Từ câu chuyện ung thư gan của người quen, bác sĩ "nghìn like" bệnh viện Việt Đức chia sẻ 10 việc nên làm dịp Tết để gan không bị tổn thương
Theo bác sĩ Trần Quốc Khánh, gan được xếp là 1 trong những cơ quan dễ bị tổn thưởng nhất trong dịp Tết vì những tiệc bia rượu liên miên và ăn uống vô tội vạ.
Bác sĩ Trần Quốc Khánh (Khoa phẫu thuật cột sống, Bệnh viện Việt Đức, Hà Nội) rất nổi tiếng trên mạng xã hội facebook với hàng chục ngàn người theo dõi, bấm like, không chỉ vì dễ mến mà còn vì những kiến thức y khoa rất bổ ích, giúp người đọc có ý thức hơn trong phòng tránh bệnh tật.
Mới đây, bác sĩ Khánh đã chia sẻ nỗi bàng hoàng khi đón nhận thông tin một người quen bị ung thư gan . Anh viết: "Chỉ mới cách đây 30 phút, người em có gửi hình ảnh phim cắt lớp bố người quen. Nhìn phim ám ảnh, anh chị ạ. Ung thư gan đa ổ huyết khối tĩnh mạch cửa...
Xin anh chị hãy quan tâm và hành động càng sớm càng tốt, đặc biệt là những ngày Tết này nhé!"
Cũng theo bác sĩ, gan được xếp là 1 trong những cơ quan dễ bị tổn thưởng nhất trong dịp Tết vì những tiệc bia rượu liên miên và ăn uống vô tội vạ. Để góp phần bảo vệ gan - một trong những cơ quan quan trọng nhất trong cơ thể, bác sĩ Khánh đã dành cho mọi người những lời khuyên sau đây.

