Hà Nội
23°C / 22-25°C

Từ vụ bé trai tử vong vì bị tôn cứa cổ: Những hiểm họa từ việc sơ cứu ban đầu sai cách

Thứ tư, 19:00 28/09/2016 | Y tế

GiadinhNet - Trong nhiều trường hợp gặp người bị thương, bị tai nạn giao thông hoặc tai nạn sinh hoạt, việc sơ cứu ban đầu quan trọng hơn là việc bế xốc nạn nhân đi cấp cứu. Không ít trường hợp, vì sơ cứu sai cách có thể khiến chấn thương nặng thêm, thậm chí đe dọa tính mạng nạn nhân.


Trong nhiều trường hợp gặp người bị thương, việc sơ cứu ban đầu quan trọng hơn là việc bế xốc nạn nhân đi cấp cứu. Tranh minh họa.

Trong nhiều trường hợp gặp người bị thương, việc sơ cứu ban đầu quan trọng hơn là việc bế xốc nạn nhân đi cấp cứu. Tranh minh họa.

Sơ cứu sai cách khiến tình trạng bệnh nặng thêm

Chia sẻ với PV Báo GĐ&XH, PGS.TS Nguyễn Xuân Hùng, Trưởng khoa Khám bệnh (Bệnh viện Việt Đức) cho biết, sơ cứu ban đầu khi gặp trường hợp tai nạn (giao thông, sinh hoạt, lao động, va chạm xã hội…) rất quan trọng, nhiều khi quyết định cả tính mạng nạn nhân. Nhưng trong nhiều trường hợp, chính sơ cứu, can thiệp ban đầu sai cách lại khiến tình trạng chấn thương nặng hơn. Nghiên cứu của Bệnh viện Việt Đức cho thấy, 50% các trường hợp bị tai nạn được đưa đến cấp cứu tại Bệnh viện này bị sơ cứu sai cách.

Theo PGS.TS Nguyễn Xuân Hùng, khi gặp trường hợp tai nạn trên đường, trước hết phải làm là quan sát lần lượt từ việc nạn nhân có thở tốt không, xem vết thương có chảy máu không, ý thức nạn nhân có tỉnh táo không? Sau đó, tiếp tục quan sát xem nạn nhân có gặp chấn thương nguy hiểm (sọ não, ngực, cột sống, tứ chi). Đồng thời, phải gọi điện thoại ngay đến cơ sở y tế gần nhất, hoặc gọi người xung quanh để có người hỗ trợ chứ không nên loay hoay làm một mình. “Vì không phải là nhân viên y tế, có những can thiệp khiến tình trạng chấn thương nặng thêm”, PGS.TS Nguyễn Xuân Hùng cảnh báo.

Cụ thể, nếu quan sát đường thở nạn nhân có vấn đề, ví dụ nạn nhân bị tắc, khó thở, phải xem lại đường thở có bị tắc do dị vật, đất cát, bị nôn sặc, hoặc vết thương chảy máu gây sặc. Trong trường hợp đó, phải cho nạn nhân nằm nghiêng, lấy sạch dị vật để cho nạn nhân được thông đường thở.

Một chấn thương khác là chấn thương cột sống, đặc biệt là cột sống cổ. PGS.TS Nguyễn Xuân Hùng phân tích: “Hình dung, cột sống là một trục có ống tủy ở trong, khi bị chấn thương cột sống, nếu chúng ta khiêng bệnh nhân bị yếu cột sống do bị gãy, đốt sống có thể cắt tủy, khiến bệnh nhân bị liệt. Trong trường hợp sau khi quan sát thấy chấn thương cột sống, thấy vùng cột sống bị bầm tím, phải hỏi nạn nhân có đau cột sống lưng, cột sống cổ không. Nếu có, phải tuyệt đối cho nạn nhân nằm im, không di chuyển. Việc can thiệp sai cách có thể khiến nạn nhân ngừng thở ngay lập tức. Những chấn thương cột sống cổ thường gặp trong trường hợp ngã dàn giáo, ngã từ trên cây, trên cao xuống thì không được can thiệp sơ cứu ngay bằng cách di chuyển nạn nhân”.

Một chấn thương nghiêm trọng khác cũng rất hay gặp là chấn thương ngực, bao gồm chấn thương hở và kín. Nếu chấn thương ngực hở có thể gây ra tràn máu, tràn khí trong màng phổi vì có xương sườn đâm vào trong. Nếu thấy vết thương hở ra, phải bịt ngay vào bằng mọi cách, vì chấn thương hở sẽ gây xẹp phổi, gây tràn máu, tràn khí vào sẽ ép vào phổi không nở ra được, nạn nhân sẽ tắc thở.

