Hà Nội
23°C / 22-25°C

Trưởng lão Hòa thượng Thích Phổ Tuệ: Sẽ là Họa nếu cứ mãi lạm dụng Phúc

Thứ năm, 10:24 21/10/2021 | Đời sống

GiadinhNet - Trong một ngôi chùa nhỏ mà không có hòm công đức, Đại lão hòa thượng Thích Phổ Tuệ cùng sư tăng làm ruộng, trồng rau, trồng cây ăn quả tại vườn để tự nuôi sống mình và tu tập, hành đạo, không hề phiền lụy đến chúng sinh. Ngài thường nói với các đệ tử: “Trong chùa không nên có tiền, tôi không ở gần tiền được”.

Cả cuộc đời theo Phật của Trưởng lão Hòa thượng Thích Phổ Tuệ: Nông dân giản dị nhưng trí tuệ uyên thâmCả cuộc đời theo Phật của Trưởng lão Hòa thượng Thích Phổ Tuệ: Nông dân giản dị nhưng trí tuệ uyên thâm

GiadinhNet - Khi Đức Pháp chủ răn dạy đệ tử, Phật tử, Ngài luôn lưu ý người xuất gia tu hành không được lạm dụng bát gạo, đồng tiền tín thí của thập phương.

Sáng 21/10, thông tin Đại lão Hòa thượng Thích Phổ Tuệ đã viên tịch vào 3h22 ngày 21/10 tại Tổ đình Viên Minh (chùa Giáng), xã Quang Lãng, huyện Phú Xuyên, Hà Nội khiến các Phật tử trên cả nước thương tiếc.

Trưởng lão Hòa thượng Thích Phổ Tuệ: Sẽ là Họa nếu cứ mãi lạm dụng Phúc - Ảnh 2.

Đại Trưởng lão Hoà thượng Thích Phổ Tuệ viên tịch ngày 21/10, trụ thế 105 năm.

Đức Pháp chủ Thích Phổ Tuệ, ở chùa tu hành 98 năm, là bậc chân tu quảng bác, được các đệ tử, Phật tử kính nể, ngưỡng vọng, đã tiếp kiến, đàm đạo với nhiều vị lãnh đạo cao nhất của Đảng, Nhà nước, trong đó có Tổng bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng.

Một Đại lão Hòa thượng, Đức Pháp chủ đã suốt đời mình sống thanh bần lạc đạo, tụng kinh viết sách, tu tập dưới mái chùa làng khiêm tốn, thanh tịnh. Đó là chùa Giáng - Viên Minh tự (huyện Phú Xuyên, Hà Nội), nơi vị pháp sư nổi tiếng Nguyên Uẩn đã sáng lập năm 1900, là một trong ba trung tâm truyền dạy Phật giáo lớn nhất thời đó.

Chưa từng dám lạm dụng một bát gạo, một đồng tiền của tín thí thập phương

Trưởng lão Hòa thượng Thích Phổ Tuệ: Sẽ là Họa nếu cứ mãi lạm dụng Phúc - Ảnh 3.

Hòa thượng Thích Phổ Tuệ được suy tôn là Pháp chủ Giáo hội Phật giáo Việt Nam.

Ngài chưa từng coi mình là người đứng trên các đệ tử, phật tử. "Tôi là người cao tuổi, xuất gia lâu năm nên được các chư tăng ủy thác vào ngôi Pháp chủ. Chứ Ngôi vị Pháp chủ theo nghĩa cứu cánh tuyệt đối thì chỉ có một vị có đầy đủ phúc đức, trí tuệ để gìn giữ, đó là Đức Thích Ca Mâu Ni", ngài nói.

Bao giờ ngài cũng nhận mình là một nhà sư làm ruộng, bởi gần như cả cuộc đời (cho đến lúc già yếu), ngài cùng các đệ tử tự cày ruộng, cấy lúa nuôi thân, chuyên tâm tu tập.