Bác sĩ Trần Quốc Khánh.
10 giải pháp bảo vệ gan mà bác sĩ Trần Quốc Khánh chia sẻ
1. Tuyệt đối không uống rượu khi đang dùng các loại thuốc chữa bệnh và ngược lại
Theo bác sĩ, khi đã uống rượu thì không uống các loại thuốc chữa bệnh vì có thể dẫn đến nguy cơ ngộ độc, viêm gan, suy gan rất cao. Tuyệt đối không tự tiện ra nhà thuốc mua và sử dụng thuốc khi chưa có bác sĩ kê đơn hoặc dùng thuốc Tây của người khác để chữa bệnh cho mình. Chỉ dùng thuốc với liều lượng được khuyến cáo từ bác sĩ kê đơn.
2. Từ bỏ thói quen ăn đồ mốc
Thực phẩm đã ôi, mốc, lên men, hoặc hư (lạc mốc, nấm mốc, bánh chưng mốc…) tuyệt đối không được ăn. Nhỡ cho vào miệng rồi cũng phải cho ra và súc miệng sạch.
3. Không nên uống rượu liên tục nhiều lần trong ngày và mỗi lần quá nhiều
Bác sĩ Khánh cho rằng, nếu biết cả ngày Tết phải đi giao lưu nhiều thì mỗi nơi chỉ sử dụng 1 chén rượu nhỏ, và nên ưu tiên chỉ uống 1 dòng rượu (nếu được). Nếu gặp rượu mạnh cần pha loãng với đá, nước lọc, cố gắng đưa rượu về dưới 30 độ là tốt nhất. Nguy cơ tổn thương gan và sức khoẻ cơ thể tăng lên khi chúng ta dùng quá 8 ly mỗi tuần đối với nữ và 15 ly mỗi tuần đối với nam giới. Đặc biệt là những người có tiền sử bệnh lý gan mật.
4. Tuyệt đối không uống rượu bia khi bụng đang đói vì đó là tự sát
Bác sĩ khuyên luôn ăn gì đó lót dạ trước khi uống rượu, tốt nhất là trước 30 phút.
5. Tuyệt đối không dùng thuốc nam, thuốc lá theo mách bảo.
Đã nhiều người bị suy gan, suy thận cấp phải nhập viện cấp cứu ở các bệnh viện lớn do sử dụng những bài thuốc này, đặc biệt trong giai đoạn uống nhiều như những ngày Tết. Tuyệt đối không dùng rượu ngâm thập cẩm các loại động vật, thực vật khác nhau.
Nhiều người tưởng đó là quý những thực sự những loại rượu đó tiềm ẩn nhiều nguy cơ với sức khoẻ con người. Chỉ nên uống 1 dòng rượu duy nhất, nếu rượu ngâm thì chỉ uống loại ngâm 1 dòng duy nhất (và ưu tiên rượu ngâm thực vật).
6. Người đang bị viêm gan, xơ gan… không nên uống rượu vì uống là tự sát
7. Giảm cân, kiểm soát mỡ máu
Làm như vậy để giảm nguy cơ bị bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu (Nonalcoholic Fatty Liver Disease). Kiểm soát tốt và theo dõi định kỳ tình trạng viêm gan virus nếu bị nhiễm.
8. Tăng cường sử dụng các thực phẩm tốt cho gan
- Yến mạch: Yến mạch chứa beta-glucans giúp điều chỉnh hệ thống miễn dịch và chống lại tình trạng viêm. Chúng còn có thể đặc biệt hữu ích trong cuộc chiến chống lại bệnh tiểu đường và béo phì đồng thời góp phần giảm lượng dự trữ chất béo trong gan. Tốt nhất là sử dụng yến mạch nguyên hạt hoặc yến mạch cắt sợi, tránh dùng bột yến mạch đóng gói vì có thể đã thêm chất bảo quản, chất độn như tinh bột hoặc đường tinh luyện.
- Thực phẩm hằng ngày: Cá tươi, dầu ô-liu, tỏi, và các loại rau củ đều vô cùng tốt cho lá gan của chúng ta.
- Về đồ uống: Trà xanh, cafe nên là nước uống thường ngày.
- Tráng miệng: Ưu tiên nho, lê, bưởi, cam...
9. Thực phẩm không tốt cho gan
- Thức ăn nhiều chất béo: Đồ ăn chiên rán-quay-nướng, đồ ăn nhanh, đồ ăn nhẹ đóng gói sẵn, khoai tây chiên.
- Thực phẩm giàu tinh bột: Chúng bao gồm bánh mì, mì ống và bánh ngọt hoặc bánh nướng.
- Đường: Cắt giảm lượng đường và thức ăn có nhiều đường như ngũ cốc, bánh nướng và kẹo có thể giúp giảm... stress cho gan.
- Muối: Chúng ta có thể giảm lượng muối bằng cách ăn nhạt hơn, tránh các loại thịt hoặc rau đóng hộp, giảm hoặc tránh các loại thịt nguội và thịt xông khói.
10. Kiểm tra sức khỏe kịp thời
BS Khánh khuyên rằng: Nếu những ngày tết thấy người mệt mỏi, tức đau hạ sườn phải, không muốn ăn, vàng da-mắt thì mọi người nên đi vào viện kiểm tra chức năng gan ngay vì có thể đang bị viêm gan cấp.
Theo Nhịp Sống Việt

Người đàn ông đột tử sau trận đấu tennis
Sống khỏe - 7 giờ trướcNgày 1/4, Bệnh viện E đã tiếp nhận một bệnh nhân nam 41 tuổi do xe cấp cứu 115 đưa đến trong tình trạng nguy kịch, ngừng tuần hoàn sau khi chơi tennis.

Ra mắt mô hình điểm 'An toàn trên không gian mạng, vững vàng trong chuyển đổi số' tại Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An
Sống khỏe - 7 giờ trướcMô hình ra đời nhằm xây dựng Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An trở thành điểm sáng trong công cuộc chuyển đổi số, đảm bảo an toàn, an ninh mạng và bảo vệ dữ liệu cá nhân.

