"Trung Quốc đang đi ngược lại quan điểm của chính Đặng Tiểu Bình"
GiadinhNet - Khi đề nghị trao Hoàng Sa, Trường Sa cho Trung Quốc, Liên Xô đã bị tới 46/61 nước phản đối kịch liệt tại Hội nghị Geneve 1954.
Trả lời phóng viên, ông Trần Duy Hải – Phó Chủ nhiệm Ủy ban Biên giới Quốc gia đã bác bỏ luận điệu sai trái của Trung Quốc gần đây với các thông tin sai lệch liên tục được đưa ra về chủ quyền của Việt Nam với quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

Ông Trần Duy Hải (trái). Ảnh: Việt Nguyễn
“Trước hết phải khẳng định Việt Nam có đầy đủ cơ sở pháp lý về chủ quyền. Ít nhất từ thế kỷ 17, các nhà nước phong kiến Việt Nam đã thực thi xác lập chủ quyền 2 quần đảo mà không bị quốc gia nào phản đối. Trong nửa đầu thế kỷ 19, chính quyền Pháp đô hộ và nhân danh nhà nước Việt Nam tiếp tục quản lý 2 quần đảo này và phản đối yêu sách của các nước liên quan”, ông Hải cho biết.
Phó Chủ nhiệm Ủy ban Biên giới Quốc gia còn thông tin, tại hội nghị Geneve 1954, khi Liên Xô đề nghị trao Hoàng Sa, Trường Sa cho Trung Quốc đã bị 46/51 quốc gia tham dự phản đối mạnh mẽ. Tại hội nghị này, đại diện Việt Nam cũng khẳng định chủ quyền và không gặp sự phản đối của bên nào.
Theo ông Hải, sau khi Pháp rút khỏi Việt Nam, chính quyền Việt Nam Cộng hòa đã tiếp quản chủ quyền với Hoàng Sa, Trường Sa và từng ra nhiều tuyên bố cùng các hành vi thực tế để khẳng định chủ quyền.
Ông Hải còn nhấn mạnh, việc Trung Quốc viện dẫn Công thư của cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng để xuyên tạc sự thật, nói Việt Nam công nhận Hoàng Sa của Trung Quốc là hoàn toàn sai trái, vô căn cứ. “Công thư của cố thủ tướng là một văn bản ngoại giao với nội dung chính là Việt Nam tôn trọng 12 hải lý mở rộng của Trung Quốc chứ không đề cập đến vấn đề chủ quyền, không công nhận Hoàng Sa của Trung Quốc”, ông Hải nói.
Ngoài ra, theo Phó Chủ nhiệm Ủy ban Biên giới Quốc gia, giá trị công thư phải đặt vào bối cảnh cụ thể. Khi đó, Hoàng Sa – Trường Sa đang thuộc quản lý của Việt Nam Cộng hòa (căn cứ theo vỹ tuyến 17) theo Hiệp định Geneve mà chính Trung Quốc tham gia.
“Gần đây, Trung Quốc nói Hoàng Sa của Trung Quốc và không có tranh chấp gì với Việt Nam là đi ngược lại với chính quan điểm của lãnh đạo của họ, cố tổng bí thư Đặng Tiểu Bình. Năm 1958, Đặng Tiểu Bình từng thừa nhận có tranh chấp với Việt Nam về 2 quần đảo về đề nghị giải quyết một cách hòa bình. Trung Quốc không nên nói và đi ngược lại với lời cựu lãnh đạo cấp của của chính họ”, ông Hải thông tin.
Trả lời báo giới, ông Ngô Ngọc Thu – Phó Tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam cũng bác bỏ thông tin của Trung Quốc nói rằng Việt Nam dùng tàu quân sự ra ngăn cản giàn khoan 981 trong khi Trung Quốc chỉ sử dụng tàu dịch vụ, chấp pháp. “Chúng tôi đã theo dõi, ghi được số hiệu các tàu. Có 5 loại tàu chiến ở khu vực đó, gồm: Tàu là tàu vận tải đổ bộ với 8 ống phóng tên lửa phòng không, pháo 76 ly và mang được nhiều quân; tàu hộ vệ tên lửa; tàu tuần tiễu tấn công nhanh; tàu tên lửa tuần tiễu săn ngầm và tàu khu trục”, ông Thu cho biết.
Bà Nguyễn Thị Thanh Hà – Vụ trưởng Vụ Điều ước quốc tế và ngoại giao (Bộ Ngoại giao) cho hay, lãnh đạo Việt Nam định không loại trừ bất kỳ một biện pháp hòa bình nào để giải quyết vụ việc và cơ quan tham mưu đã chuẩn bị sẵn sàng mọi biện pháp theo yêu cầu của Chính phủ.
Ông Đỗ Văn Hậu – Tổng Giám đốc Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam cho biết: “Từ 1969-1970 chính quyền Việt Nam Cộng hòa đã khảo sát dầu khí. Từ 1973-1974, Việt Nam Cộng hòa đã ký với một số công ty địa vật lý của nước ngoài (Hoa Kỳ) khảo sát toàn bộ khu vực ngoài khơi, bao trùm cả quần đảo Hoàng Sa. Sau năm 1975, Chính phủ Việt Nam tiếp tục các công việc này”.
Cũng tại buổi họp báo, Người phát ngôn Lê Hải Bình đã lấy làm tiếc trước việc RIA Novosti (Nga), một hãng tin uy tín nhưng đã đăng tải một bài viết quan điểm của một cá nhân với rất nhiều thông tin không đúng về Việt Nam và tình hình biển Đông.
Ông Trần Duy Hải cho biết thêm, trong cuộc gặp giữa thứ trưởng 2 nước gần đây, Việt Nam đã kiên quyết yêu cầu Trung Quốc rút giàn khoan nhưng Trung Quốc khước từ và đưa ra nhiều luận điệu sai trái. Tuy nhiên, hai bên cùng khẳng định không sử dụng biện pháp quân sự để giải quyết tình hình.
Việc giao lưu, giao thương giữa hai nước vẫn chưa có gì thay đổi. Theo ông Hải, việc Trung Quốc rút một số lao động phổ thông khỏi các khu công nghiệp không ảnh hưởng gì đến hoạt động sản xuất, kinh doanh, đầu tư của các doanh nghiệp tại Việt Nam.

