Hà Nội
23°C / 22-25°C

Ung thư tuyến giáp – câu chuyện của bệnh nhân từng trải

Thứ hai, 15:43 06/06/2022 | Sống khỏe

Năm 29 tuổi, cô mới sinh đứa con đầu lòng, khi đó được 6 tuần tuổi. Chồng cô nhận thấy cổ cô có khối sưng và sau khi chụp và sinh thiết khối u, bác sĩ đã thông báo: "Tôi rất tiếc, khối u ở cổ của cô là ung thư tuyến giáp".

Đối với người mẹ trẻ này, thế giới lúc này đã đủ thách thức, với việc cho đứa con đầu lòng của cô ấy bú sữa mẹ. Bây giờ cô ấy sẽ phải đối mặt với việc điều trị ung thư.

Ung thư tuyến giáp – câu chuyện của bệnh nhân từng trải - Ảnh 1.

PGS.TS.BS Luke Tan, chuyên gia phẫu thuật đầu-cổ, tuyến giáp và tai mũi họng - Bệnh viện Mount Elizabeth Singapore đã có những chia sẻ thực tế về ung thư tuyến giáp nhằm giúp người bệnh hiểu rõ hơn. 

Ung thư tuyến giáp phổ biến ở phụ nữ gấp ba lần so với nam giới. Nguyên nhân vẫn chưa được tìm hiểu đầy đủ nhưng nó có liên quan đến việc tiếp xúc với bức xạ. Ví dụ, sự cố phóng xạ ở Chernobyl năm 1986 liên quan đến sự gia tăng đáng kể một thập kỷ sau đó về các chẩn đoán ung thư tuyến giáp ở trẻ em đã tiếp xúc với phóng xạ. Cũng có nguy cơ trong gia đình nếu một người nào đó trong gia đình được chẩn đoán mắc bệnh ung thư tuyến giáp. Đối với loại ung thư tuyến giáp thể tủy, xét nghiệm di truyền có giá trị dự đoán cao đến mức những người có nguy cơ được khuyên nên phẫu thuật tuyến giáp để ngăn chặn sự phát triển của ung thư. May mắn thay, phần lớn ung thư tuyến giáp không có mối liên hệ gia đình và tiên lượng rất tốt.

Tuy nhiên, kinh nghiệm lâm sàng của tôi trong nhiều năm qua đã có nhiều điều bất ngờ khiến chúng ta không thể đưa ra giả định nào trong việc điều trị ung thư tuyến giáp của bệnh nhân.

Chẩn đoán ung thư tuyến giáp thường không khó và được thực hiện bằng sinh thiết kim hoặc đôi khi sinh thiết mổ mở. Ở một bệnh nhân có khối u tuyến giáp, nghi ngờ ung thư phát sinh khi có sự thay đổi trong giọng nói (do dây thần kinh giọng nói chạy mật thiết phía sau tuyến giáp và có thể bị ung thư xâm lấn), cảm giác có khối u cố định vào cấu trúc cổ, hoặc đi kèm với sưng cổ, chẳng hạn như hạch bạch huyết.

Sau khi chẩn đoán ung thư tuyến giáp, phương pháp điều trị chính của những bệnh ung thư như vậy sẽ là phẫu thuật cắt bỏ hoàn toàn khối u. Một câu hỏi phổ biến từ những bệnh nhân đã tự nghiên cứu về bệnh ung thư và nguy cơ phẫu thuật sẽ là: "Thưa bác sĩ, liệu tôi có thể nói chuyện được sau khi phẫu thuật không?" Một trong những rủi ro của phẫu thuật tuyến giáp là suy giảm giọng nói hoặc thậm chí là khó thở. Kỹ thuật phẫu thuật tốt là rất quan trọng để bảo tồn tính toàn vẹn của các dây thần kinh thanh quản. Ngoài ra còn cần bảo tồn các tuyến hormon cân bằng canxi (được gọi là tuyến cận giáp) vì việc không bảo tồn đủ mô tuyến cận giáp sẽ dẫn đến nhu cầu bổ sung canxi bằng đường uống trong thời gian dài.

Người mẹ trẻ bị ung thư tuyến giáp đã trải qua một cuộc phẫu thuật cắt bỏ toàn bộ tuyến giáp thành công và cũng cắt bỏ một số tuyến bạch huyết ở cổ. Rất may mắn, không có biến chứng nào từ cuộc phẫu thuật. Sau đó, cô được thông báo về giai đoạn tiếp theo của quá trình điều trị: liệu pháp phóng xạ dưới dạng uống iốt được gắn bức xạ sáu tuần sau khi phẫu thuật.

