Uống nước lạnh, ngồi điều hòa dễ hư thận, nhũn não
Nắng nóng như mấy ngày nay, uống nước lạnh làm cảm giác mát mẻ đến ngay tức thì, ngồi điều hòa làm bạn không muốn bước ra ngoài một chút nào. Nhưng ít ai biết cách làm lạnh nhanh chóng như vậy nguy ngại cho sức khỏe vô cùng.
Đông y từ xưa đã nói “Thận ố hàn” (Thận ghét lạnh). Thật ra không những thận ghét lạnh mà Phế (phổi) và Tỳ, Vị cũng sợ lạnh.
Nên hiểu chữ ‘thận’ của Đông y một cách rộng rãi. Đó là sinh lực, là sức đề kháng của cơ thể, là thần kinh cao cấp, là vỏ não chứ không phải chỉ đơn thuần là quả thận trong hệ bài tiết.
Cho nên, khi Đông y nói “Thận ố hàn” nghĩa là tai hại của các yếu tố lạnh đối với sức khỏe và sự sống của con người, chính là cái lạnh tấn công một cách liên tục cơ thể sẽ làm cho cơ thể suy yếu dần.
Nước đá giảm nhiệt nội tạng đột ngột dẫn tới hư thận
Mùa hè nắng nóng, khi lao động, tập luyện, đi lại... mồ hôi ra nhiều làm cho chúng ta rất khát nước. Vừa nóng vừa khát nên ai cũng thích uống một cốc nước đá hoặc bia lạnh vì nghĩ là sẽ mát và đỡ khát. Nhưng sự thực lại không đúng như vậy. Vì các phân tử nước trong nước uống lạnh lúc đó đang tích hợp lại sẽ rất khó thấm vào tế bào, nên dù bạn có thì cơ thể vẫn rất khát.
Trái lại trong nước uống nóng, đơn phân tử nước hoàn toàn thẩm thấu vào tế bào để bổ sung lượng nước đã mất. Do đó uống nước đá lạnh không hết khát nhanh bằng uống nước nóng, hoặc hơi âm ấm. Nếu bạn thường xuyên uống lạnh sẽ bị thiếu nước cung cấp cho tế bào.
Ngoài ra khi cơ thể đang nóng lại gặp lạnh tác động vào khiến nó phải tự động hóa giải cái lạnh đó để quân bình nhiệt độ giữa các vùng của cơ thể, việc này khiến cơ thể phải hao phí năng lượng một cách vô ích. Và nếu sự kiện này xảy ra hàng ngày thì rõ ràng nó làm cho cơ thể càng lúc càng suy yếu nhất là lẽ lôi kéo các cơ quan liên hệ nó suy yếu theo. Thường đó là tạng thận, một tạng quan trọng số một nếu không nói là gốc của sinh mệnh con người (theo Đông Y). Mà khi mạch thận hư thì bệnh kể như khó cứu.
Uống nước lạnh có hại với cơ thể nôm na như ta đang nung một viên đá vôi rồi quăng nó vào nước lạnh, nghe thấy xèo một cái và viên đá vỡ tung. Sự thay đổi nhiệt độ đột ngột dẫn tới một sự phá hủy kinh khủng như thế.

