Hà Nội
23°C / 22-25°C

Vắc xin sởi có tiêm cùng lúc với vắc xin cúm được không?

Thứ bảy, 15:57 26/04/2025 | Sống khỏe

Hiểu về nguyên lý hoạt động của vắc xin sởi và vắc xin cúm sẽ giúp bạn biết chúng có nên tiêm cùng lúc hay gần thời điểm với nhau hay không.

Vắc xin sởi và vắc xin cúm đều nằm trong chương trình tiêm chủng mở rộng ở nhiều quốc gia (có Việt Nam) và rất quan trọng, nhất là với trẻ nhỏ. Do đó, nhiều người, đặc biệt là các bệnh phụ huynh thắc mắc có thể tiêm 2 loại vắc xin này cùng lúc hoặc gần với nhau được hay không. Ngoài ra, nếu cần cách thì cách nhau bao lâu để đảm bảo hiệu quả và an toàn.

Vắc xin sởi và vắc xin cúm tiêm cùng lúc, gần nhau được không?

Cần phải hiểu về nguyên lý hoạt động của từng loại vắc xin để biết vắc xin sởi và vắc xin cúm có tiêm được cùng lúc, gần với nhau hay không. Vắc xin sởi là vắc xin sống giảm độc lực, trong khi vắc xin cúm là vắc xin bất hoạt. Theo WHO, tiêm vắc xin sởi và vắc xin cúm cùng lúc hoặc gần nhau là an toàn và không có bất kỳ ảnh hưởng tiêu cực nào đến hiệu quả của vắc xin. Do các vắc xin này thuộc nhóm vắc xin khác nhau (sống giảm độc lực và bất hoạt).

Vắc xin sởi có tiêm cùng lúc với vắc xin cúm được không? - Ảnh 1.

Ảnh minh họa

GAVI (Liên minh toàn cầu về vắc xin và tiêm chủng) cũng chỉ ra rằng 2 loại vắc xin này không tương tác với nhau theo cách có thể làm giảm hiệu quả miễn dịch, miễn là không có chống chỉ định đặc biệt. 

Còn CDC Hoa Kỳ và NHS Anh nhấn mạnh có thể tiêm vắc xin sởi và vắc xin cúm trong cùng 1 buổi tiêm, nhưng nên tiêm ở các vị trí khác nhau trên cơ thể để giảm nguy cơ đau hoặc sưng tại chỗ tiêm. Nếu tiêm riêng biệt, có thể tiêm gần nhưng để tối ưu hóa hiệu quả miễn dịch của từng loại, hãy để khoảng cách tối thiểu là 7 ngày.

Khi nào không nên tiêm vắc xin sởi và vắc xin cúm cùng lúc?

Dù hai loại vắc xin này thường có thể tiêm đồng thời, nhưng trong một số trường hợp đặc biệt, bác sĩ có thể khuyến cáo tiêm riêng để đảm bảo an toàn:

- Đang bị bệnh cấp tính như sốt, cảm lạnh hoặc nhiễm trùng. Bởi lúc này hệ miễn dịch đang bận chống bệnh, tiêm vắc xin có thể không tạo miễn dịch hiệu quả.

Vắc xin sởi có tiêm cùng lúc với vắc xin cúm được không? - Ảnh 2.

Ảnh minh họa

- Dị ứng với thành phần vắc xin: Nếu từng phản ứng nặng với thành phần của vắc xin sởi hoặc cúm, bác sĩ cần đánh giá kỹ và có thể tạm hoãn tiêm.

- Hệ miễn dịch suy yếu (do HIV, ung thư, thuốc ức chế miễn dịch...) thì cần cân nhắc vì vắc xin sởi là vắc xin sống giảm độc lực, không giống vắc xin cúm.

- Phản ứng nghiêm trọng với vắc xin trước đó như sốc phản vệ.. bác sĩ sẽ cần điều chỉnh lịch tiêm phù hợp.

- Vừa tiêm các vắc xin khác thì có thể cần giãn cách để tránh quá tải miễn dịch và theo dõi phản ứng rõ ràng hơn.

Nhìn chung, về lý thuyết thì vắc xin sởi và vắc xin cúm hoàn toàn có thể tiêm cùng lúc, gần nhau (tối thiểu 7 ngày) nhưng tùy thuộc vào từng trường hợp có thể có những khuyến nghị riêng. Tốt nhất, hãy thông báo tình hình sức khỏe, lịch sử tiêm chủng, tiền sử dị ứng của người tiêm để được bác sĩ tư vấn chính xác.

Nguồn tổng hợp: CDC Hoa Kỳ, VNVC

Ngọc Ái

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Người phụ nữ ở Phú Thọ bị suy gan cấp, nguy cơ lây cao, bác sĩ khuyến cáo có dấu hiệu này nhập viện ngay

Người phụ nữ ở Phú Thọ bị suy gan cấp, nguy cơ lây cao, bác sĩ khuyến cáo có dấu hiệu này nhập viện ngay

Bệnh thường gặp - 1 giờ trước

GĐXH - Bác sĩ khuyến cáo khi xuất hiện triệu chứng như đau tức vùng hạ sườn phải, chán ăn, sợ mỡ, mệt mỏi... cần được thăm khám, đặc biệt là kiểm tra các bệnh lý về gan mật.

