Hà Nội
23°C / 22-25°C

Tưng bừng khí thế ra quân

Giadinh.net - Ngày 20/2, tại sân vận động huyện Hữu Lũng, tỉnh Lạng Sơn - điểm phát động Chiến dịch khu vực phía Bắc, hàng nghìn người dân, cán bộ, học sinh, lực lượng vũ trang, các ban, ngành, đoàn thể tỉnh Lạng Sơn và đại diện các tỉnh, thành phía Bắc tưng bừng trong khí thế ra quân triển khai Chiến dịch “Tăng cường tuyên truyền, vận động lồng ghép dịch vụ chăm sóc SKSS/KHHGĐ đến vùng đông dân, vùng có mức sinh cao và vùng khó khăn”.

 

TS Dương Quốc Trọng, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Dân số-KHHGĐ (ngoài cùng bên trái tại lễ phát động).

 
Sinh ít con để nâng cao đời sống gia đình
 
Trong không khí sôi động của lễ phát động, chị Đặng Thị Thơ, 38 tuổi, xã Cai Kinh, huyện Hữu Lũng sinh được 2 con gái (lớn 13 tuổi, nhỏ 8 tuổi) cho biết: “Tuy vợ chồng tôi sinh 2 cháu gái, nhưng chúng tôi đã bàn nhau thực hiện KHHGĐ và không sinh thêm con thứ 3 để nuôi dưỡng các cháu ăn học và phát triển kinh tế gia đình”. Chị Thơ cho biết thêm, mỗi đợt Chiến dịch chị đều đến để kiểm tra sức khỏe và nghe các y bác sĩ tư vấn về cách phòng chống các bệnh viêm nhiễm đường sinh sản, các biện pháp KHHGĐ. Thấy được lợi ích của việc này, chị Thơ còn vận động nhiều chị em nơi mình sống tham gia hưởng ứng các đợt Chiến dịch. Khác với chị Thơ, chị Nguyễn Thị Hồng, 42 tuổi ở xóm Hồng Châu, xã Cai Kinh đã có một cậu con trai 16 tuổi, nhưng vợ chồng chị đã quyết định sử dụng biện pháp tránh thai, không sinh thêm con để có điều kiện chăm sóc sức khỏe gia đình và chăm lo cho con học hành.
 

Chị em xã Cai Kinh chờ được tư vấn dịch vụ KHHGĐ tại Trạm Y tế xã (Ảnh: HT).

 
Một điều có thể thấy rõ ở Cai Kinh là nhờ làm tốt các đợt vận động tuyên truyền nên hàng năm, cứ nghe đến đợt Chiến dịch là đông đảo bà con đến hưởng ứng. Ông Hoàng Văn Hùng, Chủ tịch UBND xã Cai Kinh kiêm Trưởng ban DS- KHHGĐ xã cho hay, Cai Kinh là một xã miền núi khó khăn, chủ yếu là dân tộc Nùng và Kinh. Đời sống của bà con khó khăn, nhiều hộ nghèo, trình độ dân trí thấp, nhiều người do tư tưởng lạc hậu nên muốn sinh nhiều con. Vì thế, để cải thiện đời sống người dân và để trẻ em được chăm sóc tốt, hàng năm trong nghị quyết của HĐND xã đều có nội dung về thực hiện công tác DS- KHHGĐ. Công tác vận động ở Cai Kinh đều thực hiện theo cách truyền thông trực tiếp xuống tận từng gia đình, vì thế nhận thức của người dân mỗi năm có thêm phần chuyển biến. 
 
Mục tiêu ổn định dân số vào giữa thế kỷ 21
 

Ngành y tế sẵn sàng cho các dịch vụ chăm sóc SKSS/KHHGĐ.

