Hà Nội
23°C / 22-25°C

Tự ý rửa mũi, súc họng bằng nước muối nhiều lần mỗi ngày để phòng chống Covid-19: Cảnh báo nhiều nguy cơ rình rập phía sau

Thứ ba, 11:26 01/03/2022 | Sống khỏe

Không chỉ riêng F0, người chưa mắc bệnh hiện nay cũng thi nhau súc họng, rửa mũi. Có người làm mỗi ngày 1 lần. Nhưng cũng không thiếu những trường hợp làm việc này vài lần mỗi ngày...

Rửa mũi, súc họng bằng nước muối là "dịch vụ" cực kỳ lên ngôi hiện nay, nhất là khi hàng ngày cả nước ghi nhận hàng chục nghìn ca F0. Nhiều người ám ảnh Covid-19, tiến hành làm nhiều lần trong ngày.

BS Trương Hữu Khanh khuyến cáo, rửa mũi hay súc họng bằng nước muối dù để chữa bệnh hay phòng chống dịch Covid-19 cũng cần thực hiện đúng cách. Việc lạm dụng có thể dẫn đến nhiều nguy hiểm rình rập phía sau như: viêm xoang, cao huyết áp, nhức đầu...

Chuyên gia chỉ rõ cách súc họng bằng nước muối trong mùa dịch. Riêng việc rửa mũi khuyến cáo không tùy tiện làm, cần chỉ định và hướng dẫn của bác sĩ.

Dịch Covid-19 hiện nay vẫn đang còn nhiều diễn biến phức tạp tại nước ta. Trước tình hình số F0 liên tục tăng cao, mọi người cũng tìm đến nhiều cách khác nhau để bảo vệ bản thân trước dịch bệnh.

Rửa mũi, súc họng bằng nước muối nhiều lần mỗi ngày để phòng chống Covid-19: Cảnh báo 8 nguy hiểm rình rập phía sau - Ảnh 2.

Nhiều người hiện nay đang ra sức... rửa mũi, súc họng bằng nước muối hàng ngày để phòng tránh dịch Covid-19.

Bên cạnh những giải pháp quen thuộc như đeo khẩu trang, rửa tay bằng xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn thường xuyên, nhiều người hiện nay cũng đang ra sức... rửa mũi, súc họng bằng nước muối hàng ngày để phòng tránh dịch Covid-19.

Không chỉ riêng F0, người chưa mắc bệnh hiện nay cũng thi nhau súc họng, rửa mũi. Có người làm mỗi ngày 1 lần. Nhưng cũng không thiếu những trường hợp làm việc này vài lần mỗi ngày. Điều này có thực sự tốt cho sức khỏe của bạn?

Lạm dụng rửa mũi, súc họng bằng nước muối dẫn đến nguy cơ viêm xoang, viêm tai thứ phát

Theo BS Trương Hữu Khanh (Phó Chủ tịch Liên chi hội Truyền nhiễm TP.HCM), việc rửa mũi, súc họng bằng nước muối là việc làm rất tốt nhưng cần đảm bảo đúng cách. Nhất là rửa mũi không đúng cách thì lợi bất cập hại.

Rửa mũi, súc họng bằng nước muối nhiều lần mỗi ngày để phòng chống Covid-19: Cảnh báo 8 nguy hiểm rình rập phía sau - Ảnh 4.

Việc rửa mũi, súc họng bằng nước muối là việc làm rất tốt nhưng cần đảm bảo đúng cách.

Nguyên nhân bởi, tất cả các phương pháp rửa mũi thường sẽ đưa nước muối vào mũi, từ đó tạo ra áp lực dương trong khoang mũi. Việc lạm dụng rửa mũi hàng ngày, thậm chí rửa nhiều lần mỗi ngày có thể gây viêm xoang, viêm tai thứ phát rất nguy hiểm.

Ngoài ra, hành động rửa mũi bằng nước muối thường xuyên chắc chắn sẽ gây khô niêm mạc mũi. Súc họng bằng nước muối quá nhiều lần trong ngày cũng khiến niêm mạc họng khô, yếu, thậm chí có thể dẫn đến ho khạc ra máu.

