Từ vụ người phụ nữ sinh mổ đến 6 lần, bác sĩ chỉ rõ những hệ luỵ cả mẹ và bé có nguy cơ gặp phải khi mổ đẻ, chị em không nên chủ quan
GiadinhNet – Các bác sĩ cho biết, số lần sinh mổ càng nhiều thì chị em càng dễ gặp phải biến chứng trong lần mang thai và sinh con sau. Các biến chứng có thể gặp phải như: Nhau tiền đạo, nhau bong non, rau cài răng lược, vỡ tử cung, gây khuyết sẹo mổ lấy thai...
Vừa qua, Bệnh viện Phụ sản Hà Nội đã tiến hành mổ đẻ thành công cho sản phụ N.T.L (33 tuổi, ở Hà Nội) mang thai lần thứ 6. Bé trai chào đời nặng 3kg. Sau phẫu thuật bắt con, các bác sĩ cũng tiến hành triệt sản cho sản phụ này để tránh nguy cơ mang thai ngoài ý muốn dẫn đến phải tiếp tục sinh mổ về sau.
Thực tế, việc chị em phụ nữ sinh mổ quá nhiều lần cũng không phải là hiếm. Trước đó, chị N.H.N (cũng trú tại Hà Nội) đã mổ đẻ đến 5 lần chỉ trong vòng 8 năm (từ năm 2011 đến năm 2019).
Theo chia sẻ của bà mẹ 5 con này, do lần mang thai đầu tiên thai quá to, nặng 4,2kg nên chị phải quyết định sinh mổ để đảm bảo an toàn cho 2 mẹ con. Sau đó, do liên tiếp bị "vỡ kế hoạch" nên các lần sau, chị đều phải lựa chọn phương pháp sinh mổ. May mắn, các lần sinh của chị đều suôn sẻ, không gặp phải các tai biến sản khoa.

