Hà Nội
23°C / 22-25°C

Từ vụ “giun sán trong lòng lợn”: Cách chọn lòng lợn sạch, mức độ ăn an toàn

Thứ sáu, 12:58 11/03/2016 | Sống khỏe

GiadinhNet – Lòng lợn là món ăn được nhiều người yêu thích nhưng mới đây thông tin về vụ “giun sán trong lòng lợn” ở nhà hàng Nhất Nướng đã khiến nhiều người lo sợ.

Những ngày gần đây, mạng xã hội xôn xao chia sẻ về thông tin ăn lòng nướng được “khuyến mãi” thêm sán ở nhà hàng Nhất Nướng – cơ sở Trần Vỹ (Lê Đức Thọ kéo dài) kèm theo đó là những hình ảnh về những miếng lòng lợn nướng có những con sán dài chui ra của thành viên Facebook có tên V.L khiến nhiều người kinh hoàng và sợ hãi.

Clip quay lại cảnh những con giun sán lúc nhúc, ngọ nguậy trong những đoạn lòng lợn để trong chiếc bát làm nhiều người không khỏi kinh hãi.

Chủ nhân clip còn cảm thấy sợ không dám ăn: “Tưởng một con nên lấy kéo rạch một đoạn xem sao, ai dè nó lòi ra một đống. Bỏ luôn không dám rạch thêm nữa. Ôi cuộc đời, trưa nay ta biết ăn gì đây?”.


Món lòng ở quán Nhất nướng bị tố có giun sán. Ảnh TL

Món lòng ở quán Nhất nướng bị tố có giun sán. Ảnh TL

Thực tế, lòng lợn là món khoái khẩu của rất nhiều người, ở mọi lứa tuổi. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết cách chọn lòng lợn sạch.

Trao đổi với PV Báo Gia đình & Xã hội về điều này, BS Nguyễn Xuân Mai - nguyên Phó viện trưởng Viện Vệ sinh y tế công cộng TP.HCM nhấn mạnh rằng, lòng lợn sạch nhìn cảm quan ban đầu ống ruột căng phẳng phiu và tròn, màu trắng hồng, nhẵn nhụi, không có mùi lạ. Còn lòng sờ không có sự đàn hồi hay không có độ dẻo dính có nổi những nốt u cục như hạt gạo là không tốt vì dễ từ lợn bệnh. Nhưng một khi đã qua tẩm ướp chế biến thì cũng khó nhận diện được đâu là lòng lợn sạch, đâu là bẩn.

Lúc này chỉ có thể nhận diện qua mùi. Loại lòng ngửi có mùi thum thủm, thối là chưa được làm sạch. Ăn phải những miếng lòng lợn không được làm sạch sẽ và chín, chúng dễ trở thành ổ vi khuẩn gây nên các bệnh nguy hiểm như thương hàng, kiết lị, bệnh tả và thậm chí là viêm gan.

Nguyên nhân là do nội tạng động vật có thể nhiễm nhiều loại ký sinh trùng như sán dây, sán chó, giun xoắn... Khi không được sơ chế kỹ càng và nấu chín hoàn toàn, những loại vi khuẩn và ký sinh trùng này có thể xâm nhập vào cơ thể người gieo mầm cho nhiều loại bệnh tật đáng sợ.

Nó có thể gây nguy hiểm cho các bộ phận cơ thể như đau cơ, vào mắt gây mù mắt, não thì gây động kinh… nặng có thể gây tử vong.

Theo BS Mai, nội tạng động vật chỉ cung cấp đầy đủ các thành phần dinh dưỡng cho người ăn khi nó tuyệt đối an toàn. Nghĩa là nguồn gốc xuất xứ của nội tạng phải từ con vật khỏe mạnh, được nuôi dưỡng theo đúng quy trình thực hành chăn nuôi tốt, thực hành thú y tốt và đảm bảo quá trình giết mổ, vận chuyển, bảo quản lưu thông đến tay người tiêu dùng tuân thủ đầy đủ các điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm.

Các bộ phận nội tạng của động vật rất dễ bị nhiểm bẩn trong quá trình giết mổ, vận chuyển, lưu thông và chế biến nếu không đảm bảo điều kiện vệ sinh.

Hiện có rất nhiều lái buôn đã nhập lậu những loại nội tạng động vật không rõ nguồn gốc, thậm chí đã bị ôi thiu rồi giao cho các cửa hàng chế biến hay tại các chợ để bán. Các cơ quan chức năng đã rất nhiều lần thu giữ hàng tấn nội tạng động vật đã bị thối, được nhập lậu từ Trung Quốc về sau đó tẩy rửa bằng hóa chất rồi lại đem bán cho người dân với giá cắt cổ. Ăn phải nguy cơ nhiễm bệnh rất cao.

“Hầu hết giun sán hoặc trứng hay ấu trùng của chúng đều bị tiêu diệt bởi nhiệt độ cao trong thời gian nấu chín. Để loại bỏ sán và vi khuẩn khi ăn nội tạng nói chung và lòng lợn nói riêng biện pháp phòng bệnh tốt nhất là ăn chín uống sôi. Dù chế biến thức ăn trong gia đình hay ở quán cũng nhất quyết yêu cầu nhà hàng phải nấu chín kỹ mới ăn. Tuyệt đối tránh ăn tái hay chưa nấu chín. Ngay sau khi nấu xong nên ăn ngay, tránh để lâu có thể tạo điều kiện cho vi khuẩn khác xâm nhập” – BS Mai khuyên.