Cơ thể đang nóng, các cơ quan đang hoạt động hết công suất để tản nhiệt, bỗng uống một ly nước đá vào, hoạt động của bộ máy lại phải thay đổi 180 độ để thay vì giảm nhiệt thì phải tăng nhiệt để quân bình nhiệt độ cơ thể.
Tất nhiên, uống nước đá không có hại ngay lập tức mà tác hại của nó đến từ từ, suy thận là một kết quả tất yếu.
Mặt khác tuy đồ uống lạnh có làm ta sảng khoái nhưng đối với người mới cảm mạo, say nắng, mồ hôi không thoát ra được, cơ thể không tản nhiệt được nên làm tăng nguy cơ sốt. Tuy nhiên để vừa giải khát vừa làm mát cơ thể khi nóng và khát, chúng ta có thể uống nước lạnh khoảng 8-15 độ C, với các loại nước đun sôi để nguội, nước cam, chanh, mía... và uống nên từ từ.
Nếu bạn uống lạnh quá mức cho phép sẽ làm cho các vi mạch máu trong dạ dày, ruột co thắt lại, dẫn đến niêm mạc thiếu máu, từ đó làm giảm chức năng tiêu hoá và sát khuẩn của dạ dày, ruột dẫn đến bị đau bụng, tiêu chảy cấp.
Ngồi điều hòa nhiều dễ viêm họng cấp tính, thậm chí nhũn não
Gặp lạnh đột ngột cũng rất dễ dẫn đến viêm họng đỏ cấp tính, một loại bệnh chiếm tới 90% số trường hợp trong các loại bệnh viêm họng.
Bệnh viêm họng đỏ cấp tính thường xảy ra đột ngột sau lạnh như tắm nước lạnh, tắm nơi không kín gió, có gió lùa, tắm xong không lau khô người mà mặc áo quần ngay. Bệnh cũng có thể xảy ra đột ngột khi đang ở ngoài nóng vào ngồi ngay trước máy lạnh hoặc gặp thời tiết chuyển mùa đột ngột...
Nhiệt độ trong môi trường điều hòa quá chênh lệch so với nhiệt độ ngoài phòng, uống nước lạnh khi người đang nóng bừng bừng… khiến hệ thống niêm mạc của xoang mũi bị khô, giảm sức đề kháng, tạo cơ hội cho các vi trùng, vi khuẩn đã tích tụ sẵn trong các hốc xoang phát triển.

Ngồi điều hòa nhiều dễ viêm họng, viêm xoang thậm chí tổn thương não
Những người thường xuyên ngồi trong phòng điều hòa hay cảm thấy chóng mặt, hoa mắt, đây chính là phản ứng mất cân bằng thần kinh não thường gặp do môi trường điều hòa gây ra. Ngoài gây ra bệnh cảm cúm, điều hòa còn có thể làm tổn thương não.
Khi người ta đi từ ngoài vào trong phòng điều hòa do lạnh đột ngột dẫn đến hệ thần kinh thực vật của cơ thể khó thích ứng kịp, sẽ xuất hiện triệu chứng “bệnh điều hòa”, với biểu hiện như dễ tức giận, căng thẳng, mất ngủ…
Người đang đi nắng ra nhiều mồ hôi cũng không nên bước vào phòng điều hòa ngay, cần ngồi lại một lát có ráo mồ hôi sau đó mới bước vào phòng lạnh.
Các bác sĩ khuyến cáo mọi người kể cả ở nhà cũng như ngoài công sở chỉ nên để điều hòa ở mức 25 đến 28 độ C là phù hợp. Bổ sung các khoáng chất, uống nhiều nước để tránh mất nước, khô da.
Cần vệ sinh răng miệng, họng, mũi thường xuyên và hàng ngày. Cần đánh răng sau khi ăn và trước, sau khi ngủ dậy làm sao tạo thành một thói quen, nhất là đối với trẻ em. Nên tắm bằng nước ấm, nhất là những người mắc bệnh viêm họng tái đi tái lại nhiều lần. Tắm xong cần lau người khô trước khi mặc quần áo sạch bất kể là mùa nào. Sau tắm không nên ngồi trước quạt hoặc trong phòng điều hoà lạnh (bất kể là mùa lạnh hay mùa nóng).
Theo Một thế giới

Người phụ nữ 42 tuổi bị u xơ tử cung, thiếu máu nặng vì một sai lầm nhiều người Việt mắc phải
Bệnh thường gặp - 36 phút trướcGĐXH - Từ việc thăm khám lâm sàng và kết quả thăm dò, các bác sĩ xác định nguyên nhân khiến bệnh nhân thiếu máu nặng là do u xơ tử cung chảy máu.

