Vào nơi này để biết sức khỏe đáng giá ngàn vàng
Khoa Thận nhân tạo Bệnh viện Bạch Mai mỗi ngày có vài trăm người bệnh vào để chạy thận thay ca nhau liên tục trong nhiều giờ. Nằm mòn mỏi chờ lọc máu hầu như ai cũng có ánh mắt mệt mỏi.

Bệnh nhân chạy thận từ tốn gấp quần áo, chăn màn để mang về cho ca chạy thận sau
Mong vào viện như mong mẹ về chợ
Tôi theo chân một bệnh nhân vào khoa Thận Nhân tạo Bệnh viện Bạch Mai với tư cách người nhà vào cùng. Chị L. - đang trú tại xóm chạy thận đường Giải Phóng Hà Nội vừa dẫn tôi đi vừa kể cho chúng tôi nghe về hành trình chạy thận cũng như cuộc sống trong bệnh viện của họ như thế nào.
Mỗi ngày từ 10 giờ sáng chị lại vội vàng khăn gói quả mướp để vào bệnh viện chạy sự sống. Với những người chạy thận như chị, buổi sáng vào bệnh viện chạy thận là những buổi cơ thể đã rất mệt mỏi rồi. Gắng gượng bước đôi chân qua cầu vượt người đi bộ Bệnh viện Bạch Mai, chị L. kể sau hai ngày không chạy thận, chất độc tồn ứ, không đi tiểu được nên chị mệt lắm, chỉ mong nhanh đến giờ vào bệnh viện.
Khoa Thận nhân tạo nằm tại tầng 3. Những bậc thang đi bộ với người khỏe mạnh còn mệt nên với họ cố bước thật nhanh cho lên đến khoa. Mỗi người một túi xách bao gồm quần áo bệnh viện đồ dùng cá nhân mang vào cho 4 tiếng nằm chạy máu. Vừa trải chiếc ga giường, chị L. kể cách đây 9 năm chị thấy người mệt mỏi, cảm giác sụt cân nhiều. Chị đi khám, bác sĩ bảo chị bị viêm cầu thận, tiểu ra đạm. Chị điều trị bệnh 2 năm rồi sau đó bệnh chuyển sang suy thận mãn tính. Từ đó đến nay, chị đóng cửa hàng cắt tóc, gội đầu của mình ở quê lên Hà Nội chạy thận.
Ngó sang giường bệnh cạnh là giường bệnh nhân Nguyễn Văn H. trú tại Hưng Yên. Anh đang vội vàng mặc quần áo bệnh nhân để lên giường chạy thận. Bệnh nhân H. cho biết ông chạy thận từ 5 năm nay. Hàng tuần chạy vào thứ 2,4, 6. Nhà cách bệnh viện 55km nên ông di chuyển bằng xe máy, hôm thì đi xe buýt. Ông tâm sự, còn sức khỏe thì đi xe máy, vài năm nữa không đi được chắc ông lên Hà Nội ở trọ để chạy thận. Ông chạy thận tại khu C, vẫn chiếc giường ca trước. Hầu như bệnh nhân đi chạy thận theo cữ giờ nhất định nên không ai bảo ai giường bệnh trở thành giường quen của họ.

