Vận dụng sáng tạo phương thuốc "xuyên bối tỳ bà cao" trong trị ho
GiadinhNet - Xuyên bối tỳ bà cao là phương thuốc đông y dùng trị ho từ cách đây 300 năm.

Xuyên bối tỳ bà cao phối hợp nhiều vị dược liệu theo nguyên lý trị bệnh của y học cổ truyền. Trong đó chứa cả thuốc bệnh và thuốc bổ. Trong thuốc bệnh lại bao gồm thuốc trị ho hàn và ho nhiệt. Thuốc trị ho nhiệt thì có tính hàn như xuyên bối mẫu, qua lâu nhân, tỳ bà diệp, giúp thanh phế (mát phế), tán kết, hóa đàm, chỉ khái (giảm ho). Thuốc trị ho hàn gồm các vị có tính ấm như trần bì, cát cánh, bán hạ, có tác dụng ôn phế, hóa đàm, chỉ khái. Thuốc bổ, cũng gồm có thuốc ôn bổ và thanh bổ. Thuốc bổ ấm như viễn chí, ngũ vị tử, ôn bổ phế khí, giúp cơ thể thích ứng được với thay đổi của môi trường bên ngoài, đặc biệt là khí lạnh. Thuốc bổ mát như sa sâm giúp bổ phế âm. Vì vậy, phương thuốc có thể sử dụng cho nhiều đối tượng, phạm vi rộng như trị ho hàn, ho nhiệt, ho cấp tính, ho mãn tính…
Cùng với sự giao lưu văn hóa, đặc biệt trong lĩnh vực y học cổ truyền, phương thuốc Xuyên bối tỳ bà cao được du nhập vào Việt Nam. Trên cơ sở phương thuốc này, nhiều thầy thuốc đông y Việt Nam đã gia giảm các vị dược liệu sao cho phù hợp với đặc điểm sinh học, con người, thổ nhưỡng, khí hậu bản địa. Bên cạnh dạng thuốc sắc truyền thống, dần dần, với sự phát triển của công nghệ bào chế, nhiều dạng thuốc ho tiện dụng như siro, viên ngậm…trên nền tảng phương thuốc Xuyên bối tỳ bà cao đã được sản xuất để phục vụ nhu cầu trị bệnh của con người.
Dựa trên nền tảng lí luận của y học cổ truyền trong việc phối hợp các vị thuốc, kết hợp vận dụng sáng tạo kinh nghiệm dân gian trong trị bệnh, Xuyên bối tỳ bà cao được gia thêm 2 vị thuốc Ô mai, mật ong, đã giúp công hiệu của phương thuốc được tăng lên nhiều phần.
Ô mai được sử dụng từ xa xưa trong dân gian để trị các chứng ho, khô cổ, ngứa họng và một số chứng bệnh nhẹ ở đường hô hấp. Trong ô mai có muối, giúp sát trùng niêm mạc hầu họng. Thịt quả ô mai chứa nhiều acid hữu cơ, vitamin C. Theo đông y, ô mai kích thích sinh tân dịch, liễm phế, nghĩa là giữ cho môi trường ở đường hô hấp được tốt hơn, trong trường hợp phế âm hư, ho khan. Hải Thượng Lãn Ông quy ô mai vào bổ kim. Trong ngũ hành, phế thuộc kim. Vì vậy, ô mai sử dụng trong các chứng bệnh ở phế là đúng theo phương pháp biện chứng luận trị của đông y. Ô mai thường được phối hợp với cam thảo khi chế biến thành món ăn hay làm thuốc. Cam thảo có tính ôn (tức ấm), giúp làm ấm đường hô hấp. Trong cam thảo, có những hợp chất hữu cơ như saponin, flavonoid, vừa có tác dụng long đờm, vừa có tác dụng chống viêm.
Mật ong được cả loài người sử dụng làm thuốc từ ngàn năm nay, trong đó có dùng để chữa ho. Trong sách của Hải Thượng y tông tâm lĩnh, có dùng mật ong vào nhiều phương thuốc chữa ho, có cả phương thuốc dùng để chữa ho lao, gọi là Cam lộ thần cao. Mật ong có tính kháng khuẩn, ức chế được các vi khuẩn như Streptococus, Staphylococcus. Mật ong có tác dụng bồi bổ. Trong mật ong có đường, vitamin, enzym tiêu hóa, protit. Mật ong có tác dụng làm dịu, làm se, chóng lành niêm mạc hầu họng khi bị tổn thương…
Cả ô mai và mật ong đều là 2 vị thuốc ôn bổ (bổ ấm), khi phối hợp với các thảo mộc trong phương Xuyên bối tỳ bà cao, thì thuận theo nguyên lý trị bệnh của đông y, là vừa bổ, lại vừa tả. Lấy tính bổ để trị cái gốc của bệnh. Vì thế Xuyên bối tỳ bà cao gia giảm ô mai, mật ong phát huy đồng thời cả 3 công năng Bổ phế, trừ ho, hóa đàm. Điều trị hiệu quả cả ho cấp tính và ho mãn tính, ho hàn và ho nhiệt, ho khan và ho có đờm, đặc biệt ho dai dẳng lâu ngày, ho tái đi tái lạị…
Công thức phối hợp ô mai, mật ong và phương thuốc Xuyên bối tỳ bà cao có trong sản phẩm thuốc ho Bảo Thanh (DP Hoa Linh). Do được nghiên cứu cẩn trọng cả về công thức và phương pháp bào chế, thuốc ho Bảo Thanh đảm bảo việc giữ nguyên hoạt tính dược liệu. Qua đó, đảm bảo công năng, tác dụng của bài thuốc theo nguyên lý y học cổ truyền. Thuốc ho Bảo Thanh được người tiêu dùng bình chọn là sản phẩm tin dùng trong dòng sản phẩm thuốc ho đông được và đã được trao tặng giải thưởng Tự hào thương hiệu Việt.