Mối quan tâm chính của bà mẹ trẻ là liệu bức xạ có ảnh hưởng đến con cô ấy không. I-ốt phóng xạ vẫn còn trong cơ thể khoảng 2 tuần, vì vậy một khoảng thời gian tách biệt về thể chất là rất quan trọng để không khiến em bé gặp nguy hiểm.

Phương pháp điều trị ung thư tuyến giáp đã được nghiên cứu kỹ lưỡng và phác đồ điều trị ba phương thức gồm phẫu thuật, i-ốt phóng xạ và ức chế sự tái phát triển của ung thư bằng thyroxine là nền tảng của điều trị ung thư tuyến giáp. Có những trường hợp cần phải sử dụng tia bức xạ bên ngoài nhưng điều này không phổ biến - nó thường được dành cho các bệnh ung thư xâm lấn rộng hoặc các loại ung thư tuyến giáp kém biệt hóa.

Một năm kể từ lần điều trị bằng i-ốt phóng xạ đầu tiên của mình, người mẹ trẻ được cho biết rằng xét nghiệm máu cho thấy vẫn còn một số tế bào ung thư cần được xử lý. Do đó, cô ấy phải trải qua một đợt cách ly bức xạ khác. Hai năm sau lần uống xạ thứ hai, với sự động viên của bác sĩ, người mẹ trẻ đã sẵn sàng cho đứa con thứ hai.

Ung thư tuyến giáp – câu chuyện của bệnh nhân từng trải - Ảnh 2.

PGS.TS.BS Luke Tan chuyên gia phẫu thuật đầu và cổ thuộc Bệnh viện Mount Elizabeth Singapore

Một nghiên cứu mà tôi thực hiện trên 150 bệnh nhân ung thư tuyến giáp Singapore cho thấy những người sống sót sau ung thư tuyến giáp có chất lượng cuộc sống tốt (gần như bình thường). Đặc biệt, có một công việc và sự hỗ trợ của gia đình có liên quan trực tiếp đến việc tránh cảm giác "bất lực" sau khi được chẩn đoán ung thư.

Tóm lại, ung thư tuyến giáp nói chung là một bệnh có khả năng cao để điều trị khỏi. Mặc dù ung thư tuyến giáp thường không có dấu hiệu cảnh báo sớm, nhưng chẩn đoán không khó. Kết quả điều trị sẽ rất tốt nếu bộ ba phương thức gồm phẫu thuật, iốt phóng xạ và bổ sung hormone tuyến giáp được thực hiện tốt. Hiện giờ cô ấy vẫn khỏe. Đứa con thứ hai của cô đang chuẩn bị cho kỳ thi PSLE (kết thúc tiểu học ở Singapore) và đứa lớn đang học lớp chín.

PGS.TS.BS Luke Tan, chuyên gia phẫu thuật đầu-cổ, tuyến giáp và tai mũi họng, Bệnh viện Mount Elizabeth Singapore sẽ có buổi chia sẻ trực tuyến về Ung thư tuyến giáp, và tư vấn trực tuyến miễn phí qua ứng dụng Zoom cho bệnh nhân có tình trạng bệnh như ung thư tuyến giáp, ung thư vòm họng, ung thư lưỡi, viêm xoang, u tuyến nước bọt,... và các bệnh lý tai mũi họng khác vào ngày 20 tháng 6 năm 2022.

Link đăng ký tham dự hội thảo: https://docs.google.com/forms/d/1eiG9kUmPdm17QEXyW_c8Lx9YuRtztHLWUAIxRwL7zsI/viewform?edit_requested=true

Để biết thêm thông tin chi tiết và đăng ký, xin liên hệ:

Văn phòng đại diện Các bệnh viện Parkway Singapore:

Tầng 5 số 110 Bà Triệu, Hà Nội.

Hotline: 0988 155 855 hoặc 084 308 3637

Email: info@parkway.com.vn

FB page: www.facebook.com/MountElizabethSGVietnamOffice

PV

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Phát động chiến dịch nâng cao nhận thức chăm sóc sức khoẻ mẹ và bé

Phát động chiến dịch nâng cao nhận thức chăm sóc sức khoẻ mẹ và bé

Mẹ và bé - 7 giờ trước

GĐXH - Chiến dịch truyền thông "Yêu thương mỗi ngày - Mẹ khỏe, bé ngoan" do Cục Bà mẹ và Trẻ em phát động nhằm nâng cao nhận thức của phụ nữ mang thai và các gia đình về tầm quan trọng của chăm sóc sức khỏe ngay từ giai đoạn đầu của thai kỳ và những năm tháng đầu đời của trẻ.

