Hà Nội
23°C / 22-25°C

Uống nước thế nào cho đúng: Chuyên gia phân tích loại nước tốt nhất bạn nên uống hàng ngày

Thứ tư, 09:00 03/04/2019 | Sống khỏe

Chúng ta uống nước hàng ngày và hầu như ít người quan tâm loại nhiệt độ nào là tốt nhất khi uống. Đây là phân tích của chuyên gia và bạn nên tham khảo để chọn cách uống tốt nhất.

Uống nước thế nào cho đúng: Chuyên gia phân tích loại nước tốt nhất bạn nên uống hàng ngày - Ảnh 1.

Theo thông tin đăng trên báo Thanh niên Bắc Kinh (TQ), Bác sĩ Phó Dục, Khoa Nội tiết, Bệnh viện Triều Dương Bắc Kinh (TQ) cho biết, việc uống nước mỗi ngày thường sẽ được coi là chuyện đơn giản, chẳng ai phải quá bận tâm về nó.

Nhưng theo ông, uống nước đúng cách cũng có thể thay đổi tình trạng sức khỏe của bạn một cách đặc biệt.

Nếu người coi trọng nhiệt độ của nước uống, cũng có thể tạo ra được những giá trị nhất định cho sức khỏe tổng thể của bạn.

Thời gian gần đây xuất hiện rất nhiều cây nước nóng ở khắp mọi nơi, nên nhiều người đã hình thành thói quen uống nước nóng. Nhưng ở một số nơi, người dân lại hình thành thói quen uống nước lạnh.

Trên thực tế, câu hỏi đặt ra là, uống nước nóng tốt hơn hay uống nước lạnh tốt hơn? Mỗi loại nước lại có những tác dụng riêng đối với sức khỏe, và đây là thông tin phân tích chi tiết để bạn lựa chọn loại nước thích hợp nhất với nhu cầu của mình.

Uống nước thế nào cho đúng: Chuyên gia phân tích loại nước tốt nhất bạn nên uống hàng ngày - Ảnh 2.

Nước lạnh: 2-10 ° C

Nhiệt độ của nước lạnh thường là dưới 10 ° C và nước lạnh thay đổi tùy theo lượng nước đá, thường là 0 ° C. Loại nhiệt độ nước này rất khác với nhiệt độ cơ thể con người, vì vậy nó sẽ gây ra phản ứng sinh lý mạnh sau khi uống.

Sau khi nước lạnh vào cơ thể, tới các mạch máu trên bề mặt trong miệng, thực quản và dạ dày mà nước tiếp xúc sẽ nhanh chóng bị co lại, sự lưu thông máu cục bộ khi tiếp xúc với nước đá sẽ bị chậm lại.

Vì các mạch máu của đường tiêu hóa vốn dĩ đang chịu nhiệm vụ quan trọng là hấp thụ và vận chuyển chất dinh dưỡng, khi lưu thông máu chậm lại, nó sẽ ảnh hưởng đến chức năng tiêu hóa và hấp thu.

Do đó, khi ăn, các bác sĩ khuyên bạn không nên uống nước đá và đồ uống có đá dưới 10 ° C, vì nó không có lợi cho việc tiêu hóa và hấp thụ thức ăn, đặc biệt là những người có chức năng tiêu hóa yếu, có thể gây ra sự tích tụ thức ăn, khó chịu ở đường tiêu hóa và các khó chịu khác.

Uống nước thế nào cho đúng: Chuyên gia phân tích loại nước tốt nhất bạn nên uống hàng ngày - Ảnh 3.

Nước lọc mát: 20-30 ° C

Thông thường, chúng ta thường uống loại nước này là phổ biến nhất, đây là nước ở nhiệt độ phòng, không nóng, không lạnh, theo điều kiện thời tiết thời điểm đó, nhiệt độ chung là khoảng 20-30 ° C.

Nhiệt độ nước này thực sự là thích hợp nhất để uống. Trước hết, nước gần với nhiệt độ cơ thể con người, không làm kích thích đường tiêu hóa sau khi uống, và không ảnh hưởng đến chức năng tiêu hóa.

Ngoài ra, nước này được cho là hơi thấp hơn nhiệt độ cơ thể một chút, chúng sẽ cần được cơ thể "làm ấm" trước khi hấp thụ.

Theo nghiên cứu của Đại học Washington, quá trình "làm ấm" nước đến nhiệt độ cơ thể đòi hỏi phải đốt cháy calo.

So với những người uống nước lạnh, thì việc uống nước lọc (ở nhiệt độ phòng) có thể tiêu thụ thêm 80 calo mỗi ngày, tương đương với lượng calo của 1 quả trứng luộc, hai quả cam hoặc nửa bát cháo. Điều này có thể giúp ích dù không nhiều cho những người kiểm soát chặt chẽ chế độ ăn kiêng và duy trì việc giảm cân.