Dấu hiệu nhận biết và biến chứng đáng sợ của bệnh zona thần kinh
Bệnh thường gặp - 12 giờ trướcGĐXH - Sau một tuần điều trị, bệnh nhân đã đỡ cảm giác đau rát, châm chích vùng mạn sườn, ko còn đau dữ dội như trước, chỉ còn đau âm ỉ.

Hội thảo khoa học: Nghiên cứu triển khai thử lâm sàng Dược chất Coenzyme NAD+ từ cây nấm tuyết Nhật Bản tại Việt Nam
Y tế - 13 giờ trướcGĐXH - Vừa qua, Viện Đông y Việt Nam phối hợp với các chuyên gia vừa tổ chức Hội thảo khoa học: Nghiên cứu triển khai thử lâm sàng Dược chất Coenzyme NAD+ từ cây nấm tuyết Nhật Bản tại Việt Nam.

Nhận thức đúng, can thiệp kịp thời giúp trẻ tự kỷ sớm hòa nhập cộng đồng
Sống khỏe - 14 giờ trướcGĐXH - Theo các chuyên gia, dù không thể "chữa khỏi" nhưng tự kỷ hoàn toàn có thể được hỗ trợ hiệu quả nếu có nhận thức đúng và hành động đúng từ gia đình, nhà trường và xã hội.

Đi khám vì nước tiểu sậm màu, bé 9 tuổi phát hiện bị tổn thương thận do căn bệnh này gây nên
Bệnh thường gặp - 15 giờ trướcGĐXH - Căn bệnh lupus ban đỏ của bé đã ảnh hưởng đến thận nên cần ăn nhạt, ít muối, hạn chế tiếp xúc ánh nắng, tốt nhất trước 8 giờ sáng và sau 5 giờ chiều...

Nga lên tiếng về loại virus chưa xác định gây ra tình trạng sốt và ho ra máu
Bệnh thường gặp - 15 giờ trướcRospotrebnadzor - cơ quan của Nga chịu trách nhiệm giám sát việc bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và sức khỏe cộng đồng - đã lên tiếng về loại virus lạ này.

Ngày nào cũng ăn chuối có được không?
Sống khỏe - 15 giờ trướcNhiều người thích ăn chuối hàng ngày nhưng lo lắng hàm lượng đường trong loại quả này ảnh hưởng đến sức khỏe. Tham khảo những thông tin dinh dưỡng của chuối để có thêm lựa chọn cho chế độ ăn.

Người tham gia BHYT thay đổi cơ sở khám, chữa bệnh thế nào?
Y tế - 18 giờ trướcCơ quan BHXH thực hiện thay đổi nơi đăng ký khám, chữa bệnh BHYT ban đầu của người tham gia trên cơ sở dữ liệu thẻ BHYT. Trường hợp thông tin trên thẻ BHYT bản giấy và bản điện tử khác nhau thì thực hiện theo thông tin trên thẻ BHYT điện tử.

Liên tiếp 3 người ở Quảng Ninh ngừng tim do nhồi máu cơ tim cấp
Bệnh thường gặp - 18 giờ trướcGĐXH - Cả 3 bệnh nhân nhồi máu cơ tim lần này đều rơi vào tình trạng rung thất, ngừng tim chỉ trong vài giây...

Đo đường huyết, chỉ số đường huyết bao nhiêu thì mắc bệnh tiểu đường?
Bệnh thường gặpGĐXH - Nếu chỉ số đường huyết thường xuyên trong khoảng 5.6 đến 7 mmol /l thì được xem là bị tiền đái tháo đường, nếu vượt quá 7mmol/l và HbA1C ≥ 6,5 mmol.l thì có thể bệnh nhân đã mắc bệnh tiểu đường.