Người đàn ông 57 tuổi ở Hưng Yên sốt kéo dài, liệt hai chân từ nguyên nhân không ngờ
Y tế - 2 giờ trướcGĐXH - Khi đến viện, bệnh nhân sốt cao, vết mổ thấm dịch nhiều, mép vết thương hở, cơ lực hai chân bằng 0, không kiểm soát được tiểu tiện, thể trạng suy kiệt.

Nam thanh niên 26 tuổi bất ngờ bị tật ở cột sống cổ từ 1 thói quen nhiều người Việt mắc phải
Sống khỏe - 6 giờ trướcGĐXH - Nam nhân viên văn phòng 26 tuổi đã phải tìm đến bác sĩ vì cơn đau ở cổ vai gáy xuất hiện âm ỉ ngày càng nặng, ảnh hưởng đến giấc ngủ, khả năng tập trung và hiệu suất làm việc.

Người đàn ông phát hiện cùng lúc 5 bệnh từ dấu hiệu nhiều người Việt bỏ qua
Bệnh thường gặp - 7 giờ trướcGĐXH - Sau khi thăm khám, ông H. được chẩn đoán xác định mắc viêm teo dạ dày C2 - viêm hành tá tràng do nhiễm Helicobacter pylori, rối loạn chuyển hóa lipid máu, sỏi túi mật và rối loạn giấc ngủ.

Nên tiêu thụ bao nhiêu vitamin D mỗi ngày là tốt nhất?
Sống khỏe - 10 giờ trướcVitamin D còn được gọi là 'vitamin ánh nắng mặt trời', đóng vai trò quan trọng đối với xương, chức năng miễn dịch và sức khỏe tổng thể… Vậy nên bổ sung bao nhiêu vitamin D mỗi ngày là tốt nhất?

Uống 1 cốc nước vào buổi sáng hàng ngày, cơ thể sẽ có 4 thay đổi này trong thời gian ngắn
Sống khỏe - 10 giờ trướcGĐXH - Nhiều người sẽ cảm thấy khô và đắng trong miệng sau khi thức dậy. Đó là vì chúng ta không uống nước trong suốt một đêm dài. Lúc này, cơ thể cần bổ sung nước gấp.

6 chất dinh dưỡng thiết yếu và lý do cơ thể cần chúng
Sống khỏe - 10 giờ trướcCác chất dinh dưỡng thiết yếu là những chất mà cơ thể cần để thực hiện các chức năng cơ bản và phát triển...

Phẫu thuật thành công cho bệnh nhân chấn thương cột sống do tai nạn lao động
Sống khỏe - 22 giờ trướcBệnh viện Đa khoa tỉnh Ninh Thuận vừa thực hiện thành công ca phẫu thuật cố định cột sống bằng vít qua cuống cho bệnh nhân nam, bị chấn thương do cây dừa đè lên vùng lưng trong một vụ tai nạn lao động.

Mùa hè, 4 dấu hiệu cơ thể cảnh báo bạn đang bị nóng gan
Bệnh thường gặp - 23 giờ trướcGĐXH - Nóng gan không phải là bệnh quá nguy hiểm, tuy nhiên nếu không chủ động điều trị thì lâu dài có thể tiến triển thành các loại bệnh gan như: Suy gan, xơ gan, thậm chí là ung thư gan.

Đau cổ tay kéo dài, cô gái 23 tuổi bất ngờ phát hiện mắc ung thư
Y tế - 1 ngày trướcGĐXH - Bệnh nhân đến viện trong tình trạng khối u lan khắp mặt trước cổ tay, kéo dài ra hai bên, tiến sát khuỷu tay, với kích thước khoảng 12 - 13 cm chiều dài, gần 8 cm chiều ngang và độ dày 5 - 7 cm.

Người phụ nữ 37 tuổi phát hiện u dưới niêm mạc thực quản kích thước lớn từ dấu hiệu nhiều người Việt bỏ qua
Bệnh thường gặpGĐXH - Sau khi nội soi thực quản dạ dày, các bác sĩ phát hiện một khối u dưới niêm mạc kích thước lớn. Trước đó, bệnh nhân có cảm giác nuốt vướng, nuốt nghẹn...