Sinh mổ nhiều lần tiềm ẩn nguy cơ gặp tai biến sản khoa khó lường cho cả mẹ và con. Ảnh minh hoạ
Trước những câu chuyện "vượt cạn" đến 5-6 lần bằng phương pháp mổ đẻ, nhiều chị em phụ nữ, nhất là những người cũng đã từng sinh mổ phải thốt lên rằng, những bà mẹ đó là "siêu nhân". Nhưng cũng có người cho rằng, điều này quá nguy hiểm, các bà mẹ đang đánh cược tính mạng của mình vì sinh mổ tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ gặp tai biến sản khoa khó lường.
Khi nào thì nên sinh mổ?
Trong y khoa, mổ đẻ chỉ được các bác sĩ chỉ định trong các trường hợp như: Thai phụ có những bệnh lý như cao huyết áp, huyết áp tăng cao không điều chỉnh được bằng thuốc gây nguy hiểm cho cả mẹ và thai nhi; thai phụ sinh khó, kéo dài thời gian chuyển dạ hay thai nhi bị kém phát triển trong tử cung, quá ít nước ối, có dấu hiệu suy thai, cần phải đưa thai ra ngay, nếu không sẽ nguy hiểm cho tính mạng của thai nhi....
Tuy nhiên, hiện nay, do tâm lý sợ "đau chết đi sống lại" của việc sinh thường hoặc nghĩ rằng, mổ đẻ con sinh ra sẽ thông minh hơn và một số lý do khác, nhiều chị em phụ nữ và gia đình đã không ngần ngại chủ động đề nghị được mổ đẻ cho lần sinh của mình. Điều này dẫn đến thực trạng, hiện nay tỷ lệ mổ lấy thai tại Việt Nam đang có xu hướng gia tăng và ngày càng bị lạm dụng.
Dù chưa có con số thống kê chính thức về tỷ lệ mổ lấy thai trên cả nước, song thông tin được đưa ra tại Hội nghị Sản phụ khoa Việt - Pháp năm 2019 cho thấy, tỷ lệ này đang ở mức cao, có nơi lên tới 60%. Trung bình tại TP Hồ Chí Minh, tỷ lệ mổ đẻ khoảng 30%, còn ở Bệnh viện Phụ sản Trung ương, con số này ở mức gần 50%.
Sinh mổ có một số ưu điểm như làm giảm nguy cơ tai biến, đảm bảo an toàn cho cả mẹ và thai nhi nếu mẹ gặp phải các vấn đề bất thường như bệnh lý tim mạch, biến chứng thai kỳ, thai nhi quá lớn hoặc thai suy trong chuyển dạ. Nếu như sinh thường có thể kéo dài nhiều tiếng đồng hồ thì một cuộc sinh mổ chỉ mất khoảng 30-45 phút. Tuy nhiên, hệ luỵ từ phương pháp sinh này cũng không phải là nhỏ.
Sinh mổ quá nhiều tiềm ẩn nguy cơ gì?
Theo PGS.TS Trần Danh Cường, Giám đốc Bệnh viện Phụ sản Trung ương, mổ lấy thai có nhiều biến chứng hơn đẻ thường. Đồng thời, nếu mổ lấy thai con thứ nhất thì đương nhiên khi sinh các con sau cũng sẽ phải thực hiện mổ lấy thai bởi vì tử cung có sẹo rồi thì tỷ lệ mổ tăng rất cao.
Còn BS Nguyễn Xuân Hải, Phó trưởng Khoa D5 (Bệnh viện Phụ sản Hà Nội) cho biết, không có lời giải thích cụ thể cho thắc mắc "sinh mổ được tối đa mấy lần". Tuy nhiên, số lần sinh mổ càng nhiều thì chị em càng dễ gặp phải biến chứng trong lần mang thai và sinh con sau. Các biến chứng có thể gặp phải như: Nhau tiền đạo, nhau bong non, rau cài răng lược, vỡ tử cung, gây khuyết sẹo mổ lấy thai...
Cùng với đó, người mẹ có thể gặp các bất thường sau sinh như: Viêm dính tử cung, đau nhức vết mổ, sẹo mổ cũ dính các tạng vào vết mổ thành bụng, đặc biệt là bàng quang. Những nguy cơ đó ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng của mẹ. Hơn nữa, thời gian hồi phục sức khỏe của người mẹ sẽ lâu hơn kéo theo thời gian phải nằm viện cũng dài hơn.
Còn với đứa trẻ, các bác sĩ cũng cho biết, nếu sinh mổ chủ động khi trẻ chưa đủ tháng, trẻ có khả năng bị suy hô hấp cấp. Ngoài ra, nếu non tháng, trẻ cũng dễ bị hạ thân nhiệt, xuất huyết não, vàng da nhân, nhiễm trùng huyết.
Trong trường hợp mổ đẻ theo hình thức chọn ngày, chọn giờ thì nguy cơ đứa trẻ mắc các bệnh lý sơ sinh và phải nhập đơn vị hồi sức sơ sinh cao gấp 3 lần so với những trường hợp đẻ thường hoặc đẻ mổ nhưng đã qua giai đoạn chuyển dạ. Thậm chí, đã có trường hợp, trẻ tử vong khi bị ép ra đời vào giờ đẹp.
Vì vậy, các chuyên gia khuyến cáo, để tránh những tai biến đáng tiếc có thể xảy ra, những chị em phụ nữ đã sinh mổ nên thực hiện kế hoạch hoá gia đình ít nhất 2 năm để vết mổ cũ được hồi phục hẳn. Việc mang thai quá sớm sau mổ đẻ sẽ làm tăng nguy cơ sinh non và nhiều tai biến khác.
Ngoài ra, dù là sinh mổ hay sinh thường, chị em cũng nên thực hiện kế hoạch hoá gia đình để không sinh quá nhiều con, tránh gây hại cho sức khỏe của cả mẹ và con.
Mai Thùy

Những loại nước giúp mát gan bổ thận bạn nên uống hàng ngày
Sống khỏe - 2 giờ trướcGan và thận là hai cơ quan quan trọng, việc chăm sóc, bảo vệ gan, thận là điều cần thiết, dưới đây là những loại nước giúp mát gan bổ thận bạn nên uống hàng ngày.

