Tử vong vì...si-rô ho
Nhiều người cho rằng si-rô ho là “thuốc lành”, tuy nhiên, trên thực tế, tác dụng phụ của các thành phần chứa trong si-rô ho hết sức nguy hiểm.
Theo nghiên cứu của Cơ quan quản lý dược- thực phẩm Mỹ (FDA), từ giữa những năm 1960 đến năm 2007, đã có 103 trẻ em Mỹ dưới 10 tuổi tử vong vì dùng quá liều si-rô điều trị ho và cảm cúm. Nhiều người cho rằng si-rô ho là “thuốc lành”, tuy nhiên, trên thực tế, tác dụng phụ của các thành phần chứa trong si-rô ho hết sức nguy hiểm.
Gây buồn ngủ
Ngày 4/10/2010, tai nạn xe buýt ở bang Georgia (Mỹ) đã cướp đi sinh mạng của 1 học sinh nam lớp 11 và khiến 13 học sinh khác bị thương.
Những học sinh sống sót sau vụ tai nạn khẳng định khi sự việc xảy ra, tài xế đang trong tình trạng ngủ gật. Xét nghiệm máu và nước tiểu của tài xế cho kết quả âm tính với rượu và các loại thuốc cấm, tuy nhiên, lại dương tính với chất brompheniramine – một thành phần trong si-rô ho anh ta uống trước khi đi làm, có thể gây buồn ngủ và mệt mỏi.
Theo tờ Guardian (Anh), các chất như pholcodeine hoặc dextromethorphan trong si-rô hoặc một vài loại thuốc ho có thể gây buồn ngủ, chóng mặt, vì thế sau khi uống si-rô ho, người bệnh nên nghỉ ngơi, không nên lái xe. Một số loại thuốc long đờm chứa ipecacuanha hoặc guaifenesin có thể gây buồn ngủ, đau đầu, mệt mỏi. Các loại thuốc ho chứa thành phần kháng histamine, ảnh hưởng đến hoạt động của mắt, mũi, có thể gây một số tác dụng phụ như buồn ngủ, ảo giác, loạn nhịp tim.
Gây ngạt nếu dùng quá liều
Tháng 5/2011, một bé trai 6 tuổi tại bang Massachusetts tử vong sau khi người mẹ vì muốn con dễ ngủ đã cho con uống si-rô ho với liều lượng gấp ba lần mức cho phép. Theo các chuyên gia y tế, một số thành phần trong si-rô ho như diphenhydramine khi uống quá liều sẽ gây ra hiện tượng ngạt thở kéo dài khiến trẻ tử vong.
Theo nghiên cứu của Cơ quan quản lý dược- thực phẩm Mỹ (FDA), từ giữa những năm 1960 đến năm 2007, đã có 103 trẻ em Mỹ dưới 10 tuổi tử vong vì dùng quá liều si-rô điều trị ho và cảm cúm.
FDA đã rất nhiều lần cảnh báo các bậc phụ huynh thận trọng khi dùng thuốc ho, thuốc điều trị cảm cúm dạng viên hoặc si-rô ho cho trẻ dưới 2 tuổi bởi lo ngại về tác dụng phụ của các thành phần trong thuốc.
Thay chất kích thích
Ngày 5/12/2007, người ta phát hiện thấy thi thể ca sỹ nhạc rap người Mỹ, Chad Butter, nghệ danh “Pimp C”, tại một khách sạn ở Hollywood.
Theo điều tra, nạn nhân đã uống si-rô ho quá liều, lại thêm tiền sử bệnh ngưng thở tạm thời. Tác dụng của chất promethazine (chống dị ứng) và codeine (giảm đau) chứa trong si-rô ho đã khiến thời gian ngừng thở kéo dài, dẫn đến tử vong.
Pimp C chỉ là một trong nhiều nạn nhân của việc lạm dụng si-rô ho thay chất kích thích, đang rất phổ biến trong tầng lớp thanh thiếu niên Mỹ, do si-rô rẻ và dễ mua hơn các loại thuốc giảm đau hoặc chất gây nghiện.
Trước đây, hầu hết các loại si-rô ho đều chứa cồn. Dù hiện giờ đã giảm nhiều nhưng một số thành phần trong si-rô ho vẫn khiến người bệnh có cảm giác phê và lâng lâng như uống rượu. Những thành phần này rất nguy hiểm khi sử dụng quá liều, đặc biệt khi sử dụng với rượu.
Mẫu si-rô ho tìm thấy trong cơ thể Pimp C là loại “chất gây say” phổ biến ở miền nam nước Mỹ, đặc biệt là bang Texas. Đây là loại thuốc ho chứa lượng lớn chất codeine, được chỉ định dùng theo đơn, tuy nhiên, vẫn có thể tìm mua tại một số cửa hàng bán lén lút, hoặc thông qua các đơn thuốc giả.
Chất codeine và promethazine trong si-rô ho có thể làm ngưng trệ hệ thống hô hấp, tê liệt hệ thần kinh trung ương, gây đau tim hoặc rối loạn tim mạch. Hầu như các trường hợp tử vong, nạn nhân đều chết vì ngạt.
Năm 2008, Cục quản lý dược- thực phẩm Mỹ (FDA) cảnh báo việc sử dụng si-rô ho được chỉ định theo đơn, Tussionex không đúng cách.
Trong Tussionex chứa một lượng lớn chất an thần, giảm đau hydrocodone, có thể gây nhiều tác dụng phụ nguy hiểm nếu sử dụng không đúng cách.
Trào lưu sử dụng Tussionex phổ biến trong thanh niên Mỹ từ năm 2000, gây ra một số trường hợp tử vong. Tuy nhiên, 8 năm sau, FDA mới phát hiện ra nguyên nhân và lên tiếng cảnh báo.
Cuối năm 2011, bang California (Mỹ) ban hành lệnh cấm bán si-rô ho cho người dưới 18 tuổi, do phát hiện chất Dextromethorphan (DXM) - thành phần chính trong si-rô ho hiện nay có thể gây ảo giác và thậm chí tử vong. Các nhà thuốc vi phạm sẽ phải nộp phạt 250 USD.
Theo Bee.net.vn

