Trường tư lại lo 'phá sản' nếu không được dạy học trước khai giảng
Đại diện nhiều trường tư ở Hà Nội lo lắng sẽ “khó tồn tại” nếu phải không được tổ chức dạy học trước ngày khai giảng 5/9.
Đầu năm học 2020 - 2021, Bộ GD-ĐT từng đưa ra thông tin: "học sinh trường công lập sẽ tựu trường vào ngày 1/9 và các trường không tổ chức dạy học trước ngày khai giảng 5/9. Với các trường tư, Bộ sẽ xem xét sửa đổi Thông tư số 13/2011 cho phù hợp hơn".
Mặc dù đến thời điểm hiện tại, Bộ GD-ĐT chưa đưa ra dự thảo sửa đổi của Thông tư 13 (về quy chế tổ chức và hoạt động của các loại hình trường tư thục), nhưng điều này vẫn khiến nhiều trường "đứng ngồi không yên".
Một số hiệu trưởng cho rằng, việc sửa quy chế tổ chức hoạt động của các trường tư cần theo hướng tạo điều kiện tốt hơn để các trường phát triển theo đúng "sứ mệnh" của mình chứ không phải yêu cầu hoạt động giống như trường công.

Các trường tư lo khó tồn tại nếu không được tổ chức dạy học trước ngày khai giảng 5/9
Bà Nguyễn Thị Hiền, Chủ tịch Hội đồng quản trị Trường Đoàn Thị Điểm cho biết, lâu nay, các trường tư có khung thời gian năm học là 10 tháng thay vì 9 tháng như các trường công lập. Lý do là bởi, các trường đều có những chương trình riêng như hoạt động ngoại khóa, trải nghiệm; tăng cường dạy ngoại ngữ; các kỹ năng sống và chương trình hợp tác quốc tế.
"Ví dụ như trường tôi, bên cạnh việc thực hiện dạy học theo khung chương trình của Bộ, có tới 20% nội dung là chương trình riêng và cũng là "bản sắc" tạo nên tên tuổi của nhà trường.
Giờ đây, nếu không có thời gian, nhà trường không thể triển khai được những chương trình này. Và nếu trường tư chỉ dạy chương trình giống như trường công thì phụ huynh cũng không cần thiết phải bỏ ra số tiền đắt đỏ để cho con vào trường tư học", bà Hiền nói.
Do đó, theo bà Hiền, nếu Bộ sửa quy định theo hướng cấm trường dạy học trước ngày 5/9, không cho các trường chủ động thời gian thì trường tư rất khó khăn để tồn tại.
"Nếu như vậy, chúng tôi buộc phải có những cách giải quyết riêng và chỉ có thể "lách" bằng các hình thức khác như câu lạc bộ, trại hè,… thì mới có thể tồn tại mà không bị phá sản", đại diện Trường Đoàn Thị Điểm nói.
Ông Nguyễn Tùng Lâm, Hiệu trưởng Trường THPT Đinh Tiên Hoàng cũng cho rằng, các trường tư đều mong muốn xây dựng thương hiệu và những đặc sắc riêng của mình. Nhưng muốn làm được như vậy, các trường đều cần phải có thời gian.
"Các trường tư, ngoài thực hiện mục tiêu giáo dục của Bộ GD-ĐT còn có những mục riêng. Mục tiêu của chúng tôi là đào tạo những con người phát triển toàn diện, không chỉ giỏi về kiến thức mà phải giỏi về kỹ năng.
Do đó, ngoài các môn học bắt buộc theo chương trình chung, chúng tôi còn có thêm nhiều chương trình riêng như Chương trình đạo đức, Kỹ năng sống, Giáo dục hướng nghiệp,… Nếu giờ đây, không có thêm thời gian, chúng tôi chỉ có thể thực hiện những điều đó ngoài giờ", ông Lâm nói.
Các trường không muốn "lách luật"
Trong khi đó, Hiệu trưởng Trường Marie Curie Nguyễn Xuân Khang nhấn mạnh không muốn "lách luật" mà cần được đàng hoàng thực hiện đúng quy định và đòi hỏi của thực tế.
"Việc mong muốn được bổ sung 4 tuần học/ năm là nhu cầu chính đáng của phụ huynh. Dễ thấy, khi nhắc đến "sự kiện" vừa qua, học sinh Hà Nội phải nghỉ trọn 1 tháng vì Tết và chống dịch Covid-19. Khi có lệnh của UBND thành phố về việc cho phép học sinh trở lại trường, phụ huynh rộ lên niềm hân hoan, phấn khởi".
Không những vậy, nếu trường tư cũng giống "y chang" trường công, sẽ không ai tự bỏ tiền ra, thậm chí bỏ rất nhiều tiền để tranh một suất vào trường tư", ông Khang nói.
Hiệu trưởng Trường Marie Curie cũng viện dẫn những lý do trường tư cần kéo dài thời gian học hơn do có nhiều chương trình bổ sung, tăng cường mà trường công khó làm được.
Ví dụ như chương trình tăng cường tiếng Anh theo chuẩn quốc tế, học sinh học hết bậc tiểu học sẽ phải đạt chuẩn A2 (bậc 2/6 quốc gia); học hết trung học cơ sở đạt B2 (bậc 4/6 quốc gia); học hết trung học phổ thông đạt 7.0 Ielts,…
Mặt khác, đặc thù của trường tư là "tay làm hàm nhai, tay quai miệng trễ". Nếu trường tư không hoạt động, không có nguồn thu, cán bộ, giáo viên và nhân viên nhà trường cũng sẽ không có lương.
"Nhiều năm qua, trường tư khai giảng từ đầu tháng 8 năm trước đến hết tháng 5 năm sau, hoạt động 10 tháng, nghỉ hè 2 tháng. Cán bộ, giáo viên, nhân viên nghỉ hè 2 tháng như những năm qua, không có lương đã vô cùng khó khăn. Nếu nghỉ hè 3 tháng thì khó khăn hơn nhiều", ông Khang nói.
Theo Thúy Nga/VietnamNet