Khi được hỏi: "Tự cày cấy nuôi thân, chạy đua với thời gian để biên soạn, dịch, nghiên cứu kinh Phật để lại công nghiệp cho Phật giáo nước nhà, mà ngài đã bách niên vẫn không tỏ ra mỏi mệt. Hòa thượng có bí quyết gì để truyền lại cho hậu thế?". 

Đại lão hòa thượng thanh thản chia sẻ: "Tôi không có bí quyết gì. Tuổi thọ không phải là thước đo giá trị con người. Vấn đề là sống để thực hiện sứ mệnh gì, mang lại lợi ích gì cho Đời, cho Đạo. Ngài Trần Nhân Tông chỉ ở đời có 51 năm, Ngài Pháp Loa có 47 năm mà công nghiệm thì bất khả tư nghì. Tôi trụ thế đến nay đã 99 năm, ở chùa 94 năm, thụ Đại giới được 78 năm, nghiệp là tu hành, nuôi thân thể chủ yếu bằng nghề làm ruộng, chưa từng dám lạm dụng một bát gạo, một đồng tiền của tín thí thập phương, khi nào chư Phật, chư Tổ cho gọi thì về thôi".

"Trong chùa không nên có tiền, tôi không ở gần tiền được"

Trưởng lão Hòa thượng Thích Phổ Tuệ: Sẽ là Họa nếu cứ mãi lạm dụng Phúc - Ảnh 4.

Trưởng lão Hòa thượng Thích Phổ Tuệ - Pháp chủ Giáo hội Phật giáo Việt Nam. Ảnh: Giáo hội Phật giáo Việt Nam.

Rất nhiều lúc Phật tử thập phương cũng như người dân địa phương muốn đóng góp tiền cho chùa, nhưng Hòa thượng Thích Phổ Tuệ không bao giờ cho nhận. Ngài thường nói với các đệ tử: "Trong chùa không nên có tiền, tôi không ở gần tiền được".

Về chuyện xây chùa to, tượng Phật lớn khắp nơi, Đức Pháp chủ nhận xét nhẹ nhàng mà thâm thúy: "Sự học đâu cần chùa to, cảnh lớn. Chùa to, giảng đường đẹp, phòng ốc sang dù sao cũng chỉ là phương tiện. Còn linh hồn của nó là thầy và trò trong quan hệ tu tập và hành trì". Ngài cảnh bảo về hậu quả của việc này là "Chạy theo hình thức bề ngoài, hình thức thế gian mà quên đi phương tiện đặc thù và mục đích cứu cánh, cho nên làm nhiều mà kết quả chẳng được bao nhiêu".

Đối với tình hình xuống cấp về đạo hạnh của tăng ni, nhất là người trẻ, Pháp chủ nhận xét khá nghiêm khắc cả về hậu quả và trách nhiệm: "Nay có ai đó xao nhãng tu học mà chạy theo danh lợi phàm tình, xuống cấp đạo hạnh, bị thế gian chê cười, pháp luật và Phật luật can thiệp thì với bản thân mình tất phải chịu quả báo. Đồng thời các cá nhân và tổ chức có liên quan cũng phải cộng nghiệp chịu trách nhiệm liên đới vì dạy không nghiêm, quản không chặt".

Sẽ là Họa nếu cứ mãi lạm dụng Phúc!

Có lần, một phật tử có người nhà mới mất, hỏi ngài là khi an táng thì nên chôn theo những gì, Pháp chủ giải thích rằng khi con người về thế giới bên kia thì thân xác bị thối rữa, tại sao người ta lại đem tiền bạc, kinh sách quý chôn theo các xác thối rữa ấy? Không nên.

Các phật tử đến chùa Giáng - Viên Minh tự cũng được yêu cầu không cúng vàng mã, không đốt tiền vàng. Vì vậy, đây là một trong số ít cơ sở thờ tự Phật giáo không có khói lửa của hành vi đốt vàng mã.

