Uống nước trước khi đi ngủ có lợi ích và hạn chế gì cho sức khỏe?
Nhiều người có thói quen uống một cốc nước trước khi ngủ nhưng có những người không dám uống nước vì sợ đi tiểu đêm. Vậy, việc uống nước trước khi ngủ có cần thiết không?
1. Thời điểm nào trong ngày nên ngừng uống nước ?
Cảm giác khát, muốn uống nước trước khi đi ngủ không phải là hiếm. Trên thực tế, một nghiên cứu trên chuột cho thấy xu hướng uống nhiều hơn vào buổi tối có thể là một phần tự nhiên của chu kỳ ngủ - thức, nhằm ngăn ngừa tình trạng mất nước qua đêm.
Tuy nhiên, các chuyên gia thường khuyên, nên ngừng uống nhiều nước trong vòng hai giờ trước khi đi ngủ. Bằng cách này, sẽ không làm cơ thể chứa nhiều nước vì có thể khiến phải đi tiểu nhiều vào nửa đêm. Nếu cảm thấy miệng và cổ họng khô rát hay cần phải uống thuốc hàng đêm thì nên uống một lượng ít nước.
Theo chuyên gia về rối loạn giấc ngủ - Tiến sĩ Vensel Rundo, theo nguyên tắc chung, hãy uống ít hơn một cốc nước trong hai giờ cuối cùng trước khi đi ngủ nếu bạn phải uống. Và hãy uống từng ngụm nhỏ. Điều này cũng áp dụng cho những bữa ăn khuya khác. Cố gắng tránh các chất lỏng như rượu, nước trái cây và trà trong vòng hai giờ trước khi đi ngủ.
2. Nước liên quan đến chu kỳ giấc ngủ bị gián đoạn
Mặc dù giữ đủ nước là điều quan trọng nhưng một giấc ngủ ngon vào ban đêm cũng quan trọng không kém. Nếu giấc ngủ thường xuyên bị gián đoạn, có thể đã đến lúc cần phải thay đổi thói quen uống nước vào ban đêm vì khi gián đoạn giấc ngủ sẽ khiến khó ngủ lại.
Nếu giấc ngủ liên tục bị gián đoạn đêm này qua đêm khác, thậm chí có thể dẫn đến tình trạng thiếu ngủ và làm chất lượng giấc ngủ trở nên tồi tệ hơn. Hệ thống miễn dịch không hoạt động hiệu quả sau khi trải qua bất kỳ hình thức thiếu ngủ nào.
Mặc dù việc dậy đi tiểu đôi khi không ảnh hưởng đến sức khỏe nhưng điều quan trọng cần lưu ý là giấc ngủ bị gián đoạn liên tục có thể dẫn đến nhiều vấn đề. Giấc ngủ liên quan đến mọi thứ, từ hệ thống miễn dịch đến sức khỏe tâm thần . Tình trạng thiếu ngủ liên tục đã được chứng minh là có liên quan đến:
- Mất trí nhớ
- Nhiễm trùng
- Tăng huyết áp
- Mức cholesterol cao
- Tăng cân
Cũng cần biết liệu có mắc phải bất kỳ bệnh lý nào có thể gây đi tiểu đêm thường xuyên hay không. Nếu vậy, có thể cần phải cắt giảm lượng nước uống ngay cả trước khi đi ngủ.
Lượng nước tiểu giảm vào ban đêm, cho phép ngủ từ sáu đến tám giờ mà không bị gián đoạn. Uống một hoặc hai ly nước trước khi đi ngủ có thể thay đổi chu kỳ này.
Theo một nghiên cứu năm 2019, những người trưởng thành ngủ ít hơn sáu giờ vào ban đêm có nguy cơ bị đột quỵ hoặc đau tim cao hơn.
Tuổi tác cũng có thể đóng một vai trò trong giấc ngủ và chu kỳ tiết niệu. Càng lớn tuổi, càng có nhiều khả năng bàng quang hoạt động quá mức. Điều này có thể liên quan đến các tình trạng bệnh lý làm ảnh hưởng đến chức năng bàng quang tiết niệu, chẳng hạn như suy giảm chức năng nhận thức do chứng mất trí nhớ hoặc đột quỵ khiến não khó truyền tín hiệu đến bàng quang. Đái tháo đường và phì đại tuyến tiền liệt lành tính cũng có thể ảnh hưởng đến chức năng bàng quang tiết niệu.
3. Lợi ích của việc uống nước trước khi đi ngủ
Nếu bạn sống ở nơi có khí hậu ấm, bạn có nhiều khả năng đổ mồ hôi vào ban đêm, điều này dễ dẫn đến mất nước. Uống nước trước khi đi ngủ có thể giúp tránh tình trạng mất nước khi ngủ và điều này cũng có thể giúp bạn đạt được mức giảm nhiệt độ cơ thể giúp gây buồn ngủ.