Loại rau mùa hè rẻ tiền giúp bổ thận, mát gan, người Việt nên tận dụng ngay để phòng bệnh

Loại rau mùa hè rẻ tiền giúp bổ thận, mát gan, người Việt nên tận dụng ngay để phòng bệnh

Sống khỏe - 10 giờ trước

GĐXH - Rau má giúp mát gan, bổ thận, tốt cho tiêu hóa. Tuy nhiên không nên sử dụng quá 6 tuần mà không có chỉ định của bác sĩ...

Người phụ nữ 42 tuổi bị u xơ tử cung, thiếu máu nặng vì một sai lầm nhiều người Việt mắc phải

Người phụ nữ 42 tuổi bị u xơ tử cung, thiếu máu nặng vì một sai lầm nhiều người Việt mắc phải

Bệnh thường gặp - 11 giờ trước

GĐXH - Từ việc thăm khám lâm sàng và kết quả thăm dò, các bác sĩ xác định nguyên nhân khiến bệnh nhân thiếu máu nặng là do u xơ tử cung chảy máu.

Người đàn ông 57 tuổi ở Hưng Yên sốt kéo dài, liệt hai chân từ nguyên nhân không ngờ

Người đàn ông 57 tuổi ở Hưng Yên sốt kéo dài, liệt hai chân từ nguyên nhân không ngờ

Y tế - 12 giờ trước

GĐXH - Khi đến viện, bệnh nhân sốt cao, vết mổ thấm dịch nhiều, mép vết thương hở, cơ lực hai chân bằng 0, không kiểm soát được tiểu tiện, thể trạng suy kiệt.

Nam thanh niên 26 tuổi bất ngờ bị tật ở cột sống cổ từ 1 thói quen nhiều người Việt mắc phải

Nam thanh niên 26 tuổi bất ngờ bị tật ở cột sống cổ từ 1 thói quen nhiều người Việt mắc phải

Sống khỏe - 16 giờ trước

GĐXH - Nam nhân viên văn phòng 26 tuổi đã phải tìm đến bác sĩ vì cơn đau ở cổ vai gáy xuất hiện âm ỉ ngày càng nặng, ảnh hưởng đến giấc ngủ, khả năng tập trung và hiệu suất làm việc.

Người đàn ông phát hiện cùng lúc 5 bệnh từ dấu hiệu nhiều người Việt bỏ qua

Người đàn ông phát hiện cùng lúc 5 bệnh từ dấu hiệu nhiều người Việt bỏ qua

Bệnh thường gặp - 18 giờ trước

GĐXH - Sau khi thăm khám, ông H. được chẩn đoán xác định mắc viêm teo dạ dày C2 - viêm hành tá tràng do nhiễm Helicobacter pylori, rối loạn chuyển hóa lipid máu, sỏi túi mật và rối loạn giấc ngủ.

Nên tiêu thụ bao nhiêu vitamin D mỗi ngày là tốt nhất?

Nên tiêu thụ bao nhiêu vitamin D mỗi ngày là tốt nhất?

Sống khỏe - 20 giờ trước

Vitamin D còn được gọi là 'vitamin ánh nắng mặt trời', đóng vai trò quan trọng đối với xương, chức năng miễn dịch và sức khỏe tổng thể… Vậy nên bổ sung bao nhiêu vitamin D mỗi ngày là tốt nhất?

Uống 1 cốc nước vào buổi sáng hàng ngày, cơ thể sẽ có 4 thay đổi này trong thời gian ngắn

Uống 1 cốc nước vào buổi sáng hàng ngày, cơ thể sẽ có 4 thay đổi này trong thời gian ngắn

Sống khỏe - 21 giờ trước

GĐXH - Nhiều người sẽ cảm thấy khô và đắng trong miệng sau khi thức dậy. Đó là vì chúng ta không uống nước trong suốt một đêm dài. Lúc này, cơ thể cần bổ sung nước gấp.

6 chất dinh dưỡng thiết yếu và lý do cơ thể cần chúng

6 chất dinh dưỡng thiết yếu và lý do cơ thể cần chúng

Sống khỏe - 21 giờ trước

Các chất dinh dưỡng thiết yếu là những chất mà cơ thể cần để thực hiện các chức năng cơ bản và phát triển...

Phẫu thuật thành công cho bệnh nhân chấn thương cột sống do tai nạn lao động

Phẫu thuật thành công cho bệnh nhân chấn thương cột sống do tai nạn lao động

Sống khỏe - 1 ngày trước

Bệnh viện Đa khoa tỉnh Ninh Thuận vừa thực hiện thành công ca phẫu thuật cố định cột sống bằng vít qua cuống cho bệnh nhân nam, bị chấn thương do cây dừa đè lên vùng lưng trong một vụ tai nạn lao động.

Top