Phải đưa nạn nhân vào cơ sở y tế gần nhất

Trong tình huống gặp nạn nhân bị gãy xương tứ chi, nguyên tắc cơ bản là phải cố định phần gãy nguyên tư thế. Tuyệt đối không sờ nắn, vì việc nắn xương tứ chi có thể biến gãy xương hở thành gãy kín. Lúc này, cần cố định khớp trên, khớp dưới vùng chi bị gãy.

TS Dương Đức Hùng (Viện Tim mạch, Bệnh viện Bạch Mai) lấy dẫn chứng: Nếu nạn nhân bị gãy xương cẳng tay, phải cố định khớp cổ tay và khớp khuỷu tay. Còn nếu nạn nhân bị gãy xương cẳng chân, về nguyên tắc phải có nẹp dài cố định để nẹp cùng phía chân bị gãy, nhưng nếu không kiếm được thanh tre, thanh gỗ dài để nẹp cố định thì trong kỹ thuật sơ cứu thích ứng, chúng ta sẽ dùng chính cái chân còn lại và cơ thể để làm nẹp. Theo đó, chúng ta sẽ buộc hai cổ chân vào nhau (khớp dưới), rồi dùng gạc buộc tiếp vào trên gối (khớp trên). Sau đó, vận chuyển nạn nhân đến cơ sở y tế gần nhất. TS Dương Đức Hùng chia sẻ: “Trong trường hợp bị gãy tứ chi, nếu chuyển nạn nhân đi cấp cứu trong tình trạng chân tay “lủng lẳng” thì rất nguy hiểm...”.

Với chấn thương mạch máu thì nguyên tắc là phải cầm máu. Biện pháp garo theo PGS.TS Nguyễn Xuân Hùng thì hiện nay ít được dùng, với lý do: Nếu garo mà phải vận chuyển nạn nhân đi quãng đường quá xa, sau 6 tiếng (không kể thời gian người ta bị tai nạn), lại garo vận chuyển không đúng, có khi gây hoại tử vùng được garo. “Biện pháp an toàn và đơn giản nhất là băng ép lại. Chúng ta sẽ tìm bông gạc, vải sạch ép trực tiếp vào vùng bị chảy máu”, PGS.TS Nguyễn Xuân Hùng cho biết.

Cũng theo PGS.TS Nguyễn Xuân Hùng, trong một số trường hợp có thể dùng garo. Chẳng hạn, nếu chân bị cắt cụt gây chảy máu, phần mỏm bị chảy máu thì có thể garo ngay trực tiếp vì đó là mạch máu ngoại vi. Tuyệt đối không được garo phía trên chân vì nó có thể gây hoại tử. Trường hợp bị chảy máu chỗ khác, chỉ nên băng ép vào.

PGS.TS Nguyễn Xuân Hùng nêu quan điểm: “Về việc tranh luận xem nên đưa nạn nhân đến cơ sở y tế gần nhất hay đưa đến cơ sở chuyên khoa chấn thương, bệnh viện hạng cao, theo tôi, nên đưa đến cơ sở y tế gần nhất nếu nạn nhân nặng. Ở đó, có những trang thiết bị tối thiểu để sơ cứu, từ đó có thể chuyển đi cơ sở chuyên khoa. Nếu ngay lập tức vận chuyển đến cơ sở chuyên khoa, nếu không may gặp tắc đường thì rất nguy hiểm”.

PGS.TS Nguyễn Xuân Hùng, Trưởng khoa Khám bệnh, Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức cho biết: “Tai nạn giao thông trên các trục đường lớn phải có trạm cấp cứu tại chỗ và lưu động. Còn với người lao động trong các cơ sở, phải dạy cho người lao động thế nào là an toàn để họ có hiểu biết. Cần đưa kiến thức sơ cứu, cấp cứu tại chỗ vào các trường học phổ thông, đại học, trung học chuyên nghiệp, đặc biệt là các trường lái xe, vì họ là người chứng kiến thương tích tại chỗ nhiều nhất do mình gây ra hoặc đi qua”.

Thu Nguyên

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Ăn thịt chó bị đánh bả, 8 người phải nhập viện

Ăn thịt chó bị đánh bả, 8 người phải nhập viện

Y tế - 19 giờ trước

Sau khi ăn thịt một con chó bị đánh bả, 8 người dân tại TP Buôn Ma Thuột (Đắk Lắk) có biểu hiện sốt, đau bụng, nôn mửa, tiêu chảy phải nhập viên cấp cứu.

