Hà Nội
23°C / 22-25°C

Từ bỏ 3 thói quen ăn uống để tránh ung thư

Thứ ba, 07:26 13/12/2022 | Sống khỏe

Nghiên cứu được đăng trên tạp chí y khoa The Lancet cho thấy, có khoảng 20% người trên thế giới mắc bệnh hoặc thậm chí mắc bệnh ung thư vì ăn uống 'không lành mạnh'.

Việt Nam là một quốc gia có nền ẩm thực vô cùng phong phú. Có đủ các loại thịt từ gà, vịt, cá, bò, lợn... Và đa dạng các cách chế biến từ luộc, nướng, chiên. Tuy nhiên, một số thói quen ăn uống sai lầm đang ngày ngày giết chết sức khỏe của chúng ta. Thậm chí, có thể làm tăng nguy cơ ung thư. 

Nghiên cứu được đăng trên tạp chí y khoa The Lancet cho thấy, có khoảng 20% người trên thế giới mắc bệnh hoặc thậm chí mắc bệnh ung thư vì ăn uống "không lành mạnh".

"Không lành mạnh" ở đây bao gồm cả về nguyên liệu, cách chế biến lẫn cách mà chúng ta ăn. Nghiên cứu được đăng trên tạp chí The Lancet đã chỉ rõ sau khi so sánh các quốc gia có dân số đông trên thế giới, Trung Quốc đứng đầu thế giới về tỷ lệ gây ung thư do vấn đề ăn uống.

Bỏ ngay 3 thói quen này khi ăn uống, ung thư có thể càng xa bạn

1. Bỏ thói quen ăn đồ nóng: Giảm nguy cơ mắc ung thư miệng, ung thư thực quản

Ăn đồ nóng là thói quen của nhiều người dân châu Á, đặc biệt là người trung niên và cao tuổi, họ cho rằng ăn đồ nóng sẽ tốt hơn, giúp bụng ấm hơn.

Nhưng trên thực tế, bất kể là miệng hay thực quản đều không thể chịu được thực phẩm quá nóng. Tổ chức Y tế thế giới (WHO) từng lên tiếng cảnh báo rằng tiêu thụ thực phẩm trên 65 độ C có thể làm tổn thương thực quản, khoang miệng và vòm họng, lâu ngày sẽ sinh ra ung thư ở các cơ quan này.

e8cd72020c6f46eb9d908da46f11f7ba.jpeg

WHO khuyến cáo để tránh làm tổn thương cơ thể và phòng ngừa ung thư thực quản thì trước khi ăn, chúng ta nên chờ thực phẩm nguội bớt trong khoảng 50-60 độ C. Khi ăn lẩu, bạn nên hình thành thói quen gắp đồ ăn ra bát rồi mới từ từ thưởng thức.

2. Hạn chế ăn thịt đỏ: Giảm ung thư đại trực tràng

Theo WHO, thịt đỏ là tất cả các loại thịt cơ bắp của động vật có vú, bao gồm thịt bò, thịt bê, thịt lợn, thịt cừu và thịt dê.

Dù lành mạnh hơn thịt chế biến sẵn nhưng thịt đỏ vẫn được WHO xếp vào danh sách chất gây ung thư Nhóm 2A nghĩa là "có thể gây ung thư cho con người". Ăn nhiều thịt đỏ có mối liên hệ mạnh nhất với ung thư đại trực tràng, tuy nhiên, cũng có bằng chứng về sự liên quan đến cả ung thư tuyến tụy và tuyến tiền liệt.

Một nghiên cứu được công bố bởi Nhà xuất bản Đại học Oxford, Anh năm 2007 cho biết thịt đỏ chứa một loại protein có khả năng làm tổn thương ruột người, làm tăng nguy cơ ung thư đại trực tràng.

Thanh-pham-1-1-7696-1648896450.jpeg

Ăn thịt đỏ thường xuyên là nguyên nhân dẫn đến việc tăng cholesterol và tăng huyết áp, cả hai đều có thể dẫn đến bệnh tim và làm tăng nguy cơ phát triển một số loại ung thư. Một số nghiên cứu thậm chí còn phát hiện ra rằng ăn nhiều thịt đỏ làm tăng nguy cơ phát triển bệnh tiểu đường và thậm chí có thể làm giảm tuổi thọ của một người.

Hội đồng Ung thư Úc khuyến cáo rằng, để giảm nguy cơ ung thư, bạn không nên ăn quá 65-100g thịt đỏ nấu chín mỗi tuần.

Thay vì tiêu thụ quá nhiều thịt đỏ, các chuyên gia khuyên nên đổi thịt đỏ thành các loại đậu, thịt trắng hoặc cá... để nuôi dưỡng cơ thể tốt hơn.

3. Không ăn quá nhiều dầu mỡ: Ngăn ngừa ung thư gan

Bác sĩ Chen Hong (bác sĩ trưởng khoa Tiêu hóa của bệnh viện Zhongda, trực thuộc Đại học Đông Nam, Trung Quốc) cho hay nguyên nhân gây ung thư hàng đầu đều xuất phát từ thói quen ăn uống hàng ngày.

1-img-2200-1429069312069.jpeg

Ông đặc biệt nhấn mạnh việc từ bỏ thói quen ăn nhiều dầu mỡ. Chất béo khi đi vào trong cơ thể cần được gan chuyển hóa. Khi hàm lượng chất béo quá nhiều sẽ tạo thêm gánh nặng cho gan, dễ gây ra gan nhiễm mỡ, ảnh hưởng đến chức năng gan, và cuối cùng làm tăng nguy cơ ung thư gan.