Vụ án Mr Pips: Bắt giữ vợ Mr Hunter khi chuẩn bị trốn sang Thổ Nhĩ Kỳ
Xã hội - 1 giờ trướcLiên quan vụ án Mr Pips, Cơ quan chức năng đã bắt giữ Ngô Thị Thêu (vợ của Lê Khắc Ngọ, tức Mr Hunter) khi đối tượng đang trốn tại Thái Lan, chuẩn bị hành lý để trốn sang Thổ Nhĩ Kỳ.

CSGT Hà Nội ghi hình xử lý người đi sai làn đường Phạm Văn Đồng
Xã hội - 2 giờ trướcTừ ngày 4/7, theo phương án tổ chức giao thông của Sở Xây dựng Hà Nội, tuyến Phạm Văn Đồng được phân làn bằng dải phân cách cứng. Cảnh sát giao thông (CSGT) Hà Nội đã tăng cường lực lượng, đẩy mạnh tuyên truyền, hướng dẫn và ghi hình xử lý những trường hợp cố tình vi phạm.

Hà Nội cải tạo, chỉnh trang hai bên sông Tô Lịch trước 30/8
Xã hội - 2 giờ trướcLãnh đạo UBND TP Hà Nội yêu cầu từ nay đến trước ngày 30/8, các phường dọc hai bên bờ sông Tô Lịch phải triển khai xong toàn bộ việc cải tạo, chỉnh trang 2 bên sông.

4 con giáp bị đánh giá sống ích kỷ, chỉ nghĩ đến lợi ích bản thân: Bạn có tên trong danh sách?
Đời sống - 2 giờ trướcGĐXH - Theo tử vi 12 con giáp, có những con giáp thường bị người khác nhìn nhận là sống quá thiên về bản thân, coi trọng lợi ích cá nhân hơn là tình thân, tình bạn.

Nhân viên ngân hàng ở Huế chiếm đoạt hơn 11 tỷ đồng
Xã hội - 2 giờ trướcTrong thời gian làm việc tại phòng giao dịch ngân hàng ở TP Huế, Võ Chí Thành dùng thủ đoạn gian dối, lừa đảo, chiếm đoạt hơn 11 tỷ đồng của nhiều người.

Đến ngày 15/8 phải hoàn thành công tác chuẩn bị tổ chức Triển lãm thành tựu đất nước
Xã hội - 2 giờ trướcVPCP vừa ban hành Thông báo kết luận của Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình và Phó Thủ tướng Mai Văn Chính chỉ đạo tại cuộc họp triển khai tổ chức Triển lãm thành tựu Đất nước nhân dịp kỷ niệm 80 năm Ngày Quốc khánh (2/9/1945 - 2/9/2025).

Đợt mưa lớn sắp tới ở miền Bắc diễn biến thế nào?
Xã hội - 2 giờ trướcTheo cơ quan khí tượng, từ đêm 9-12/7, miền Bắc có mưa, mưa vừa và rải rác có dông, cục bộ có nơi mưa to đến rất to. Từ ngày 13/7 vùng núi có mưa rào và dông rải rác, cục bộ có nơi mưa to.

Một bé gái 2 tuổi ở Lâm Đồng bị mất tích
Xã hội - 3 giờ trướcCông an xã Hiệp Thạnh (Lâm Đồng) đang khẩn trương tìm kiếm cháu Trần Phạm Ngọc Hân (2 tuổi) bị mất tích bí ẩn.

Vụ 'hôi' 4 tấn vải trên xe tải bị lật ở Hà Nội: Nhiều người hỏi thăm, chuyển tiền cho tài xế
Đời sống - 4 giờ trướcGĐXH - Liên quan đến vụ hàng chục người dân lấy vải từ một xe tải gặp tai nạn, bị lật ở xã Dân Hòa (TP Hà Nội) đêm 6/7, nhiều người đã liên hệ với nữ tài xế để hỏi thăm và gửi tiền ủng hộ...

Bộ Công an thông báo số điện thoại tiếp nhận thông tin tiêu cực của cán bộ chiến sĩ
Đời sống - 5 giờ trướcThanh tra Bộ Công an vừa thông báo thay đổi số điện thoại đường dây nóng tiếp nhận, xử lý tin phản ánh tiêu cực, tham nhũng của cán bộ, chiến sĩ công an.

Hai chị em mất liên lạc khi ra Hà Nội làm thêm đã được tìm thấy
Thời sựGĐXH - Sau nhiều ngày mất liên lạc khi ra Hà Nội tìm việc làm thêm, hai chị em ruột ở xã Xuân Lâm (Nghệ An) đã được cơ quan chức năng tìm thấy và đưa về an toàn.