 
Đại diện cho nơi tổ chức điểm phát động Chiến dịch khu vực phía Bắc, ông Hứa Hạnh – Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lạng Sơn cho biết, những năm qua, do làm tốt công tác DS- KHHGĐ với sự đồng thuận của nhân dân, Lạng Sơn đã đưa số người sử dụng biện pháp tránh thai (BPTT) hiện đại tăng từ 73,1% năm 2005 lên 75,8% năm 2008; giảm tỷ lệ số trẻ là con thứ 3 trở lên từ 9,2% năm 2005 xuống còn 8,1% năm 2008. Có được các kết quả đó, ông Hạnh cho biết phải kể đến việc Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh đã nhận thức cao về công tác DS- KHHGĐ, nhanh chóng ổn định bộ máy tổ chức làm công tác dân số, không gây biến động lớn làm ảnh hưởng đến phong trào và việc thực hiện KHHGĐ.
 
Tuy có được những kết quả thuận lợi, nhưng công tác DS- KHHGĐ ở Lạng Sơn cũng như nhiều tỉnh, thành phía Bắc vẫn phải đối mặt với nhiều thách thức: Nhận thức của những cặp vợ chồng sinh con một bề với áp lực từ ông bà, họ hàng... còn nặng nề nên tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên tuy đã giảm nhưng vẫn còn ở mức cao; tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh đang có chiều hướng gia tăng; mức giảm tỷ lệ sinh chưa vững chắc. Về phần Lạng Sơn, ông Hứa Hạnh khẳng định: “Tỉnh Lạng Sơn cam kết sẽ tích cực chỉ đạo các cấp, các ngành triển khai thực hiện Chiến dịch đúng chỉ đạo của Trung ương, tiếp tục đầu tư cho công tác DS-KHHGĐ của tỉnh, phấn đấu đạt vượt mức các chỉ tiêu đề ra”. Ông Hạnh cũng đề nghị các huyện, thành phố của Lạng Sơn tăng cường kiểm tra, đôn đốc thực hiện đạt kết quả tốt nhất kế hoạch của Chiến dịch đã đề ra; phấn đấu giảm mức sinh, tiến tới đạt mức sinh thay thế vào năm 2010.
 

Đông đảo người dân hưởng ứng tham gia Chiến dịch.

Phát biểu tại Lễ phát động Chiến dịch, TS Dương Quốc Trọng – Phó Tổng cục trưởng Tổng cục DS- KHHGĐ nhận định: Mặc dù chúng ta đã đạt được những thành công trong việc giảm sinh, nhưng nguy cơ tăng mức sinh trở lại vẫn còn là một thách thức lớn đối với chương trình DS- KHHGĐ ở nước ta. Ông Trọng nhấn mạnh phải coi Chiến dịch này như một “quả đấm thép” trong việc thực hiệc cho bằng được chỉ tiêu giảm sinh trên phạm vi toàn quốc. Hàng năm, trung bình Chiến dịch đã cung cấp dịch vụ chăm sóc SKSS cho khoảng 6 triệu lượt người, trong đó trên 1 triệu lượt người được cung cấp các BPTT lâm sàng ngay trong Chiến dịch. Trên phạm vi toàn quốc, Chiến dịch đã đóng góp từ 45 – 50% kết quả thực hiện các chỉ tiêu BPTT lâm sàng. Năm 2009, công tác DS- KHHGĐ tiếp tục duy trì xu hướng giảm sinh và đáp ứng nhu cầu tiếp tục gia tăng của nhóm phụ nữ độ tuổi sinh sản. Đây là yêu cầu cấp thiết để duy trì và phát huy những thành quả đã đạt được của chương trình DS- KHHGĐ, nhằm đạt được mục tiêu ổn định dân số vào giữa thế kỷ 21.

