Tự kiểm tra ung thư gan bằng việc soi gương mỗi ngày: Nếu phát hiện 3 bất thường này trên da thì khả năng cao bạn đã mắc bệnh
Theo Globocan 2018, tại Việt Nam ung thư gan đứng hàng thứ nhất kể cả về tỷ lệ tử vong và số ca mới mắc. Mỗi ngày, bạn có thể tự kiểm tra ung thư gan và các bất thường khác thông qua việc soi gương.
Chuyên gia sức khỏe thường khuyên các gia đình nên có sẵn 2 thứ trong nhà. Thứ nhất là chiếc cân điện tử để bạn theo dõi cân nặng mỗi ngày. Thứ hai là chiếc gương để bạn quan sát cơ thể đều đặn.
Nhắc đến gương, nhiều người nghĩ nó chỉ là thứ đồ giúp bạn kiểm tra mình mặc đồ, trang điểm đủ chỉnh tề hay chưa. Nhưng trong nhiều trường hợp, gương sẽ là vị cứu tinh giúp bạn nhận ra những bất thường trên da, trên hình dáng cơ thể. Trong đó, dấu hiệu của ung thư gan là rõ ràng nhất.
Gan là một trong những cơ quan nội tạng hoạt động âm thầm trong cơ thể chúng ta. Cơ quan này là nhà máy hóa chất của cơ thể vì nó đảm trách cũng như điều hòa rất nhiều các phản ứng hóa sinh, dự trữ glycogen, tổng hợp protein huyết tương và thải độc... vì thế nếu gan bị tổn thương, bệnh nhân thường xuất hiện nhiều dấu hiệu rõ ràng nhất trên da.
Tự kiểm tra ung thư gan thông qua việc soi gương
Cách thực hiện rất đơn giản. Mỗi sáng trước khi ngủ dậy hoặc mỗi tối trước khi lên giường đi ngủ, bạn hãy đứng trước gương và quan sát cơ thể, nếu nhận thấy da có những vấn đề dưới đây thì nên cân nhắc đến chuyện đi thăm khám sức khỏe.
1. Soi gương và nhận ra da xỉn màu
Ở những người khỏe mạnh, làn da có thể đen, trắng, nâu tùy thời điểm nhưng chắc chắn luôn căng bóng, hồng hào.
Ngược lại, những người bị viêm gan, ung thư gan thì sắc mặt, màu da sẽ ngày một xấu đi, thậm chí có màu xám đen như thể lâu ngày không rửa mặt. Đồng thời, vùng da xung quanh mắt người bệnh sẽ bị thâm đen như gấu trúc. Lý do là vì rối loạn chức năng gan sẽ gây rối loạn chức năng tuyến yên, dẫn đến hormone melanogenesis do tuyến yên tiết ra tăng lên đáng kể, gây nám da và làm sạm màu da, thâm quầng vùng mắt người bệnh.
2. Da và tròng mắt chuyển sang màu vàng
Nếu bạn vẫn ăn uống bình thường, đầy đủ dinh dưỡng mà da mặt ngày càng vàng thì hãy coi chừng đó là dấu hiệu của ung thư gan. Tình trạng vàng da thường xảy ra ở giai đoạn giữa và cuối của ung thư gan, khi tế bào ung thư dã di căn, chèn ép và xâm lấn mật.

Bilirubin là thành phần quan trọng của ống mật, được chuyển hóa và đào thải tại gan. Khi chức năng gan bị tổn thương nghiêm trọng thì mật sẽ không thể chuyển hóa một cách bình thường, một lượng lớn bilirubin sẽ đi vào máu và dần dần lan rộng khắp cơ thể, khiến da và mắt xuất hiện màu vàng bất thường.
3. Da và mắt bị ngứa bất thường
Khi mắc bệnh gan, nhiều bệnh nhân sẽ cảm thấy ngứa. Khi khối u của gan đè nén ống mật có thể gây bài tiết mật kém, từ đó dẫn đến ngứa da. Các bác sĩ công tác tại Hệ thống Y tế Johns Hopkins cho biết nếu cơn ngứa da kéo dài trên 2 tuần và đi kèm triệu chứng da chuyển màu vàng, nước tiểu sẫm như màu trà, khó thở, nổi mề đay, sưng mặt, sưng cổ họng... thì bạn nên đi khám gan càng sớm càng tốt.