Thanh niên 32 tuổi ở Vĩnh Phúc bị nhồi máu cơ tim vì làm điều này khi tập thể thao

Thanh niên 32 tuổi ở Vĩnh Phúc bị nhồi máu cơ tim vì làm điều này khi tập thể thao

Y tế - 21 giờ trước

GĐXH - Huấn luyện viên thể hình 32 tuổi nhập viện trong tình trạng đau tức ngực dữ dội, khó thở, vã mồ hôi… Ngay khi tiếp nhận người bệnh, các bác sĩ bệnh viện E nhận thấy ở người bệnh có những triệu chứng điển hình của nhồi máu cơ tim cấp.

Tai nạn bất ngờ trong vườn nhà khiến người đàn ông trẻ 'chạy không kịp'

Tai nạn bất ngờ trong vườn nhà khiến người đàn ông trẻ 'chạy không kịp'

Y tế - 1 ngày trước

Nam thanh niên 23 tuổi nhập viện cấp cứu trong tình trạng đau đớn, mất vận động đùi trái, xương đùi vỡ nát thành nhiều mảnh sau khi bị cây đổ đè trúng.

Loại thịt khiến anh tử vong, em gái nguy kịch sau khi ăn

Loại thịt khiến anh tử vong, em gái nguy kịch sau khi ăn

Y tế - 1 ngày trước

Trong lúc bố mẹ vắng nhà, 2 anh em ruột ở Đắk Lắk đã bắt cóc làm thịt. Sau khi ăn xong, cả hai đều bị ngộ độc, người anh tử vong còn em gái đang nguy kịch.

Sốt cao liên tục, người đàn ông 36 tuổi nguy kịch vì căn bệnh nguy hiểm này

Sốt cao liên tục, người đàn ông 36 tuổi nguy kịch vì căn bệnh nguy hiểm này

Y tế - 1 ngày trước

GĐXH - Bệnh nhân làm việc trong môi trường tiếp xúc trực tiếp với đất và nước ô nhiễm đã tạo điều kiện cho vi khuẩn gây bệnh Whitmore.

Vi phẫu tạo hình cho bé trai 11 tuổi bị pháo nổ làm vỡ hàm, mất môi và những ca tổn thương nặng vùng hàm mặt

Vi phẫu tạo hình cho bé trai 11 tuổi bị pháo nổ làm vỡ hàm, mất môi và những ca tổn thương nặng vùng hàm mặt

Y tế - 1 ngày trước

GĐXH - Đây là ca bệnh đặc biệt và nhỏ tuổi nhất được thăm khám tại chương trình Phẫu thuật vi phẫu quốc tế được tổ chức thực hiện tại Bệnh viện E.

Nam thanh niên 26 tuổi vào viện tâm thần 2 lần vì sở thích nguy hiểm

Nam thanh niên 26 tuổi vào viện tâm thần 2 lần vì sở thích nguy hiểm

Y tế - 1 ngày trước

Nam thanh niên 26 tuổi phải vào viện tâm thần 2 lần do thường xuyên hút thuốc lá điện tử pha với cần sa.

Người phụ nữ 41 tuổi ở Phú Thọ vỡ tử cung nguy kịch khi mang thai lần 2

Người phụ nữ 41 tuổi ở Phú Thọ vỡ tử cung nguy kịch khi mang thai lần 2

Y tế - 2 ngày trước

GĐXH – Tại bệnh viện, bệnh nhân có biểu hiện choáng, sắc mặt tái nhợt, tim thai giảm thấp, huyết áp không đo được.

Cụ ông mất nửa lượng máu trong cơ thể do mắc sốt xuất huyết

Cụ ông mất nửa lượng máu trong cơ thể do mắc sốt xuất huyết

Y tế - 3 ngày trước

GĐXH – Ở ngày thứ 6 của sốt xuất huyết, bệnh nhân xuất hiện các triệu chứng nghiêm trọng như sốt cao 39°C, tiểu cầu giảm sâu, xuất huyết tiêu hóa lượng lớn.

Sốt cao không dứt, người đàn ông đi khám phát hiện mắc bệnh Whitmore

Sốt cao không dứt, người đàn ông đi khám phát hiện mắc bệnh Whitmore

Y tế - 3 ngày trước

Sốt cao, mua thuốc uống không đỡ, anh T. nhập viện tại Bệnh viện Trung ương Huế cơ sở 2, xác định dương tính với Whitmore.

Top