Nhân dịp này, ông Trọng biểu dương những nỗ lực không mệt mỏi của các cán bộ tham gia thực hiện Chiến dịch trong những năm qua; cảm ơn sự quan tâm ủng hộ của các cấp uỷ, chính quyền các địa phương, sự tham gia nhiệt thành của các ngành, đoàn thể, tổ chức xã hội và sự hưởng ứng của nhân dân trong việc thực hiện Chiến dịch. Thay mặt cho lãnh đạo Tổng cục DS- KHHGĐ, ông Trọng cũng biểu dương và kêu gọi toàn thể cán bộ ngành y tế, cán bộ làm công tác DS- KHHGĐ tăng cường đoàn kết, sáng tạo, vượt mọi khó khăn, hoàn thành tốt nhiệm vụ góp phần thực hiện thắng lợi Chiến dịch năm 2009.

Cần phát huy tính năng động của mỗi địa phương
 

Chị Nguyễn Thị Chuyền, làng Giãn, xã Cai Kinh: “Khi có điều kiện em chỉ sinh thêm một cháu nữa thôi”.

Cùng ngày, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục DS-KHHGĐ Dương Quốc Trọng chủ trì Hội nghị Giao ban công tác DS- KHHGĐ các tỉnh thành phía Bắc. Nhiều vấn đề vướng mắc, băn khoăn được các đại biểu Chi cục DS-KHHGĐ các địa phương thẳng thắn nêu ra.

Ông Sa Văn Khuyên, Chi Cục trưởng Chi cục DS -  KHHGĐ Sơn La cho biết, do địa bàn rộng và do di dân và  tăng số bản lên, nên hiện tỉnh đang thiếu hơn 300 cộng tác viên dân số. Còn ông Đỗ Sỹ Hùng -  Chi cục trưởng Chi cục DS- KHHGĐ Lào Cai cho biết, hiện  nhiều Trung tâm dân số tuyến huyện trụ sở chật hẹp, làm việc ghép cùng các đơn vị khác hoặc đang ở nhà tạm, không đảm bảo cho việc bảo quản các phương tiện tránh thai và kho dữ liệu điện tử chuyên ngành. Theo ông Nông Văn Kiếm, Chi Cục trưởng Chi cục DS- KHHGĐ Bắc Kạn,  hiện các Trung tâm dân số làm việc tại Trung tâm Y tế, còn Chi cục thì đang ở cùng Sở Thông tin -  Truyền thông nên gặp rất nhiều khó khăn.

Về công tác tổ chức cán bộ, ông Phạm Ngọc Điệp Chi cục trưởng Chi cục DS-KHHGĐ Tuyên Quang đề nghị những cán bộ chuyên trách không đạt chuẩn và không có điều kiện để tiếp tục đào tạo, đề nghị Tổng cục sớm xây dựng chế độ đãi ngộ thỏa đáng. Còn với Bắc Ninh, theo  Chi cục trưởng Chi cục DS- KHHGĐ Nguyễn Thị Thắng, dù được tỉnh hỗ trợ thêm 1 tỉ đồng cho Chiến dịch đợt 1, nhưng vẫn băn khoăn là chưa có phụ cấp cho lãnh đạo Trung tâm DS-KHHGĐ. Riêng Cao Bằng, khó khăn hiện nay là Trung tâm DS- KHHGĐ chưa hoạt động dù đã có quyết định và phân bổ biên chế, nhưng do chưa có đề án để phê duyệt.
 

Rộn ràng các tiết mục văn nghệ hưởng ứng Chiến dịch.

 
Sau khi nghe ý kiến các tỉnh, thành, TS. Dương Quốc Trọng - Phó Tổng cục trưởng Tổng cục DS- KHHGĐ nhấn mạnh: Các địa phương không được để gián đoạn công tác vì không có cán bộ chuyên trách hoặc cộng tác viên dân số. Đối với những cán bộ chuyên trách chưa đạt chuẩn, đề nghị vẫn giữ lại hoạt động như trước, chờ có người thay thế; đề nghị Cao Bằng cần nhanh chóng thành lập Trung tâm DS- KHHGĐ, Bắc Ninh cần sớm tham mưu để có chế độ đãi ngộ cho các lãnh đạo Trung tâm DS- KHHGĐ. Ông Trọng cũng nhấn mạnh việc các Chi cục cần tham mưu để Tỉnh ủy, HĐND, UBND ra văn bản chỉ đạo việc ra Nghị quyết chuyên đề DS-KHHGĐ; Trung ương sẽ phối hợp với các địa phương để chuyển đổi một số thông tư, quy định, một số chế độ chính sách liên quan đến các công tác tổ chức, cán bộ. Trong lúc này cần phát huy tính năng động của mỗi địa phương để có được những thuận lợi tốt nhất cho công tác DS- KHHGĐ.    
 