Thời điểm uống cà phê đem lại nhiều lợi ích
Sống khỏe - 1 giờ trướcMọi người thường có thói quen uống cà phê vào buổi sáng nhưng không phải giờ nào cũng phù hợp.

2 bệnh viện đầu ngành chạy đua cứu sống mẹ con sản phụ mắc căn bệnh nguy hiểm
Mẹ và bé - 4 giờ trướcGĐXH - Theo các bác sĩ, mang thai khi đang điều trị lao kháng thuốc là trường hợp đặc biệt nguy hiểm khi vừa phải đảm bảo tính mạng cho mẹ, vừa phải bảo vệ thai nhi trong bụng.

Chỉ sau vài ngày bị sốt, người đàn ông 35 tuổi rơi vào nguy kịch do căn bệnh hay gặp ở trẻ nhỏ
Sống khỏe - 6 giờ trướcGĐXH - Theo các bác sĩ, bệnh nhân bị viêm cơ tim, một biến chứng hiếm gặp của sởi. Điều này khiến quá trình điều trị càng trở nên phức tạp, tiên lượng hạn chế.

7 lưu ý giúp chạy bộ an toàn, tránh đột quỵ
Sống khỏe - 6 giờ trướcChạy bộ tốt cho sức khỏe, nhưng nếu chủ quan, không tầm soát bệnh lý tim mạch và tập sai cách, người chạy có thể đối mặt nguy cơ đột quỵ bất cứ lúc nào.

5 loại thực phẩm phổ biến cải thiện tình trạng thiếu máu
Sống khỏe - 7 giờ trướcThiếu máu khiến cơ thể dễ mệt mỏi, năng lượng thấp, chán nản... có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như suy nhược cơ thể, ảnh hưởng đến tim mạch (như suy tim, rối loạn nhịp tim), thiếu máu não… nghiêm trọng có thể dẫn đến tử vong.

Người đàn ông 46 tuổi ở Quảng Ninh có sỏi thận 'khủng' như san hô do mắc sai lầm này trong nhiều năm
Y tế - 21 giờ trướcGĐXH - Kết quả thăm khám cho thấy, bệnh nhân có sỏi thận 2 bên, thận bên phải có khối sỏi lớn hình dạng giống san hô, chiếm gần hết bể thận.

Người đàn ông bị đỉa chui vào niệu đạo trong lúc làm việc ngoài đồng
Y tế - 1 ngày trướcGĐXH - Anh P.V.A. bị một con đỉa chui vào niệu đạo trong lúc làm việc ngoài đồng. Khi phát hiện, bệnh nhân đã kịp thời dùng tay ép chặt niệu đạo để hạn chế đỉa chui sâu hơn.

AI đã và đang góp phần hỗ trợ cho quá trình khám chữa bệnh
Y tế - 1 ngày trướcGĐXH - "AI đã và đang góp phần giải quyết những thách thức trong y tế dự phòng,hỗ trợ rất tốt cho đội ngũ y bác sĩ trong tình trạng quá tải bệnh viện như hiện nay" - TS BS Nguyễn Trọng Khoa, Phó Cục trưởng Cục Quản lý Khám chữa bệnh (Bộ Y tế) nhấn mạnh.

Mỗi ngày hai cốc nước đậu đen gừng, điều gì sẽ xảy ra với cơ thể sau một tuần?
Sống khỏe - 1 ngày trướcNgười uống nước đậu đen rang gừng mỗi ngày có thể cảm nhận rõ thay đổi tích cực chỉ sau một tuần.

Điều gì xảy ra với cơ thể bạn nếu ăn sáng bằng cơm?
Sống khỏe - 1 ngày trướcBữa sáng với cơm nóng, rau và thức ăn mới nấu giúp bổ sung năng lượng, ngăn đau dạ dày, cải thiện trí nhớ sau gần 15 tiếng cơ thể không được nạp dinh dưỡng.

Mỗi ngày hai cốc nước đậu đen gừng, điều gì sẽ xảy ra với cơ thể sau một tuần?
Sống khỏeNgười uống nước đậu đen rang gừng mỗi ngày có thể cảm nhận rõ thay đổi tích cực chỉ sau một tuần.