Có một số trường hợp khác mà việc uống nước trước khi đi ngủ có thể hữu ích. Đối với một số người, nước nóng có thể trở thành một phần của thói quen thư giãn trước khi đi ngủ. Nếu bạn bị cảm lạnh hoặc cúm, một cốc nước nóng có thể giúp giảm triệu chứng. Thở bằng miệng khiến bạn mất nhiều nước hơn thở bằng mũi, vì vậy những người bị nghẹt mũi có thể uống nước để bổ sung lượng chất lỏng đã mất.
Với lượng vừa phải, uống nước vào buổi tối vẫn có thể có lợi. Nước là một chất dinh dưỡng thiết yếu giúp giữ cho cơ thể đủ nước, các khớp được bôi trơn, phân hủy chất thải và một số lợi ích như:
Tâm trạng được cải thiện:
Theo một nghiên cứu năm 2014, thiếu nước có thể tác động tiêu cực đến tâm trạng, điều này có thể ảnh hưởng đến chu kỳ ngủ - thức tổng thể.
Nghiên cứu đã kiểm tra tổng cộng 52 đối tượng uống lượng chất lỏng cao (22) và thấp (30). Những người thường uống nhiều nước sẽ không bình tĩnh và không có nhiều cảm xúc tích cực khi họ không thể uống nhiều như bình thường.
Những người uống ít nước cho thấy cảm xúc tích cực, sự hài lòng và bình tĩnh tăng lên khi họ tăng lượng nước uống.
Thải độc tự nhiên:
Uống nước - đặc biệt là nước nóng hoặc ấm - là một cách tự nhiên giúp giải độc cơ thể và cải thiện tiêu hóa.
Nước ấm làm tăng lưu thông máu, giúp cơ thể bạn có khả năng phân hủy chất thải và tăng lượng mồ hôi. Đổ mồ hôi sẽ khiến bạn mất một ít chất lỏng suốt đêm nhưng nó cũng sẽ loại bỏ lượng muối hoặc chất độc dư thừa và làm sạch tế bào da.
Uống nước ấm trước khi đi ngủ sẽ giúp đủ nước suốt đêm và có thể giúp cơ thể loại bỏ các độc tố, giảm đau hoặc chuột rút ở dạ dày.
Nếu uống nước có cảm giác quá nhạt do cảm lạnh, hãy cân nhắc thêm chanh vào nước trước khi đi ngủ. Điều này có thể mang lại hương vị cho nước và chanh cũng chứa vitamin C , một lợi ích bổ sung có thể giúp tăng cường hệ thống miễn dịch.
4. Thời điểm nào uống nước tốt nhất?
Uống nước trước khi đi ngủ có một số lợi ích nhưng uống quá gần giờ đi ngủ có thể làm gián đoạn chu kỳ giấc ngủ và tác động tiêu cực đến sức khỏe tim mạch.
Phải uống đủ nước trong ngày để tránh mất nước và tránh uống quá nhiều nước vào ban đêm. Một dấu hiệu mất nước là nước tiểu sẫm màu. Nếu uống đủ nước, nước tiểu sẽ có màu vàng nhạt hoặc trong.
Uống tám ly nước mỗi ngày là một mục tiêu hữu ích nhưng con số đó có thể khác nhau tùy theo từng người. Có thể cần uống nhiều nước hơn tùy thuộc vào mức độ hoạt động, thời tiết hoặc nếu đang mang thai.
Một số phương pháp tốt nhất để giữ nước bao gồm:
- Tăng lượng rau và trái cây của bạn vì chúng chứa nhiều nước.
- Uống nước trước và sau khi tập thể dục.
- Uống nước khi đói vì khát đôi khi bị nhầm là đói.
Điều quan trọng là phải uống đủ nước trong ngày, tuy nhiên, điều này có thể gây khó chịu nếu bạn uống trực tiếp trước khi đi ngủ. Tránh uống nước hoặc bất kỳ chất lỏng nào khác khoảng hai giờ trước khi ngủ để tránh thức dậy vào ban đêm.
Nếu uống nước trước khi đi ngủ khiến gặp phải các triệu chứng bất thường, hãy nói chuyện với bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng. Họ có thể giúp bạn xác định lượng nước tốt nhất cho chế độ ăn uống và sức khỏe tổng thể.
Loại củ rẻ tiền đầy chợ Việt giúp ổn định đường huyết cực tốt, người bệnh tiểu đường nên ăn sẽ thấy cơ thể thay đổi tích cực
Bệnh thường gặp - 6 giờ trướcGĐXH - Nghệ là gia vị quen thuộc trong gian bếp của người Việt. Nhiều nghiên cứu cho thấy, chất curcumin ở trong nghệ có tác dụng chống viêm hiệu quả và giữ cho lượng đường trong máu ở mức ổn định.
