Uống nước tăng lực không tốt khi tập thể thao
Thậm chí sử dụng thường xuyên loại đồ uống này khi chơi thể thao bạn còn có nguy cơ bị tim mạch.
![]() |
Trong nước tăng lực, caffein là thành phần chủ đạo, không trực tiếp gây hại cho tim ngay tức thì, nhưng càng về sau caffein càng cho thấy tác hại của nó đối với tim. Ngoài ra, caffein còn khiến cho bạn dễ có nguy cơ mắc phải căn bệnh cao huyết áp, thậm chí còn gây những tác động xấu đối với mạch máu dẫn về tim.
Một số người thường có thói quen uống nước tăng lực trước khi luyện tập, điều này hoàn toàn không tốt. Bởi một lượng lớn caffein và đường được “thu nạp” sẽ khiến cho bạn phải chịu đựng cảm giác căng thẳng thần kinh, dễ nổi cáu, buồn nôn.
Một điều đáng chú ý nữa là tuyệt đối không nên pha lẫn nước tăng lực với những đồ uống có nồng độ cồn cao như rượu, bia. Rượu là một thức uống trầm cảm, trong khi nước uống tăng lực là một chất kích thích. Kết hợp hai loại thức uống này, bạn sẽ phải đối diện với tình trạng mất nước. Mất nước có thể tồi tệ hơn vì bạn sẽ phải đi tiểu nhiều lần do hiệu ứng kết hợp của rượu và các chất caffein trong thức uống tăng lực.
Chúng ta chỉ nên dùng nước tăng lực khi thật sự cần thiết như đi xa, quá mệt mỏi và cũng chỉ nên uống nhiều nhất 1 lon/ngày, không nên dùng nước tăng lực thường xuyên như một loại nước giải khát thông thường.
Thay vì thường xuyên sử dụng loại đồ uống này, bạn hoàn toàn có thể chỉ dùng nước lọc bình thường, sẽ vẫn tốt và hiệu quả. Khi tập luyện, cơ thể ra nhiều mồ hôi vì sản sinh nhiều nhiệt hơn; nước sẽ giúp hạ nhiệt và bù lại lượng dịch thể hao hụt. Dù bạn chỉ tập một ít vào ngày nghỉ cuối tuần hay là một vận động viên chuyên nghiệp chuẩn bị thi đấu, bạn đều phải uống nước đều đặn dù chưa thấy khát. Nếu không kịp thời bổ sung nước, cơ thể sẽ lâm vào tình trạng rối loạn, mệt mỏi hoạt động cơ bắp giảm hiệu suất và xuất hiện chuột rút.
Theo ione

Nắng nóng gay gắt, thận trọng với những dấu hiệu này kẻo đi viện không kịp
Sống khỏe - 2 giờ trướcGĐXH – Theo các bác sĩ, sốc nhiệt trong mùa nắng nóng là một tình trạng cấp cứu y tế. Việc chậm trễ trong xử trí có thể khiến người bệnh bị tổn thương não, các cơ quan nội tạng, thậm chí tử vong.

3 ngày sau khi ăn lòng lợn, tiết canh, người đàn ông 63 tuổi ở Hà Nội rơi vào nguy kịch
Y tế - 4 giờ trướcGĐXH - Bệnh nhân nhập viện trong tình trạng mệt, kích thích, nổi nhiều ban tím trên cơ thể, khó thở, chi lạnh nên nhanh chóng được đặt ống nội khí quản thở máy và lọc máu.

Thời điểm uống cà phê đem lại nhiều lợi ích
Sống khỏe - 7 giờ trướcMọi người thường có thói quen uống cà phê vào buổi sáng nhưng không phải giờ nào cũng phù hợp.

2 bệnh viện đầu ngành chạy đua cứu sống mẹ con sản phụ mắc căn bệnh nguy hiểm
Mẹ và bé - 10 giờ trướcGĐXH - Theo các bác sĩ, mang thai khi đang điều trị lao kháng thuốc là trường hợp đặc biệt nguy hiểm khi vừa phải đảm bảo tính mạng cho mẹ, vừa phải bảo vệ thai nhi trong bụng.

Chỉ sau vài ngày bị sốt, người đàn ông 35 tuổi rơi vào nguy kịch do căn bệnh hay gặp ở trẻ nhỏ
Sống khỏe - 12 giờ trướcGĐXH - Theo các bác sĩ, bệnh nhân bị viêm cơ tim, một biến chứng hiếm gặp của sởi. Điều này khiến quá trình điều trị càng trở nên phức tạp, tiên lượng hạn chế.

7 lưu ý giúp chạy bộ an toàn, tránh đột quỵ
Sống khỏe - 12 giờ trướcChạy bộ tốt cho sức khỏe, nhưng nếu chủ quan, không tầm soát bệnh lý tim mạch và tập sai cách, người chạy có thể đối mặt nguy cơ đột quỵ bất cứ lúc nào.

5 loại thực phẩm phổ biến cải thiện tình trạng thiếu máu
Sống khỏe - 14 giờ trướcThiếu máu khiến cơ thể dễ mệt mỏi, năng lượng thấp, chán nản... có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như suy nhược cơ thể, ảnh hưởng đến tim mạch (như suy tim, rối loạn nhịp tim), thiếu máu não… nghiêm trọng có thể dẫn đến tử vong.

Người đàn ông 46 tuổi ở Quảng Ninh có sỏi thận 'khủng' như san hô do mắc sai lầm này trong nhiều năm
Y tế - 1 ngày trướcGĐXH - Kết quả thăm khám cho thấy, bệnh nhân có sỏi thận 2 bên, thận bên phải có khối sỏi lớn hình dạng giống san hô, chiếm gần hết bể thận.

Người đàn ông bị đỉa chui vào niệu đạo trong lúc làm việc ngoài đồng
Y tế - 1 ngày trướcGĐXH - Anh P.V.A. bị một con đỉa chui vào niệu đạo trong lúc làm việc ngoài đồng. Khi phát hiện, bệnh nhân đã kịp thời dùng tay ép chặt niệu đạo để hạn chế đỉa chui sâu hơn.

AI đã và đang góp phần hỗ trợ cho quá trình khám chữa bệnh
Y tế - 1 ngày trướcGĐXH - "AI đã và đang góp phần giải quyết những thách thức trong y tế dự phòng,hỗ trợ rất tốt cho đội ngũ y bác sĩ trong tình trạng quá tải bệnh viện như hiện nay" - TS BS Nguyễn Trọng Khoa, Phó Cục trưởng Cục Quản lý Khám chữa bệnh (Bộ Y tế) nhấn mạnh.

Mỗi ngày hai cốc nước đậu đen gừng, điều gì sẽ xảy ra với cơ thể sau một tuần?
Sống khỏeNgười uống nước đậu đen rang gừng mỗi ngày có thể cảm nhận rõ thay đổi tích cực chỉ sau một tuần.