"Lạm dụng súc họng sẽ gây đau họng. Khi đau họng, nhiều người lại tưởng tượng mình đang bị nhiễm Covid-19. Đây là thực trạng của nhiều người dân hiện nay", chuyên gia chỉ rõ.

Rửa mũi, súc họng bằng nước muối nhiều lần mỗi ngày để phòng chống Covid-19: Cảnh báo 8 nguy hiểm rình rập phía sau - Ảnh 5.

Việc lạm dụng rửa mũi hàng ngày, thậm chí rửa nhiều lần mỗi ngày có thể gây viêm xoang, viêm tai thứ phát rất nguy hiểm.

Súc họng, rửa mũi bằng nước muối quá mặn dẫn đến nguy cơ cao huyết áp, nhức đầu

BS Khanh cho biết thêm, hiện nay, nhiều người dân còn có suy nghĩ, nước muối sinh lý chưa đủ mạnh phải dùng nước muối tự pha mặn chát để súc họng, rửa mũi mới diệt khuẩn.

Điều này có thể gây hại vùng niêm mạc miệng và thật sự không cần thiết. Tiện lợi nhất là dùng nước muối sinh lý. Nếu không thì dùng nước muối tự pha có nồng độ mà bạn cảm thấy dễ chịu, không mặn gắt là đủ để giảm một phần virus, vi khuẩn, nấm, mảng bám ở khu vực hầu họng.

Rửa mũi, súc họng bằng nước muối nhiều lần mỗi ngày để phòng chống Covid-19: Cảnh báo 8 nguy hiểm rình rập phía sau - Ảnh 6.

Hiện nay, nhiều người dân còn có suy nghĩ, nước muối sinh lý chưa đủ mạnh phải dùng nước muối tự pha mặn chát để súc họng, rửa mũi mới diệt khuẩn.

"Súc miệng nước muối quá mặn dẫn đến cao huyết ápnhức đầu… Cho nên, tôi khuyên người dân nên phòng ngừa đúng chừng mực, súc miệng bằng nước muối sinh lý, nước ấm, dùng dung dịch sát khuẩn họng... với số lần phù hợp", chuyên gia khuyến cáo thêm.

Bí quyết súc họng, rửa mũi bằng nước muối đúng cách trong tình hình dịch bệnh phức tạp

BS Khanh chia sẻ, người dân dù là F0 hay chưa bị bệnh hoàn toàn có thể súc họng bằng nước muối sinh lý mỗi ngày để sát khuẩn hầu họng. Bạn có thể duy trì súc họng mỗi ngày một lần nếu chỉ ở trong nhà. Nếu có đi ra ngoài thì khuyến cáo mỗi lần về nhà nên thực hiện súc họng thêm.

Tuy nhiên riêng với việc rửa mũi khuyến cáo không cần thiết phải làm. Nếu F0 cần rửa mũi cũng phải hỏi ý kiến bác sĩ, xem bác sĩ có khuyến cáo hay không. Tuyệt đối không tự ý làm vì những hiểm họa ẩn chứa như trên đã nêu.

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
30 loại thực phẩm giúp kiểm soát chỉ số đường huyết cực tốt cho người bệnh tiểu đường

30 loại thực phẩm giúp kiểm soát chỉ số đường huyết cực tốt cho người bệnh tiểu đường

Bệnh thường gặp - 36 phút trước

GĐXH - Nếu không kiểm soát chỉ số đường huyết tốt, người bệnh tiểu đường sẽ dễ mắc nhiều biến chứng ở các cơ quan như tim, mắt, não, thận… Vậy người bệnh tiểu đường nên ăn những loại thực phẩm nào để giảm chỉ số đường huyết?

Thiếu magiê ảnh hưởng đến phụ nữ trưởng thành như thế nào?

Thiếu magiê ảnh hưởng đến phụ nữ trưởng thành như thế nào?