Ngoài ra, theo các chuyên gia dinh dưỡng, lòng lợn là món ăn giàu đạm và rất hấp dẫn trong ẩm thực Việt song không nên ăn quá nhiều lòng lợn vì có thể gây tác hại. Mỗi người chỉ nên ăn 2-3 lần/tuần, mỗi lần ăn khoảng 50-70g đối với người lớn; 30-50g đối với trẻ nhỏ.

Những người mắc bệnh tiểu đường, huyết áp cao, tim mạch tuyệt đối không nên ăn lòng lợn vì chúng dễ khiến bệnh trở lên xấu vì chúng chứa lượng chất béo bão hòa và cholesterol xấu cao hơn so với thịt.

P. Thuận/Báo Gia đình & Xã hội

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Tía tô có chữa được bệnh gout không?

Tía tô có chữa được bệnh gout không?

Sống khỏe - 14 giờ trước

Theo kinh nghiệm y học cổ truyền dùng lá tía tô để chữa một số bệnh mang lại hiệu quả rất tốt như chữa hàn, nhức đầu, ho, chướng bụng, ngộ độc cá, cua và nhiều bệnh khác. Vậy dùng lá tía tô để chữa bệnh gout có hiểu quả hay không, đây là câu hỏi được nhiều người quan tâm.

Bất ngờ loại lá quen thuộc của người Việt giúp hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường, giải độc gan hiệu quả

Bất ngờ loại lá quen thuộc của người Việt giúp hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường, giải độc gan hiệu quả

Sống khỏe - 14 giờ trước

GĐXH - Người bệnh tiểu đường nên uống chè nụ vối thường xuyên vì loại nước này có công dụng giúp ổn định đường huyết, giảm mỡ máu, chống oxy hóa tự nhiên...

Chuyên gia khuyến cáo 1 món ăn trên mâm cơm rất dễ nhiễm khuẩn, người Việt cần cảnh giác

Chuyên gia khuyến cáo 1 món ăn trên mâm cơm rất dễ nhiễm khuẩn, người Việt cần cảnh giác

Sống khỏe - 17 giờ trước

GĐXH - Mắm là món ăn rất dễ nhiễm vi khuẩn. Do đó, mọi người khi mua mắm cần lựa chọn các loại có nguồn gốc rõ ràng, kiên quyết loại bỏ mắm thừa sau bữa ăn, tuyệt đối tránh sử dụng kéo dài từ bữa này sang bữa khác...

Các dấu hiệu cảnh báo cần bổ sung canxi

Các dấu hiệu cảnh báo cần bổ sung canxi

Sống khỏe - 20 giờ trước

Canxi là khoáng chất rất cần thiết cho cơ thể, là thành phần cơ bản cấu tạo nên xương và răng. Nếu cơ thể thiếu canxi có thể làm tăng nguy cơ bị loãng xương, gãy xương... Vậy, đâu là dấu hiệu cần bổ sung canxi?

Chế độ ăn uống khi mắc bệnh rối loạn lipid máu

Chế độ ăn uống khi mắc bệnh rối loạn lipid máu

Sống khỏe - 21 giờ trước

Rối loạn lipid máu (mỡ máu) là một trong những nguy cơ hàng đầu của các bệnh tim mạch. Thay đổi chế độ ăn góp phần giảm cholesterol, phòng ngừa xơ vữa động mạch.

Chỉ 8 phút tức giận có thể làm tăng nguy cơ đau tim, đột quỵ…

Chỉ 8 phút tức giận có thể làm tăng nguy cơ đau tim, đột quỵ…

Sống khỏe - 23 giờ trước

Nghiên cứu đăng trên Tạp chí của Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ mới đây cho biết, có mối quan hệ giữa giai đoạn tức giận cấp tính và nguy cơ đau tim gia tăng. Theo đó, chỉ tức giận trong 8 phút có thể làm tăng nguy cơ đau tim và đột quỵ.

Lòng bàn tay cũng dự báo được tuổi thọ một người? Bác sĩ nói thẳng: Người sống trường thọ thường có 3 đặc điểm này

Lòng bàn tay cũng dự báo được tuổi thọ một người? Bác sĩ nói thẳng: Người sống trường thọ thường có 3 đặc điểm này

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

(Tổ Quốc) - Lòng bàn tay cũng có thể là “tài liệu tham khảo” cho thấy tình trạng sức khỏe tổng thể của chúng ta.

Dưa hấu là 'vua giải nhiệt' mùa hè nhưng ăn cùng 4 thứ này có thể biến thành "thuốc độc"

Dưa hấu là 'vua giải nhiệt' mùa hè nhưng ăn cùng 4 thứ này có thể biến thành "thuốc độc"

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

Dưa hấu ngọt, mát, nhiều nước nên rất được yêu thích vào mỗi mùa hè. Tuy nhiên, không phải thực phẩm nào cũng có thể kết hợp cùng loại trái cây này.

Một số bài tập tốt cho người suy giáp

Một số bài tập tốt cho người suy giáp

Sống khỏe - 1 ngày trước

Điều trị suy giáp bao gồm thuốc, các phương pháp không dùng thuốc và điều chỉnh chế độ ăn theo hướng dẫn của bác sĩ. Trong đó, các bài tập dưỡng sinh sẽ hỗ trợ tốt trong việc điều trị triệu chứng.

Cô gái 17 tuổi bị tổn thương gan nặng, suýt tử vong vì chủ quan với căn bệnh lành tính này

Cô gái 17 tuổi bị tổn thương gan nặng, suýt tử vong vì chủ quan với căn bệnh lành tính này

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

GĐXH - Thủy đậu là bệnh lành tính, có thể hồi phục sau khi phát bệnh. Tuy nhiên nếu không điều trị đúng thì thủy đậu cũng có thể gây ra nhiều biến chứng nguy đến sức khỏe.

Top