5 không khi ăn tiết lợn luộc
Sống khỏe - 3 giờ trướcNgay cả khi luộc chín, tiết lợn vẫn tiềm ẩn một số nguy cơ nên bạn cần lưu ý khi ăn món quen thuộc này.

Bộ Y tế đề nghị các tỉnh, thành mở đợt cao điểm ngăn chặn, phòng chống thuốc, mỹ phẩm, sữa, thực phẩm bảo vệ sức khoẻ giả
Y tế - 10 giờ trướcBộ Y tế đề nghị UBND các tỉnh, thành chỉ đạo các cơ quan chức năng đẩy mạnh kiểm tra, kiểm soát, xử lý nghiêm việc buôn bán, kinh doanh thuốc giả...

3 loại dầu quen thuộc là "thủ phạm" gây bệnh gan, thậm chí ung thư: Đừng tiết kiệm mà hại cả nhà!
Bệnh thường gặp - 10 giờ trướcDầu ăn được dùng để nấu ăn hàng ngày. Nếu vô tình dùng thường xuyên 3 loại dầu ăn "độc hại" này, nguy cơ bệnh tật, thậm chí bị ung thư là rất cao.

Không chỉ người béo, người gầy cũng dễ mắc gan nhiễm mỡ và ung thư gan
Y tế - 1 ngày trướcGan nhiễm mỡ tưởng lành tính nhưng có thể tiến triển âm thầm thành ung thư gan, thậm chí ngay từ giai đoạn đầu.

Uống nước kỷ tử thường xuyên có tác dụng gì?
Sống khỏe - 1 ngày trướcTrà kỷ tử là thức uống được nhiều người yêu thích vậy uống nước kỷ tử thường xuyên có tác dụng gì?

Top 10 loại trái cây khô và hạt giàu canxi tốt cho xương
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcNgoài sữa và các sản phẩm từ sữa thì trái cây khô và hạt cũng chứa nhiều canxi. Đây là lựa chọn tuyệt vời cho những người không dung nạp lactose, người ăn chay hoặc đơn giản là muốn đa dạng hóa nguồn cung cấp canxi giúp xương chắc khỏe.

Phát hiện ung thư từ dấu hiệu chóng mặt
Y tế - 1 ngày trướcUng thư dạ dày ở giai đoạn sớm thường không có triệu chứng rõ ràng nên người bệnh hay nhầm lẫn với các bệnh lý lành tính khác. Khi họ đi khám, bệnh đã tiến triển.

Đơn vị y tế đầu tiên Việt Nam nhận chứng chỉ chẩn đoán hình ảnh tiêu chuẩn quốc tế ISO 15189:2022
Y tế - 1 ngày trướcGĐXH - Ngày 16/5/2025, Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC tổ chức Lễ đón nhận chứng chỉ chất lượng ISO 15189:2022, đánh dấu bước ngoặt khi trở thành đơn vị y tế đầu tiên tại Việt Nam đạt chuẩn quốc tế lĩnh vực Chẩn đoán hình ảnh.

3 không khi ăn mướp
Sống khỏe - 1 ngày trướcBạn tuyệt đối không ăn mướp có vị đắng, nấu chưa chín hoặc đã quá già.

Người phụ nữ 60 tuổi phát hiện ung thư trực tràng từ dấu hiệu nhiều người Việt bỏ qua
Bệnh thường gặpGĐXH - Bác sĩ cho biết người phụ nữ này mắc ung thư trực tràng trước đó có triệu chứng táo bón kéo dài mà không biết.