Ngoài ngứa da thì ngứa mắt cũng là triệu chứng bệnh gan. Y học Trung Quốc có câu: "Gan và mắt thông nhau". Ý muốn nói mắt là bộ phận có mối liên hệ chặt chẽ với gan. Để hoạt động bình thường, mắt rất cần được gan nuôi dưỡng máu. Khi gan nhiễm bệnh, mắt có thể chuyển sang màu vàng, mắt bị khô, ngứa.
Ba triệu chứng bất thường trên đều là biểu hiện của tổn thương gan, dù không liên quan đến ung thư gan nhưng cũng có thể là biểu hiện của các bệnh gan nghiêm trọng khác như viêm gan virus, xơ gan... Vì vậy, một khi xuất hiện các triệu chứng này, bạn cần chủ động đi khám, bao gồm chụp chiếu hình ảnh gan, kiểm tra chức năng gan...
Chúng ta cần làm gì để phòng ung thư gan hiệu quả?
Để phòng ngừa ung thư gan, việc cần làm đầu tiên đó là hạn chế uống rượu. Khi gan thường xuyên phải tiếp xúc với cồn, phản ứng hóa học của cồn có thể làm hỏng các tế bào gan, dẫn đến viêm gan, dễ hình thành ung thư gan. Ngoài ra, chúng ta nên xây dựng một chế độ ăn cân bằng các loại chất đạm, chất béo, vitamin, khoáng chất, ăn nhiều thực phẩm tươi, giàu chất xơ: rau xanh, trái cây,… tránh ăn nhiều đồ chiên, nướng, uống đủ nước mỗi ngày. Bạn nên đảm bảo tập thể dục ít nhất nửa giờ mỗi ngày và tiếp tục tập thể dục 5 ngày một tuần.
Cuối cùng, cần thường xuyên khám sức khỏe định kỳ (6 tháng/lần) để biết tình trạng của gan đồng thời hay điều trị kịp thời nếu mắc các bệnh về gan là giải pháp hiệu quả để tránh đối mặt với ung thư gan.

Dấu hiệu nhận biết và biến chứng đáng sợ của bệnh zona thần kinh
Bệnh thường gặp - 12 giờ trướcGĐXH - Sau một tuần điều trị, bệnh nhân đã đỡ cảm giác đau rát, châm chích vùng mạn sườn, ko còn đau dữ dội như trước, chỉ còn đau âm ỉ.

Đi khám vì nước tiểu sậm màu, bé 9 tuổi phát hiện bị tổn thương thận do căn bệnh này gây nên
Bệnh thường gặp - 15 giờ trướcGĐXH - Căn bệnh lupus ban đỏ của bé đã ảnh hưởng đến thận nên cần ăn nhạt, ít muối, hạn chế tiếp xúc ánh nắng, tốt nhất trước 8 giờ sáng và sau 5 giờ chiều...

Nga lên tiếng về loại virus chưa xác định gây ra tình trạng sốt và ho ra máu
Bệnh thường gặp - 15 giờ trướcRospotrebnadzor - cơ quan của Nga chịu trách nhiệm giám sát việc bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và sức khỏe cộng đồng - đã lên tiếng về loại virus lạ này.

Liên tiếp 3 người ở Quảng Ninh ngừng tim do nhồi máu cơ tim cấp
Bệnh thường gặp - 18 giờ trướcGĐXH - Cả 3 bệnh nhân nhồi máu cơ tim lần này đều rơi vào tình trạng rung thất, ngừng tim chỉ trong vài giây...

Đo đường huyết, người bệnh tiểu đường cần làm điều này để có kết quả chính xác nhất
Bệnh thường gặp - 20 giờ trướcGĐXH - Người bệnh tiểu đường cần đo đường huyết thường xuyên để biết lượng đường trong cơ thể đang ở mức cao hay thấp. Từ đó điều chỉnh chế độ ăn uống và thói quen sinh hoạt của mình.

Dấu hiệu cảnh báo sớm bệnh thận? Chị em có 1 trong 8 dấu hiệu này cần cảnh giác
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcGĐXH - Bệnh thận yếu ở nữ giới nếu không phát hiện và điều trị có thể tiến triển nặng, trường hợp nguy hiểm nhất là mất hoàn toàn chức năng thận, khi đó người bệnh phải chạy thận, lọc máu nhân tạo.

Người đàn ông bị xương sườn đâm thủng phổi
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcGĐXH - Hình ảnh chụp cắt lớp ngực ghi nhận bệnh nhân bị tràn khí, tràn máu màng phổi với một hình ảnh mảnh xương sườn đâm vào nhu mô phổi.

Đo đường huyết, chỉ số đường huyết bao nhiêu thì mắc bệnh tiểu đường?
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcGĐXH - Nếu chỉ số đường huyết thường xuyên trong khoảng 5.6 đến 7 mmol /l thì được xem là bị tiền đái tháo đường, nếu vượt quá 7mmol/l và HbA1C ≥ 6,5 mmol.l thì có thể bệnh nhân đã mắc bệnh tiểu đường.

Bí quyết cải thiện lipid máu bằng cách ăn quả bơ mỗi ngày
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcĂn một quả bơ mỗi ngày có thể cải thiện chất lượng ăn uống, giấc ngủ và lipid máu - những yếu tố quan trọng giúp bảo vệ sức khỏe tim mạch và giảm nguy cơ mắc các bệnh rối loạn chuyển hóa.

Người đàn ông 52 tuổi mắc bệnh tiểu đường qua đời do mắc sai lầm này
Bệnh thường gặp - 2 ngày trướcGĐXH - Dù phát hiện mắc bệnh tiểu đường đã lâu, nhưng do điều kiện cũng như hiểu biết hạn hẹp, ông đã bỏ qua mọi cảnh báo.

Đo đường huyết, chỉ số đường huyết bao nhiêu thì mắc bệnh tiểu đường?
Bệnh thường gặpGĐXH - Nếu chỉ số đường huyết thường xuyên trong khoảng 5.6 đến 7 mmol /l thì được xem là bị tiền đái tháo đường, nếu vượt quá 7mmol/l và HbA1C ≥ 6,5 mmol.l thì có thể bệnh nhân đã mắc bệnh tiểu đường.