Sống khỏe - 4 giờ trước

Magiê là một khoáng chất thiết yếu đóng vai trò quan trọng trong nhiều chức năng của cơ thể. Magiê tham gia vào hơn 300 phản ứng sinh hóa, bao gồm chức năng cơ và thần kinh, kiểm soát lượng đường trong máu và tổng hợp protein…

Thanh niên 27 tuổi ở Hà Nội bất ngờ bị liệt nửa mặt, bác sĩ chỉ rõ 'thủ phạm'

Thanh niên 27 tuổi ở Hà Nội bất ngờ bị liệt nửa mặt, bác sĩ chỉ rõ 'thủ phạm'

Bệnh thường gặp - 6 giờ trước

GĐXH - Bác sĩ nhận định yếu tố "lạnh" có thể là thủ phạm khiến thanh niên bị liệt dây thần kinh số 7, nhất là trong bối cảnh thời tiết thất thường, nhiệt độ tăng giảm đột ngột, bất ngờ lạnh sâu.

Người mắc bệnh tiểu đường nên ăn và kiêng gì để ổn định đường huyết?

Người mắc bệnh tiểu đường nên ăn và kiêng gì để ổn định đường huyết?

Bệnh thường gặp - 11 giờ trước

GĐXH - Người bệnh tiểu đường cần biết và nắm rõ các nguyên tắc về dinh đưỡng để tránh đường huyết tăng, giúp ngăn chặn và làm chậm các biến chứng của bệnh tiểu đường.

Khi nào cần dùng thuốc kê đơn điều trị mất ngủ?

Khi nào cần dùng thuốc kê đơn điều trị mất ngủ?

Sống khỏe - 11 giờ trước

Thuốc ngủ là loại thuốc được thiết kế để giúp người bệnh dễ ngủ hoặc duy trì giấc ngủ. Có nhiều loại thuốc dùng trong điều trị mất ngủ, vậy khi nào cần dùng thuốc kê đơn điều trị mất ngủ?

Loại gia vị được coi là 'thuốc quý', người Việt hay dùng mà chưa biết công dụng

Loại gia vị được coi là 'thuốc quý', người Việt hay dùng mà chưa biết công dụng

Sống khỏe - 12 giờ trước

Thảo quả, một loại gia vị quen thuộc trong gian bếp của nhiều gia đình Việt, không chỉ mang đến hương vị đặc trưng cho các món ăn mà còn ẩn chứa vô vàn lợi ích tuyệt vời cho sức khỏe.

Người bệnh tiểu đường cần làm gì khi đường huyết tăng đường huyết?

Người bệnh tiểu đường cần làm gì khi đường huyết tăng đường huyết?

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

GĐXH - Nếu có triệu chứng tăng đường huyết nhẹ, người bệnh vẫn tỉnh táo ăn uống được thì cần thực hiện xử trí tăng đường huyết tại nhà hoặc tham khảo ý kiến bác sĩ.

9 loại thực phẩm cản trở giảm cân

9 loại thực phẩm cản trở giảm cân

Sống khỏe - 1 ngày trước

Chế độ ăn uống đóng vai trò trong việc kiểm soát cân nặng. Tìm hiểu một số loại thực phẩm không chỉ khiến bạn khó giảm cân mà còn dễ gây tăng cân khi tiêu thụ không hợp lý.

8 thay đổi đơn giản trong chế độ ăn giúp sống khỏe, sống thọ

8 thay đổi đơn giản trong chế độ ăn giúp sống khỏe, sống thọ

Sống khỏe - 1 ngày trước

Nhiều người cho rằng tuổi thọ phần lớn được quyết định bởi di truyền. Tuy nhiên, chế độ ăn uống lành mạnh đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe, giúp trẻ hóa và sống thọ.

Người đàn ông ở Hà Nội phát hiện nhồi máu não từ dấu hiệu nhiều người Việt bỏ qua

Người đàn ông ở Hà Nội phát hiện nhồi máu não từ dấu hiệu nhiều người Việt bỏ qua

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

GĐXH - Đi khám vì có dấu hiệu đau đầu âm ỉ, bệnh nhân được chẩn đoán xác định một loạt bệnh lý nguy hiểm gồm nhồi máu não cấp vùng chẩm trái, tăng huyết áp, rối loạn chuyển hóa lipid máu.

Top