Ngoài ra, sau khi bị bệnh, sốt hay tập thể dục, nhiệt độ nền của cơ thể sẽ tăng lên, và để duy trì nhiệt độ cơ thể và các chức năng sinh lý bình thường, mọi người phải giảm nhiệt độ cơ thể bằng cách đổ mồ hôi. Trong lúc này, uống nước lọc sẽ giúp hạ nhiệt độ cơ thể nhanh hơn, đồng thời bổ sung chất lỏng cho cơ thể.

Nghiên cứu y học thể thao Mỹ chứng minh rằng, uống nước lọc trong khi tập thể dục có thể duy trì ổn định nhiệt độ lõi tốt hơn và chơi thể thao sẽ cho kết quả tốt hơn.

Uống nước thế nào cho đúng: Chuyên gia phân tích loại nước tốt nhất bạn nên uống hàng ngày - Ảnh 4.

Nước ấm: 40-50 ° C

Nước ấm, là loại nước mà khi chúng ta uống, nó có cảm giác ấm nhưng không nóng, thường là 40-50 ° C. Do bề mặt miệng và thực quản của chúng ta được bao phủ bởi màng nhầy, nhiệt độ sinh lý bình thường là 36,5-37,5 ° C và nhiệt độ ăn uống phải được duy trì ở 10-40 ° C để duy trì các chức năng sinh lý bình thường.

Nhiệt độ cao nhất có thể chịu được 50-60 ° C.

Nước ấm có thể thúc đẩy lưu thông máu và giúp tiêu hóa. Ngoài ra, nó có thể làm giảm đau thần kinh như đau nửa đầu và đau bụng kinh, khiến mọi người cảm thấy thoải mái.

Y học Trung Quốc cho rằng nước có thể nuôi dưỡng âm, nhiệt có thể làm ấm và tăng dương trong cơ thể, từ đó coi nước ấm cũng là thứ rất tốt cho sức khỏe.

Uống nước thế nào cho đúng: Chuyên gia phân tích loại nước tốt nhất bạn nên uống hàng ngày - Ảnh 5.

Nước nóng: 70-80 ° C

Tổ chức Y tế Thế giới và Cơ quan Ung thư Quốc tế đều cho rằng uống đồ uống nóng trên 65 ° C sẽ làm tăng nguy cơ ung thư thực quản.

Là sao để biết khi nào là nước trên 65° C, đó là nước sử dụng nước sôi để pha trà, mới chỉ để trong một thời gian mà đã uống ngay thì có khi nhiệt độ nước khoảng 70 ° C.

Súp/cháo/nước lẩu nóng vừa được lấy trong nồi lẩu là khoảng 80 ° C.

Nhiệt độ của cà phê pha bằng máy pha cà phê là khoảng 95 ° C. Do đó, "uống nước nóng" thực sự không phải là thuốc chữa bách bệnh, nhưng nó có thể gây hại cho sức khỏe.

Nhiều người ăn đồ nóng, cảm thấy miệng và lưỡi không thoải mái, phản ứng đầu tiên là không nhổ ra, mà chỉ nhai nhai vài lần trong miệng và nuốt, thực tế, đây là một thói quen rất xấu.

Điều quan trọng cần biết là các tế bào biểu mô trên bề mặt thực quản mỏng manh hơn nhiều so với khoang miệng và khi chúng ta nuốt đồ ăn uống nóng vào miệng mà không làm nguội trước thì sẽ làm cho thực quản bị tổn thương.

Uống nước thế nào cho đúng: Chuyên gia phân tích loại nước tốt nhất bạn nên uống hàng ngày - Ảnh 6.

Trước khi uống nước, hãy thử chạm vào môi trước. Nếu môi bạn cảm thấy nước nóng, đừng bao giờ uống chúng, hãy chắc chắn rằng đồ ăn phải nguội hơn bạn mới nuốt vào.

Theo Trí thức trẻ

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
7 loại vitamin và chất dinh dưỡng tốt cho sức khỏe tim mạch

7 loại vitamin và chất dinh dưỡng tốt cho sức khỏe tim mạch

Sống khỏe - 3 giờ trước

Một trái tim khỏe mạnh tác động tích cực tới nhiều khía cạnh trong cuộc sống: thể chất được cải thiện, tuổi thọ cao hơn, tinh thần thoải mái hơn,... Tất cả những lợi ích tuyệt vời đó sẽ có được khi bạn biết chăm sóc trái tim đúng cách.

10 nhóm người không nên uống nhiều trà xanh

10 nhóm người không nên uống nhiều trà xanh

Sống khỏe - 5 giờ trước

Trà xanh có một số lợi ích cho sức khỏe. Tuy nhiên, nhiều người thắc mắc điều gì sẽ xảy ra với cơ thể khi uống nhiều trà xanh, liệu có gây ra tác dụng phụ gì không?