Chiến dịch là giải pháp quan trọng trong việc hoàn thành chỉ tiêu DS-KHHGĐ

TS Dương Quốc Trọng nhấn mạnh, việc thực hiện chương trình DS-KHHGĐ trong năm 2009 diễn ra trong bối cảnh có nhiều thuận lợi. Chúng ta đang nhận được sự quan tâm của Đảng, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, sự chỉ đạo thường xuyên của Ban cán sự Đảng, Đảng ủy và lãnh đạo Bộ Y tế và đặc biệt, việc chuyển chức năng, nhiệm vụ công tác DS-KHHGĐ về ngành y tế đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc gắn kết các hoạt động truyền thông, giáo dục với cung cấp các dịch vụ chăm sóc SKSS/KHHGĐ và tạo sự thống nhất trong huy động toàn ngành y tế tham gia thực hiện công tác DS-KHHGĐ.

Tuy nhiên, TS Trọng cũng nhấn mạnh đến những khó khăn trong việc đảm bảo hoàn thành các chỉ tiêu giảm sinh năm 2009 do Quốc hội giao. Đội ngũ cán bộ và cộng tác viên làm công tác DS-KHHGĐ sau giai đoạn tổ chức lại bộ máy có nhiều biến động, cán bộ mới, bộ máy mới hình thành cần có thời gian để củng cố, sự phối kết hợp giữa các cấp, các ngành đôi khi còn nhiều bất cập, lúng túng. Những khó khăn bất cập này sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến việc thực hiện các chỉ tiêu về số người sử dụng các biện pháp tránh thai. TS. Dương Quốc Trọng khẳng định: “Hơn lúc nào hết, việc tổ chức thực hiện tốt Chiến dịch năm 2009 sẽ là một giải pháp quan trọng trong việc hoàn thành các chỉ tiêu DS-KHHGĐ trong năm 2009 của mỗi địa phương và của toàn quốc”.

 
Hà Thư       

 

thuhuyen
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Bị thủy đậu khi mang thai nguy hiểm thế nào?

Bị thủy đậu khi mang thai nguy hiểm thế nào?

Dân số và phát triển - 1 ngày trước

Tỷ lệ phụ nữ mang thai mắc thủy đậu không cao hơn so với mặt bằng chung tỷ lệ mắc bệnh thủy đậu ở người lớn, tuy nhiên mức độ nghiêm trọng của bệnh thường nặng nề hơn.

Nghệ An tổ chức Hội thi 'Người cao tuổi sống vui, sống khoẻ'

Nghệ An tổ chức Hội thi 'Người cao tuổi sống vui, sống khoẻ'

Dân số và phát triển - 1 ngày trước

GĐXH - Hội thi là hoạt động thiết thực nhằm nâng cao vai trò trách nhiệm cho cấp ủy Đảng, chính quyền và nhân dân về chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về người cao tuổi. Đồng thời, khẳng định vai trò, sự cống hiến của người cao tuổi đối với mọi mặt của đời sống...

Ung thư buồng trứng có chữa được không?

Ung thư buồng trứng có chữa được không?

Dân số và phát triển - 3 ngày trước

Ung thư buồng trứng là căn bệnh thường tiến triển âm thầm và triệu chứng không rõ ràng khiến nhiều người chủ quan, khi đi khám đã ở giai đoạn muộn. Vậy ung thư buồng trứng có chữa được không, làm thế nào để phát hiện sớm?