"Phật tử khi tu tập hiểu được lời Phật dạy, sống và làm theo những lời khuyên dạy đó, từ bỏ được tham sân si trong thân tâm mình, khi đó Phật pháp mới linh diệu.", Đại Pháp chủ đã nói với Phật tử khi họ muốn Đại lão Hòa Thượng xoa đầu để cầu may mắn.

Khi được suy tôn làm Pháp chủ, năm 2012, trước nghi lễ đón rước lớn, Ngài nói rằng đó là nghi lễ "ngoài sức tưởng tượng" của mình, và bày tỏ: "Chúng tôi đã làm được những gì trong cuộc đời tu hành của mình mà dám nhận cái phúc lớn đó? Phúc là phải do tu mà có. Phúc thì nên tích mà không nên tán. Phúc không tích thêm mà cứ lạm hưởng thì rồi cũng hết. Khi đó phúc trở thành họa".

Biên soạn kinh Phật ra tiếng Việt thật dễ hiểu

Một trong những mong muốn lớn nhất của ngài là làm sao biên soạn kinh Phật ra tiếng Việt thật dễ hiểu, dễ làm, để mọi Phật tử thấm nhuần mà thực hành trong cuộc sống.

Đức Pháp chủ luôn răn dạy đệ tử rằng: Người xuất gia phải có trách nhiệm hiểu giáo lý của đạo Phật. Phải hiểu giáo lý của Phật Tổ ra đời vì lẽ gì, để cho người ta có thể chuyên tâm phụng đạo, giữ gìn Phật pháp.

"Chúng ta xuất gia không phải để cầu an thân cho chính chúng ta, mà xuất gia để làm những điều Phật Tổ dạy chúng ta, làm những điều ích nước lợi dân, cứu khổ độ mê. Cho nên đi học phải nhớ thực hành", ông nói.

Thế nên, khi bàn về cơ sở vật chất, Ngài chỉ nói ngắn gọn: "Chùa to, giảng đường đẹp, phòng ốc sang dù sao cũng chỉ là phương tiện. Còn linh hồn của nó là thầy và trò trong quan hệ tu tập và hành trì".

Mời độc giả theo dõi video Xúc động lời dạy trân quý Đức Pháp Chủ Trưởng lão Hòa Thượng Thích Phổ Tuệ

Xúc động lời dạy trân quý Đức Pháp Chủ Trưởng lão Hòa Thượng Thích Phổ Tuệ






K.N (th)
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Cách tích hợp đăng ký xe, giấy phép lái xe vào VNeID nhanh, tiện lợi nhất

Cách tích hợp đăng ký xe, giấy phép lái xe vào VNeID nhanh, tiện lợi nhất

Đời sống - 2 giờ trước

GĐXH - Ứng dụng VNeID ra đời để sử dụng thay thế những giấy tờ truyền thống, định danh công dân trên nền tảng kỹ thuật số. Theo đó, VNeID cho phép tích hợp tất cả giấy tờ cá nhân như đăng ký xe, giấy phép lái xe…

Từ 1/7 tới, tiền lương tính đóng bảo hiểm thất nghiệp tối đa có thể lên đến gần 100 triệu đồng

Từ 1/7 tới, tiền lương tính đóng bảo hiểm thất nghiệp tối đa có thể lên đến gần 100 triệu đồng

Đời sống - 7 giờ trước

GĐXH - Dự kiến kể từ ngày 1/7 tới, mức lương đóng bảo hiểm thất nghiệp tối đa từng vùng sẽ thay đổi theo chính sách cải cách tiền lương. Vậy mức đóng bảo hiểm thất nghiệp thay đổi như thế nào?

Nam thanh niên tử vong trong đêm sau khi va chạm với ô tô đầu kéo

Nam thanh niên tử vong trong đêm sau khi va chạm với ô tô đầu kéo

Đời sống - 8 giờ trước

GĐXH - Cú va chạm mạnh giữa ô tô đầu kéo và xe máy khiến anh Q. tử vong tại chỗ, anh K. bị thương được đưa đi cấp cứu, các phương tiện bị hư hỏng.