Nguy cơ nhiễm trùng đường tiết niệu ở nam giới vào mùa hè

Nguy cơ nhiễm trùng đường tiết niệu ở nam giới vào mùa hè

Bệnh thường gặp - 3 giờ trước

Nhiễm trùng đường tiết niệu ở nam giới có thể gia tăng vào mùa hè do mất nước, nhịn tiểu lâu, vệ sinh không đúng cách và quan hệ tình dục không an toàn, cần phòng ngừa kịp thời.

Bé trai 13 tuổi nguy kịch sau 2 tháng bị chó cắn vì việc làm này của người thân

Bé trai 13 tuổi nguy kịch sau 2 tháng bị chó cắn vì việc làm này của người thân

Y tế - 3 giờ trước

GĐXH - Trước đó 2 tháng, cháu bé bị chó cắn, gia đình cho uống thuốc nam. Tuy nhiên, cháu không được người thân cho tiêm phòng, không được theo dõi con chó đã cắn mình.

Bé 17 tháng tuổi ở Quảng Ninh suýt mất mạng do bất cẩn trong lúc ăn kẹo lạc

Bé 17 tháng tuổi ở Quảng Ninh suýt mất mạng do bất cẩn trong lúc ăn kẹo lạc

Bệnh thường gặp - 4 giờ trước

GĐXH - Trong lúc ăn kẹo lạc, trẻ bị hóc sặc, các mảnh vỡ bao gồm các hạt lạc và kẹo lọt sâu vào cả 2 bên phế quản dẫn đến tình trạng khó thở, tím tái, suy hô hấp nặng.

Bộ Y tế thông tin mới nhất về tình hình COVID-19 trong bối cảnh dịch bệnh đang bùng phát ở một số quốc gia

Bộ Y tế thông tin mới nhất về tình hình COVID-19 trong bối cảnh dịch bệnh đang bùng phát ở một số quốc gia

Y tế - 4 giờ trước

GĐXH - Trưa ngày 14/5, Bộ Y tế có thông tin gửi các cơ quan thông tấn báo chí về tình hình dịch COVID-19 tại Việt Nam và trên thế giới, trong bối cảnh dịch bệnh bùng phát cao ở một vài quốc gia, đặc biệt là ở Thái Lan.

Cô gái 27 tuổi đột quỵ lúc nửa đêm: Bác sĩ cảnh báo lối sống "gây hại" của giới trẻ

Cô gái 27 tuổi đột quỵ lúc nửa đêm: Bác sĩ cảnh báo lối sống "gây hại" của giới trẻ

Sống khỏe - 4 giờ trước

Mới 27 tuổi, không bệnh nền, không tiền sử huyết áp… một cô gái trẻ suýt mất mạng chỉ sau một giấc ngủ chập chờn.

Cô gái 21 tuổi nguy kịch nhập viện vì đột quỵ, xuất huyết não, bác sĩ chỉ rõ nguyên nhân chính

Cô gái 21 tuổi nguy kịch nhập viện vì đột quỵ, xuất huyết não, bác sĩ chỉ rõ nguyên nhân chính

Bệnh thường gặp - 5 giờ trước

GĐXH - Việc gia tăng tỷ lệ đột quỵ ở người trẻ tại các nước đang phát triển là một vấn đề đáng lo ngại, xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau.

Biểu hiện cảnh báo khởi phát bệnh gút

Biểu hiện cảnh báo khởi phát bệnh gút

Bệnh thường gặp - 8 giờ trước

Bệnh gút (gout) thường xảy ra ở tuổi trung niên nhưng hiện nay xu hướng mắc bệnh đang ngày càng gia tăng và trẻ hóa, nguyên nhân có thể do lối sống.

Người già cần cảnh giác với các dịch bệnh mùa hè

Người già cần cảnh giác với các dịch bệnh mùa hè

Y tế - 9 giờ trước

Thời tiết miền Bắc bắt đầu chuyển sang nắng nóng, là điều kiện thuận lợi cho các loại virus gây bệnh lây lan… Với người cao tuổi, sức khỏe suy giảm, việc nhiễm bệnh dễ gây biến chứng nặng, nguy hiểm.

Uống nước cốt chanh nguyên chất liều cao 3- 6 quả mỗi ngày để 'thải độc, giảm cân, chữa bách bệnh', bác sĩ cảnh báo rủi ro nghiêm trọng cận kề

Uống nước cốt chanh nguyên chất liều cao 3- 6 quả mỗi ngày để 'thải độc, giảm cân, chữa bách bệnh', bác sĩ cảnh báo rủi ro nghiêm trọng cận kề

Sống khỏe - 9 giờ trước

GĐXH - Gần đây, trên các nền tảng mạng xã hội như Facebook, TikTok, xuất hiện nhiều hội nhóm và video cổ súy việc uống 200–500ml nước cốt chanh nguyên chất mỗi ngày (tương đương 3–6 quả chanh) để "thải độc, giảm cân, chữa bách bệnh.

Top