Chỉ sau vài ngày bị sốt, người đàn ông 35 tuổi rơi vào nguy kịch do căn bệnh hay gặp ở trẻ nhỏ
Sống khỏe - 40 phút trướcGĐXH - Theo các bác sĩ, bệnh nhân bị viêm cơ tim, một biến chứng hiếm gặp của sởi. Điều này khiến quá trình điều trị càng trở nên phức tạp, tiên lượng hạn chế.

Trứng gà mua về có cần rửa rồi mới bảo quản tủ lạnh?
Sống khỏe - 1 giờ trướcNhiều người băn khoăn trứng gà, trứng vịt mua ở chợ, siêu thị về có nên rửa sạch rồi bảo quản trong tủ lạnh hay có thể để thẳng vào đó.

5 loại thực phẩm phổ biến cải thiện tình trạng thiếu máu
Sống khỏe - 2 giờ trướcThiếu máu khiến cơ thể dễ mệt mỏi, năng lượng thấp, chán nản... có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như suy nhược cơ thể, ảnh hưởng đến tim mạch (như suy tim, rối loạn nhịp tim), thiếu máu não… nghiêm trọng có thể dẫn đến tử vong.

Người đàn ông 46 tuổi ở Quảng Ninh có sỏi thận 'khủng' như san hô do mắc sai lầm này trong nhiều năm
Y tế - 15 giờ trướcGĐXH - Kết quả thăm khám cho thấy, bệnh nhân có sỏi thận 2 bên, thận bên phải có khối sỏi lớn hình dạng giống san hô, chiếm gần hết bể thận.

Người đàn ông bị đỉa chui vào niệu đạo trong lúc làm việc ngoài đồng
Y tế - 19 giờ trướcGĐXH - Anh P.V.A. bị một con đỉa chui vào niệu đạo trong lúc làm việc ngoài đồng. Khi phát hiện, bệnh nhân đã kịp thời dùng tay ép chặt niệu đạo để hạn chế đỉa chui sâu hơn.

AI đã và đang góp phần hỗ trợ cho quá trình khám chữa bệnh
Y tế - 19 giờ trướcGĐXH - "AI đã và đang góp phần giải quyết những thách thức trong y tế dự phòng,hỗ trợ rất tốt cho đội ngũ y bác sĩ trong tình trạng quá tải bệnh viện như hiện nay" - TS BS Nguyễn Trọng Khoa, Phó Cục trưởng Cục Quản lý Khám chữa bệnh (Bộ Y tế) nhấn mạnh.

Mỗi ngày hai cốc nước đậu đen gừng, điều gì sẽ xảy ra với cơ thể sau một tuần?
Sống khỏe - 20 giờ trướcNgười uống nước đậu đen rang gừng mỗi ngày có thể cảm nhận rõ thay đổi tích cực chỉ sau một tuần.

Điều gì xảy ra với cơ thể bạn nếu ăn sáng bằng cơm?
Sống khỏe - 23 giờ trướcBữa sáng với cơm nóng, rau và thức ăn mới nấu giúp bổ sung năng lượng, ngăn đau dạ dày, cải thiện trí nhớ sau gần 15 tiếng cơ thể không được nạp dinh dưỡng.

Ăn 'ít muối, ít dầu' có tốt không? Sau 60 tuổi, hãy thử làm 4 điều này khi ăn!
Sống khỏe - 1 ngày trướcGĐXH - Đối với người cao tuổi trên 60 tuổi, chỉ tuân theo nguyên tắc "ít muối và ít dầu" có thể không đủ để đáp ứng các nhu cầu thể chất phức tạp hơn của họ.

4 nhóm người nên hạn chế ăn cà chua
Sống khỏe - 1 ngày trướcMặc dù cà chua rất giàu dinh dưỡng và chất chống oxy hóa có lợi cho sức khỏe nhưng không phải ai cũng phù hợp để ăn, do đó một số nhóm người nên hạn chế ăn cà chua.

Điều gì xảy ra với cơ thể bạn nếu ăn sáng bằng cơm?
Sống khỏeBữa sáng với cơm nóng, rau và thức ăn mới nấu giúp bổ sung năng lượng, ngăn đau dạ dày, cải thiện trí nhớ sau gần 15 tiếng cơ thể không được nạp dinh dưỡng.