5 loại trái cây cần hạn chế khi muốn giảm cân

5 loại trái cây cần hạn chế khi muốn giảm cân

Sống khỏe - 8 giờ trước

Một số loại trái cây chứa tỷ lệ đường tự nhiên cao hơn, cần tiêu thụ điều độ để duy trì chế độ ăn uống cân bằng, đặc biệt khi muốn giảm cân hoặc kiểm soát lượng đường trong máu.

Cô gái 17 tuổi bị thủy đậu biến chứng nặng, suýt tử vong do điều trị sai cách

Cô gái 17 tuổi bị thủy đậu biến chứng nặng, suýt tử vong do điều trị sai cách

Y tế - 20 giờ trước

GĐXH – Bệnh nhân được đưa vào viện trong tình trạng rất nặng, sốt cao 41 độ, mụn nước và nhiều mụn mủ toàn thân, loét miệng họng, ý thức chậm…

9 thói quen tốt đánh bại chứng mất ngủ

9 thói quen tốt đánh bại chứng mất ngủ

Sống khỏe - 21 giờ trước

Mất ngủ là rối loạn được đặc trưng bởi việc khó đi vào giấc ngủ. Người bị mất ngủ thường cảm thấy mệt mỏi khi thức dậy. Mất ngủ không chỉ làm suy giảm năng lượng và cảm xúc, mà còn gây tổn hại cho cả sức khỏe, công việc và chất lượng cuộc sống.

Loại củ được ví như nhân sâm trắng, giúp giải độc gan tự nhiên, rẻ tiền và được bán đầy chợ Việt

Loại củ được ví như nhân sâm trắng, giúp giải độc gan tự nhiên, rẻ tiền và được bán đầy chợ Việt

Sống khỏe - 1 ngày trước

GĐXH - Giải độc gan bằng thực phẩm tự nhiên là phương thuốc tốt nhất để hỗ trợ quá trình chữa bệnh của gan, trong đó phải kể đến của cải trắng.

Tự đắp lá vào vết thương, nam bệnh nhân 17 tuổi suýt bị hoại tử cánh tay

Tự đắp lá vào vết thương, nam bệnh nhân 17 tuổi suýt bị hoại tử cánh tay

Y tế - 1 ngày trước

GĐXH - Sau khi bị thương, người bệnh đã được người nhà nhai lá cây và tự ý đắp vào tổn thương theo kinh nghiệm dân gian khiến cho vết thương tiềm ẩn nguy cơ nhiễm trùng, hoại tử gây nguy hiểm cho người bệnh.

Trẻ viêm tiểu phế quản có nên dùng thuốc kháng sinh?

Trẻ viêm tiểu phế quản có nên dùng thuốc kháng sinh?

Mẹ và bé - 1 ngày trước

Trẻ bị viêm tiểu phế quản sẽ xuất hiện các biểu hiện như khó thở, thở khò khè, có thể gây suy hô hấp. Vậy khi trẻ bị viêm tiểu phế quản cha mẹ cần làm gì, chăm sóc như thế nào và có nên dùng thuốc kháng sinh?

Đau đầu kéo dài nhiều tuần, bé gái 9 tuổi được phát hiện bị u màng não

Đau đầu kéo dài nhiều tuần, bé gái 9 tuổi được phát hiện bị u màng não

Y tế - 1 ngày trước

GĐXH – Khi thấy con có biểu hiện đau đầu kéo dài, tăng dần cả cường độ và tần suất trong thời gian dài, gia đình quyết định đưa con đi khám và phát hiện bệnh.

Chuyên gia Bộ Y tế nói gì về thông tin vaccine AstraZeneca COVID-19 có thể dẫn đến nguy cơ đông máu?

Chuyên gia Bộ Y tế nói gì về thông tin vaccine AstraZeneca COVID-19 có thể dẫn đến nguy cơ đông máu?

Sống khỏe - 1 ngày trước

Theo PGS.TS Lương Ngọc Khuê: Ban đầu khi triển khai tiêm vaccine COVID-19, chúng ta rất thận trọng, Bộ Y tế đã xây dựng quy trình tiêm chủng, người tiêm phải đo huyết áp, khám sàng lọc trước khi tiêm, theo dõi sau tiêm tại điểm tiêm.

Thuốc nào trị rối loạn tiền đình?

Thuốc nào trị rối loạn tiền đình?

Bệnh thường gặp

Rối loạn tiền đình đi kèm với một vài bệnh lý như thiếu máu não, đái tháo đường, tăng huyết áp có thể là nguyên nhân dẫn đến đột quỵ, đe dọa tính mạng người bệnh. Việc điều trị sớm giúp người bệnh cải thiện chất lượng cuộc sống và giảm nguy cơ mắc các biến chứng nguy hiểm.

Top