3 loại thực phẩm giàu protein, người sau 55 tuổi nên bổ sung
Bệnh thường gặp - 8 giờ trướcProtein cần thiết cho sức khỏe con người, góp phần kéo dài tuổi thọ, người già thường nằm trong nhóm thiếu protein.
Người đàn ông 30 tuổi mắc ung thư tuyến tụy thừa nhận thường xuyên ăn 3 món ăn mà người Việt ưa thích
Bệnh thường gặp - 9 giờ trướcGĐXH - Thanh niên phát hiện mắc ung thư tuyến tụy ở tuổi 30 thừa nhận thường xuyên ăn những đồ chiên rán, dầu mỡ và đồ ăn ngọt... mặc dù có tiền sử mắc bệnh gan nhiễm mỡ, viêm tuỵ mãn tính.
Tổ yến cực bổ dưỡng nhưng dùng kiểu này rất nguy hiểm
Bệnh thường gặp - 11 giờ trướcViệc dùng tổ yến sai cách sẽ dẫn đến nhiều tác dụng không mong muốn.
Người đàn ông 62 tuổi ở Hà Nội suy thận cấp thừa nhận một sai lầm khi chữa bệnh tiểu đường nhiều người Việt mắc phải
Bệnh thường gặp - 14 giờ trướcGĐXH - Sau một tháng sử dụng thuốc điều trị bệnh tiểu đường, người bệnh ngừng thuốc, không tái khám và điều trị theo phương pháp của thầy lang gần nhà.
Loại hạt nhỏ thơm kiểm soát đường huyết cực tốt, người bệnh tiểu đường nên ăn để bổ sung dinh dưỡng, tăng cường sức khỏe
Bệnh thường gặp - 18 giờ trướcGĐXH - Hạt kê được ví tốt ngang với insulin tự nhiên, cực giàu dinh dưỡng nhưng giúp hạ đường huyết rất hiệu quả. Loại hạt này được sử dụng chế biến nhiều món ăn rất nhiều người Việt yêu thích.
Loại hạt nhỏ thơm giúp hạ đường huyết cực tốt, người bệnh tiểu đường cần tránh điều này khi ăn để kéo dài tuổi thọ
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcGĐXH - Người bệnh tiểu đường vẫn có thể dùng bí hạt bí đỏ như là món ăn vặt, nên ăn với lượng phù hợp sẽ giúp kiểm soát đường huyết và giảm nguy cơ biến chứng bệnh tiểu đường.
Người phụ nữ 29 tuổi ở Quảng Ninh nhập viện gấp sau khi được tư vấn, uống thuốc hạ sốt tại nhà, bác sĩ chỉ rõ nguyên nhân
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcGĐXH - Người phụ nữ bị phản vệ thuốc là có tiền sử dị ứng với Paracetamol, Ibuprofen nhưng nhân viên bán thuốc nói rằng Ibuprofen là thuốc chống viêm, hạ sốt rất ít gây dị ứng nên vẫn bán cho bệnh nhân.
Thanh niên 16 tuổi ở Phú Thọ nhập viện mặt sưng phù do sai lầm khi chăm sóc da nhiều bạn trẻ Việt mắc phải
Bệnh thường gặp - 2 ngày trướcGĐXH - Thanh niên cho biết có bôi kem trị mụn tại nhà. Lúc đầu thấy mụn khỏi rất nhanh, da mịn đẹp, nhưng sau đó bôi thuốc không bớt nữa, ngược lại sưng lên, sau đó mặt thâm sạm...
Nữ sinh 17 tuổi bất ngờ mắc ung thư cổ tử cung giai đoạn 3 có biểu hiện rất nhiều chị em Việt gặp phải
Bệnh thường gặp - 3 ngày trướcGĐXH - Nghĩ mình chỉ bị rối loạn kinh nguyệt và đau nhức do ngồi học quá nhiều. Nhưng sau khi đi khám, cô gái nhận kết quả sốc khi biết mình bị ung thư tử cung giai đoạn 3.
Người phụ nữ 29 tuổi ở Quảng Ninh nhập viện gấp sau khi được tư vấn, uống thuốc hạ sốt tại nhà, bác sĩ chỉ rõ nguyên nhân
Bệnh thường gặpGĐXH - Người phụ nữ bị phản vệ thuốc là có tiền sử dị ứng với Paracetamol, Ibuprofen nhưng nhân viên bán thuốc nói rằng Ibuprofen là thuốc chống viêm, hạ sốt rất ít gây dị ứng nên vẫn bán cho bệnh nhân.