Có phải trẻ béo phì dễ dậy thì sớm?

Có phải trẻ béo phì dễ dậy thì sớm?

Dân số và phát triển - 3 ngày trước

Trẻ béo phì có nguy cơ cao dậy thì sớm hơn so với trẻ có cân nặng bình thường. Vậy nguyên nhân tại sao trẻ béo phì lại dễ bị dậy thì sớm và có thể phòng ngừa được không?

Phụ nữ mang thai bị đa ối nên điều chỉnh chế độ ăn như thế nào?

Phụ nữ mang thai bị đa ối nên điều chỉnh chế độ ăn như thế nào?

Dân số và phát triển - 4 ngày trước

Đa ối là khi lượng nước ối vượt quá mức bình thường ảnh hưởng đến sức khỏe cả mẹ và bé. Mặc dù chế độ ăn không phải là yếu tố quyết định duy nhất nhưng việc điều chỉnh chế độ ăn uống hợp lý có thể hỗ trợ cải thiện tình trạng này.

Giảm nguy cơ sinh non khi bà mẹ được quản lý thai nghén đầy đủ

Giảm nguy cơ sinh non khi bà mẹ được quản lý thai nghén đầy đủ

Dân số và phát triển - 5 ngày trước

Nguy cơ sinh non sẽ được giảm thiểu tối đa nếu thai phụ được khám thai và thực hiện sinh tại cơ sở y tế có đầy đủ phương tiện kỹ thuật cùng đội ngũ y bác sỹ trợ giúp.

Hải Phòng triển khai đồng bộ nhiều hoạt động giúp người dân tiếp cận dịch vụ y tế chất lượng

Hải Phòng triển khai đồng bộ nhiều hoạt động giúp người dân tiếp cận dịch vụ y tế chất lượng

Dân số và phát triển - 5 ngày trước

GĐXH - Với phương châm "đưa chính sách đến gần dân," xã Hùng Tiến, huyện Vĩnh Bảo, Hải Phòng triển khai đồng bộ nhiều hoạt động giúp người dân tiếp cận dịch vụ y tế chất lượng (chăm sức khỏe sinh sản, hỗ trợ người cao tuổi) và phát huy vai trò của đội ngũ cộng tác viên dân số.

Bổ ích hội thi rung chuông vàng tìm hiểu kiến thức về dân số và chăm sóc sức khoẻ sinh sản

Bổ ích hội thi rung chuông vàng tìm hiểu kiến thức về dân số và chăm sóc sức khoẻ sinh sản

Dân số và phát triển - 5 ngày trước

GĐXH - Hội thi giúp cho học sinh nâng cao những kỹ năng hoạt động, kiến thức chăm sóc sức khỏe sinh sản vị thành niên. Đồng thời, tạo sân chơi lành mạnh, bổ ích để học sinh thể hiện tài năng, trí tuệ, sự sáng tạo.

Gần 150.000 em bé chào đời nhờ kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm

Gần 150.000 em bé chào đời nhờ kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm

Dân số và phát triển - 5 ngày trước

Sau 25 năm, Việt Nam có gần 300.000 chu kỳ thụ tinh trong ống nghiệm được thực hiện, 147.000 em bé ra đời khoẻ mạnh. Trong đó, có gần 3.000 trẻ được chào đời tại Bệnh viện Hùng Vương nhờ kỹ thuật IVF.

5 biểu hiện cho thấy bạn đã mắc hội chứng ống cổ tay

5 biểu hiện cho thấy bạn đã mắc hội chứng ống cổ tay

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Hội chứng ống cổ tay là tình trạng phổ biến trong cộng đồng. Hiện số người mắc hội chứng này ngày càng tăng do liên quan đến công việc có sử dụng nhiều tới độ linh hoạt, tỉ mỉ và lặp đi lặp lại của cổ tay.

Top