 ha cam Xã Đoài và 4 ha gỗ sưa để thử nghiệm trên vùng đất mới.
Anh Giang không những là người tiên phong trồng keo mà còn hỗ trợ rất nhiều để người dân xã Châu Bình quyết tâm trồng rừng phủ kín những cánh rừng bị tàn phá trước đó. Hiện, anh Giang có trên 100 ha rừng keo trị giá rất lớn trong tổng số 3.000 ha rừng nguyên liệu của toàn xã.
Ông Lê Văn Huyên, Phó chủ tịch UBND xã Châu Bình hào hứng cho biết: “Vùng đất nham nhở một thời vì cơn sốt đá đỏ càn quét giờ đã thay đổi. Người dân đã bắt đầu vươn lên làm giàu bền vững từ trồng rừng”.
Nhìn cánh rừng keo xanh bạt ngàn ít ai có thể hình dung, chủ nhân của chúng từng một thời khét tiếng trong giới anh chị - “trùm đá đỏ Giang râu” (biệt danh của Phan Bá Giang). Là con thứ trong một gia đình đông con ở huyện Đô Lương (Nghệ An), gia đình lại khó khăn nên Phan Bá Giang phải tự mình kiếm kế sinh nhai từ nhỏ. Năm 1984, Giang theo bố mẹ lên vùng kinh tế mới ở Quỳ Châu để lập nghiệp, cũng từ đây Giang bắt đầu lao vào con đường giang hồ, đã có lúc tiền nhiều như nước nhưng cuối cùng vẫn trắng tay. Giờ anh là chủ của 100 ha rừng, giàu lên nhờ trồng rừng...
H.Hà - T.Ân/Báo Gia đình & Xã hội

Hàng chục triệu học sinh, sinh viên được hỗ trợ tối thiểu 50% mức đóng BHYT
Giáo dục - 1 giờ trướcTheo quy định mới nhất của Chính phủ, ngân sách nhà nước sẽ hỗ trợ tối thiểu 50% mức đóng BHYT đối với học sinh, sinh viên, tăng 20% so với trước đây.

Tiếp vụ nhà xe Quang Mười ở Quảng Ninh bị tố chạy ẩu: Trạm tiếp nhiên liệu có dấu hiệu bị tháo dỡ
Đời sống - 1 giờ trướcGĐXH - Không chỉ bị tố chạy ẩu, tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn giao thông ảnh hưởng đến sức khỏe tính mạng người đi đường, nhà xe Quang Mười ở Quảng Ninh còn xây dựng điểm bơm dầu trong khu đô thị khiến người dân bất an.

Lai lịch 3 trùm giang hồ ở Thanh Hóa bị bắt trong chưa đầy 1 tháng
Pháp luật - 1 giờ trướcVới phương châm "không có vùng cấm", "không có ngoại lệ", chỉ trong thời gian chưa đầy 1 tháng, Công an tỉnh Thanh Hóa đã bắt giữ nhiều đối tượng là trùm giang hồ cộm cán như Tuấn "thần đèn", Vi "ngộ", Thu "vệ sĩ".

Nữ sinh tốt nghiệp xuất sắc, 4 năm qua 3 quốc gia, giành học bổng tiến sĩ Mỹ
Giáo dục - 3 giờ trướcTrong 4 năm đại học, Minh Ngọc từng có dịp đi trao đổi ở 3 quốc gia. Dẫu vậy, nữ sinh vẫn duy trì chương trình học trên lớp và tốt nghiệp sớm một kỳ với tấm bằng xuất sắc.

Thủ tục sang tên sổ đỏ 2025 cần những giấy tờ gì theo quy định mới nhất của Luật Đất đai?
Đời sống - 3 giờ trướcGĐXH - Sang tên sổ đỏ là cách gọi của người dân để chỉ thủ tục đăng ký biến động khi chuyển nhượng, tặng cho, thừa kế quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản khác gắn liền với đất. Để thủ tục diễn ra thuận lợi người dân cần chuẩn bị những giấy tờ gì?

Tranh cãi việc đỗ xe chưa đè lên miệng cống thoát nước vẫn bị CSGT xử phạt
Đời sống - 5 giờ trướcKhi đỗ xe, bánh xe phải "cán" vào miệng cống thoát nước mới là vi phạm hay chỉ cần phần miệng cống đó nằm trong phạm vi của chiếc xe đã bị CSGT phạt rồi?

Tin sáng 12/7: Nắng nóng diện rộng hoành hành ở khu vực nào những ngày tới?; Đề xuất tăng lương tối thiểu vùng 7,2% từ 1/1/2026
Thời sự - 5 giờ trướcGĐXH - Những ngày tới, miền Bắc nhiều ngày hứng mưa dông, trong khi đó miền Trung khả năng đón nắng nóng diện rộng trở lại; Hội đồng Tiền lương Quốc gia đã họp và thống nhất đề xuất tăng lương tối thiểu vùng ở mức 7,2%, tương đương 250.000-350.000 đồng/tháng tùy khu vực...

Lương tối thiểu vùng tăng 7,2% từ 1/1/2026?
Đời sống - 6 giờ trướcGĐXH - Ông Nguyễn Mạnh Khương (Thứ trưởng Bộ Nội vụ) cho biết, mức đề xuất lương tối thiểu vùng từ 1/1/2026 tăng lên 7,2%.

Đưa người sang nước ngoài trái phép bằng hình thức 'tráng hộ chiếu'
Pháp luật - 14 giờ trướcGĐXH - Công an tỉnh Hà Tĩnh cho biết vừa ra quyết định khởi tố bị can đối với 3 đối tượng về tội “Tổ chức cho người khác trốn đi nước ngoài”. Nhóm này đã dùng chiêu thức đưa người sang Hàn Quốc bằng visa du lịch, thông qua hình thức quá cảnh Thái Lan để “tráng hộ chiếu”, che giấu mục đích thật.

Hé lộ nguyên nhân Giám đốc công ty lâm nghiệp ở Quảng Ninh bị khởi tố
Pháp luật - 14 giờ trướcGĐXH - Kết quả điều tra ban đầu xác định, tháng 3/2025, Nguyễn Bá Trượng đã chỉ đạo Hòa và Tiến thực hiện khai thác gỗ thuộc lô 20, khoảnh 12, tiểu khu 92, khu Tài Noong, vi phạm quy định về khai thác, bảo vệ rừng và lâm sản.

Nam thanh niên sập bẫy 'bắt cóc online' được giải cứu kịp thời
Xã hộiGĐXH - Nam thanh niên nhận cuộc gọi từ đối tượng lừa đảo giả danh công an thông báo liên quan đến một đường dây ma túy và rửa tiền. Yêu cầu phải rời khỏi nhà, thuê phòng khách sạn để “làm việc riêng” với cơ quan điều tra.