Tránh xe đạp, xe đầu kéo tông vào xe khách, nhiều người bị thương
Thời sự - 1 giờ trướcGĐXH – Do tránh 1 người đi xe đạp, xe đầu kéo mất lái lao sang đường đâm vào xe khách đi chiều ngược lại khiến 21 người bị thương. Trong đó, có 3 trường hợp được chuyển lên tuyến trên do vết thương nặng.

Camera ghi cảnh trinh sát quật ngã tên cướp ở cửa hàng điện thoại
Pháp luật - 1 giờ trướcĐối tượng Nguyễn Văn Tý đang mang tài sản trộm được đi tiêu thụ tại một cửa hàng điện thoại ở Đồng Nai thì bất ngờ bị trinh sát quật ngã và khống chế tại chỗ.

Lộ diện top con giáp dễ đạt 'tự do tài chính' trước tuổi 30: Ngọ, Dậu, Dần giàu vẫn chưa bằng con giáp cuối
Đời sống - 1 giờ trướcGĐXH - Nhờ có tài năng cộng với sự nỗ lực, kiên trì mà những con giáp này sở hữu khối tài sản kếch xù trước năm 30 tuổi.

Infographic: Dự kiến 34 đơn vị hành chính cấp tỉnh sau sáp nhập
Thời sự - 1 giờ trướcBan Chấp hành Trung ương Đảng thống nhất chủ trương sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh còn 34 tỉnh, thành phố.

3 con giáp dễ đón nhận những khoản thu nhập bất ngờ, tài lộc cuồn cuộn kéo tới nửa cuối tháng 4
Đời sống - 1 giờ trướcGĐXH – Chuyên gia phong thủy Nguyễn Song Hà cho biết, dự báo con giáp may mắn tuần mới từ 14 - 20/4/2025 gọi tên 3 con giáp dưới đây dễ thăng tiến trong sự nghiệp, tài lộc dồi dào, đón nhận những khoản thu nhập bất ngờ.

Hết ngày 31/12/2025, người làm hộ chiếu (passport) sẽ không được hưởng quyền lợi đặc biệt này
Đời sống - 1 giờ trướcGĐXH - Từ ngày 1/1/2025 đến ngày 31/12/2025, người dân làm hộ chiếu online sẽ được giảm 10% lệ phí theo quy định. Từ ngày 1/1/2026, áp dụng mức thu theo quy định tại Thông tư 25/2021/TT-BTC.

Bỏ phố về quê: "Cơn sóng ngược của giới trẻ"
Đời sống - 3 giờ trướcGĐXH - Từ khát khao sống chậm, thoát khỏi áp lực thành thị đến mộng tưởng về những ngày an yên nơi làng quê, phong trào “bỏ phố về quê” đang lan rộng trong giới trẻ. Thế nhưng, giữa một bên là giấc mơ an nhiên và một bên là thực tế khắc nghiệt, liệu họ đang sống thật với mình, hay đơn giản là tạm lánh khỏi dòng xoáy đô thị?

Tin vui cho thí sinh muốn vào Trường Đại học Phòng cháy chữa cháy, tăng chỉ tiêu tuyển sinh năm 2025
Giáo dục - 3 giờ trướcGĐXH - Trường Đại học Phòng cháy chữa cháy đã ra thông báo chỉ tiêu tuyển sinh (tuyển mới) năm 2025. Dưới đây là thông tin cụ thể.

Danh sách dự kiến tên gọi 34 tỉnh, thành phố và trung tâm chính trị - hành chính
Thời sự - 5 giờ trướcGĐXH - Dưới đây là danh sách dự kiến tên gọi 34 tỉnh, thành phố và trung tâm chính trị - hành chính sau sát nhập.

Chàng trai 24 tuổi đạp xe từ Hà Nội vào TP.HCM xem lễ diễu binh kỷ niệm 30/4
Đời sống - 5 giờ trướcMột chàng trai trẻ quyết định dùng chiếc xe Thống Nhất, đạp từ Hà Nội vào TP.HCM để tận mắt theo dõi lễ diễu binh, diễu hành kỷ niệm 50 năm giải phóng miền Nam.

Danh sách dự kiến tên gọi 34 tỉnh, thành phố và trung tâm chính trị - hành chính
Thời sựGĐXH - Dưới đây là danh sách dự kiến tên gọi 34 tỉnh, thành phố và trung tâm chính trị - hành chính sau sát nhập.