Hà Nội: Đã tìm thấy bé gái 11 tuổi mất tích sau khi đi xe buýt

Hà Nội: Đã tìm thấy bé gái 11 tuổi mất tích sau khi đi xe buýt

Đời sống - 8 giờ trước

GĐXH - Bé gái khoảng 11 tuổi lên xe buýt số 32 tại điểm bắt xe dưới chân tòa nhà 302 Cầu Giấy. Bé sau đó đi đến điểm cuối là bến xe Nhổn rồi đi bộ ngược về Hồ Tùng Mậu, sau đó mất tích. Đến khoảng 9 giờ sáng 16/4, gia đình đã tìm được cháu.

Nội dung bát nháo trong những lá sớ tại lễ hội Phủ Dầy (Nam Định) và phát ngôn bất ngờ của ông chủ tịch xã

Nội dung bát nháo trong những lá sớ tại lễ hội Phủ Dầy (Nam Định) và phát ngôn bất ngờ của ông chủ tịch xã

Đời sống - 11 giờ trước

GĐXH - Những ngày diễn ra lễ hội phủ Dầy (Nam Định), hàng nghìn du khách thập phương ùn ùn kéo về trẩy hội. Tại khu vực viết sớ thu hút đông đảo người dân nhưng ít ai biết những tờ sớ có giá 50.000 đồng lại được các “thầy” viết sai văn phong, họ tên, địa chỉ.

Nhân viên đường sắt ở Đồng Nai lao ra cứu người đàn ông chớp nhoáng

Nhân viên đường sắt ở Đồng Nai lao ra cứu người đàn ông chớp nhoáng

Đời sống - 13 giờ trước

Phát hiện người đàn ông đang lao vào tàu hàng đang chạy, nhân viên đường sắt ở Đồng Nai đã nhanh trí chạy ra, kéo người này về khu vực an toàn.

Quy định mới nhất các hạng giấy phép lái xe không thời hạn

Quy định mới nhất các hạng giấy phép lái xe không thời hạn

Đời sống - 1 ngày trước

GĐXH - Theo quy định của Luật Giao thông đường bộ, giấy phép lái xe gồm có thời hạn và không thời hạn. Vậy giấy phép lái xe không thời hạn gồm những loại nào?

Sập mái kính nhà cao tầng khiến 4 người thương vong ở Hoàn Kiếm, Hà Nội

Sập mái kính nhà cao tầng khiến 4 người thương vong ở Hoàn Kiếm, Hà Nội

Đời sống - 1 ngày trước

GĐXH - Vụ tai nạn xảy ra tại ngôi nhà 7 tầng nằm trong ngõ Tức Mạc (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội) khiến 4 người thương vong.

Nghệ An: Hàng nghìn người hào hứng tham gia lễ hội bắt cá trên sông Giăng

Nghệ An: Hàng nghìn người hào hứng tham gia lễ hội bắt cá trên sông Giăng

Đời sống - 1 ngày trước

GĐXH - Hàng nghìn người dân kéo theo thuyền và ngư cụ tập trung về sông Giăng ở xã Môn Sơn, huyện Con Cuông (Nghệ An) để tham gia lễ hội Môn Sơn - Lục Dạ và thi bắt cá.

Những thay đổi lớn về tiền lương sau 01/7, cán bộ, công chức và viên chức nắm rõ để hưởng lợi từ chính sách

Những thay đổi lớn về tiền lương sau 01/7, cán bộ, công chức và viên chức nắm rõ để hưởng lợi từ chính sách

Đời sống - 1 ngày trước

GĐXH - Bộ Nội vụ vừa thống nhất với Bộ LĐ-TB&XH thời điểm tăng lương tối thiểu vùng năm nay vào ngày 01/7, trùng với thời điểm cải cách tiền lương khu vực Nhà nước.

Top