Thay vì dùng phương pháp chiên rán, bác sĩ khuyên nên thay thế bằng phương pháp hấp, luộc thực phẩm.

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Quy chế bình chọn danh hiệu 'Ngôi sao thuốc Việt' lần thứ 2

Quy chế bình chọn danh hiệu 'Ngôi sao thuốc Việt' lần thứ 2

Sống khỏe - 1 giờ trước

GĐXH – Các doanh nghiệp tham gia bình chọn danh hiệu “Ngôi sao thuốc Việt” lần thứ 2 phải đáp ứng các yêu cầu, tiêu chí khắt khe mà Ban Tổ chức đưa ra.

Bảo đảm người dân được tiếp cận thuốc kịp thời, có chất lượng, an toàn và chi phí hợp lý

Bảo đảm người dân được tiếp cận thuốc kịp thời, có chất lượng, an toàn và chi phí hợp lý

Y tế - 1 giờ trước

Chiến lược quốc gia phát triển ngành dược Việt Nam giai đoạn đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2045 nhấn mạnh đến phát triển công nghiệp dược, dược liệu sản xuất trong nước đạt trình độ cao hướng tới sản xuất thuốc biệt dược gốc, thuốc có dạng bào chế mới, hiện đại, thuốc sinh học...

Những triệu chứng của bệnh tay chân miệng ở trẻ

Những triệu chứng của bệnh tay chân miệng ở trẻ

Sống khỏe - 2 giờ trước

Tay chân miệng là một bệnh truyền nhiễm do virus gây ra, thường gặp ở trẻ nhỏ dưới 5 tuổi. Vậy những triệu chứng tay chân miệng ở trẻ như thế nào?

Giải thưởng "Ngôi sao thuốc Việt": Vinh danh những doanh nghiệp sản xuất thuốc trong nước có nhiều sản phẩm chất lượng, hiệu quả

Giải thưởng "Ngôi sao thuốc Việt": Vinh danh những doanh nghiệp sản xuất thuốc trong nước có nhiều sản phẩm chất lượng, hiệu quả

Sống khỏe - 3 giờ trước

GĐXH – Các chuyên gia nhận định, “Ngôi sao thuốc Việt” không chỉ là một danh hiệu cao quý mà còn là một tầm vóc mới của doanh nghiệp và sản phẩm thuốc Việt trong khát vọng vươn cao, vươn xa, đưa ngành Dược Việt Nam bước ra thế giới.

6 điều quan trọng cần biết khi dùng thực phẩm bổ sung

6 điều quan trọng cần biết khi dùng thực phẩm bổ sung

Sống khỏe - 4 giờ trước

Trên thế giới, xu hướng sử dụng thực phẩm bổ sung ngày càng tăng, trong đó có Việt Nam do tâm lý loại thực phẩm này có lợi cho sức khỏe. Tuy nhiên, thực phẩm bổ sung chỉ thực sự có lợi khi được dùng đúng cách.

Bất ngờ loại quả khiến người đàn ông 60 tuổi bị hoại tử ruột, ăn theo cách này vừa tránh được sai lầm vừa tốt cho sức khỏe

Bất ngờ loại quả khiến người đàn ông 60 tuổi bị hoại tử ruột, ăn theo cách này vừa tránh được sai lầm vừa tốt cho sức khỏe

Sống khỏe - 5 giờ trước

GĐXH - Một trong 3 sai lầm khiến người đàn ông 60 tuổi phải cắt bỏ ruột non là ăn quá nhiều ổi cứng và giòn, lại còn thường xuyên ăn cả phần ruột chứa nhiều hạt bên trong...

Nhiều người ngáy to nhưng tỉnh dậy vẫn một mực phủ nhận, vì sao vậy?

Nhiều người ngáy to nhưng tỉnh dậy vẫn một mực phủ nhận, vì sao vậy?

Sống khỏe - 16 giờ trước

Người ngủ ngáy thường nói họ không ngáy, phải chăng do họ không hề nghe thấy tiếng ngáy của mình? Các nhà khoa học đã đi tìm câu trả lời cho vấn đề này.

10 thực phẩm làm chậm lão hóa sau tuổi 40

10 thực phẩm làm chậm lão hóa sau tuổi 40

Sống khỏe - 19 giờ trước

Một số nhu cầu dinh dưỡng của cơ thể sẽ khác biệt cùng với quá trình lão hóa, vì vậy việc đưa một số thực phẩm cụ thể vào chế độ ăn uống có thể giúp mọi người làm chậm quá trình lão hóa.

Ca sĩ Quách Thành Danh bất ngờ nhập viện, căn bệnh anh mắc nguy hiểm thế nào?

Ca sĩ Quách Thành Danh bất ngờ nhập viện, căn bệnh anh mắc nguy hiểm thế nào?

Bệnh thường gặp - 20 giờ trước

GĐXH - Ở tuổi U50, ca sĩ Quách Thành Danh không còn như xưa. Lần gần nhất khám tổng quát, giọng ca 7X bị cảnh báo vì chỉ số cholesterol vượt ngưỡng nên vợ bắt ăn kiêng. Gần đây, nam ca sĩ phải nhập viện do rối loại tiền đình.

6 nhóm người có nguy cơ cao mắc bệnh gan nhiễm mỡ

6 nhóm người có nguy cơ cao mắc bệnh gan nhiễm mỡ

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

GĐXH - Bệnh gan nhiễm mỡ có khả năng tự hồi phục nếu bạn có chế độ ăn uống khoa học, điều trị tốt các bệnh như tiểu đường, mỡ máu cao hay béo phì... nếu có.

Top