Bệnh nhân tự giúp nhau khi cùng vào chạy thận.
Bà Bùi Thị H. 82 tuổi, trú tại Mỹ Đức, Hà Nội chạy thận nhân tạo 5 năm nay kể bà già rồi còn phải đi chạy sự sống. Một tuần 3 ngày chạy thận, bà chạy vào thứ 2,4, 6 nhưng cứ đến buổi tối hôm trước là bà thấy mệt lắm. Có hôm còn sốt không ăn được nên bà mong được vào bệnh viện như mong mẹ về chợ.
Vào đến viện, bà nhanh nhẹn bỏ đồ dùng ra để lên giường. Bà làm gì nhanh nhất có thể để thải độc ra. Nhìn đôi tay của người phụ nữ đã ngoài 80 tuổi nổi những u cục là cầu để lọc máu nhiều người cũng thương bà cụ.
Nơi giàu nghèo cũng thành khánh kiệt
Ông Vũ Văn Th. quê ở Hải Dương tâm sự ông là bệnh nhân chạy thận 7 năm nay. Căn bệnh khiến ông từ chỗ có của ăn, của để giờ thành hộ nghèo của thôn. Ngày trước, ông công tác trong tập đoàn than khoáng sản Việt Nam, làm việc tại Quảng Ninh. Đang lúc độ tuổi thành công nhất thì ông phát hiện mình bị suy thận độ 3 và chuyển sang chạy thận từ đó đến nay. Từ chỗ gia đình khá giả, mấy năm đi viện, vợ lên chăm sóc tiền của gia đình cứ đội nón ra đi.
Lương hưu về trước tuổi của ông được gần 3 triệu chỉ đủ ông mua thuốc và nộp viện phí. Tiền ăn ở của hai vợ chồng chi tiêu tiết kiệm mỗi tháng cũng mất thêm 4 triệu đồng nữa. Không còn sức khỏe để đi làm. Vợ ông ai thuê việc gì làm việc đó. Tiền không làm ra mà chữa bệnh nên chẳng mấy tý vốn liếng gia đình ra đi hết. Con cái học hành dang dở khi nghe tin bố mắc bệnh suy thận. Cứ nghĩ đến bệnh của mình, ông Th. thở dài. Vợ của ông tâm sự "chồng tôi bị bệnh nên khó tính lắm. Ngày xưa anh dễ tính bao nhiêu giờ thay đổi khó bấy nhiêu. Có thể, chồng tôi thấy bế tắc vì tiền chữa bệnh đã hết mà bệnh không khỏi".
Một y tá của khoa cho biết hầu hết bệnh nhân ở đây đều khó khăn. Nếu trước họ giàu có thì mắc căn bệnh này vài năm cũng thành nghèo hết.
Không ai bảo ai, bệnh nhân cũng mỗi người một việc. Họ tự đi lấy cồn về sát khuẩn cầu tay để y tá giúp họ lắp các dây rợ đưa vào máy lọc máu. Những tiếng kêu tít tít của máy chạy thận mùi cồn, những tiếng thở dài của bệnh nhân và người nhà càng khiến khu chạy thận thêm ảo não, nặng nề hơn. Vào tới đây rồi, nhiều người mới thấm thía sức khỏe là ngàn vàng bởi có tìm kiếm sự sống, tìm kiếm lại sức lực cho bản thân mới cảm nhận được điều đó - y tá của khoa nói.
Theo Infonet.net

Việt Nam ứng dụng thành công kỹ thuật mới US – HIFU ‘không dùng dao, không nhìn thấy máu’ điều trị khối u
Y tế - 2 giờ trướcGĐXH – Việc ứng dụng thành công kỹ thuật mới US – HIFU ‘không dùng dao, không nhìn thấy máu’ tại Việt Nam đem tới bước ngoặt mới trong việc điều trị hiệu quả các khối u và nhiều bệnh lý như u xơ tử cung, lạc nội mạc tử cung, tuyến cơ tử cung, u vú lành tính…

Hướng dẫn cách phân biệt bệnh sởi và sốt phát ban ở trẻ
Sống khỏe - 3 giờ trướcGĐXH - Theo các chuyên gia, sốt phát ban và sởi đều là những bệnh do virus gây ra. Sốt phát ban thường lành tính và tự khỏi, sởi lại có thể dẫn đến những biến chứng như viêm phổi hay viêm não nếu không xử lý kịp thời. Chẩn nhầm bệnh có thể dẫn đến điều trị sai vì vậy, nhận diện đúng dấu hiệu từng bệnh giúp chẩn đoán đúng, từ đó có phương pháp điều trị phù hợp, hiệu quả.

Sau vụ 7 trẻ bị xâm hại ở Đà Lạt: Bộ Y tế đề nghị thanh tra toàn bộ các cơ sở chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em
Y tế - 3 giờ trướcGĐXH - Bộ Y tế đề nghị các địa phương cần tăng cường công tác truyền thông, nâng cao nhận thức, trách nhiệm của người dân, các cấp, các ngành trong việc phát hiện, báo cáo và xử lý các vụ việc vi phạm quyền trẻ em, phòng chống xâm hại trẻ em.

Người đàn ông có chỉ số men gan cao gấp 38 lần thừa nhận một sai lầm mà nhiều người Việt mắc phải
Sống khỏe - 3 giờ trướcGĐXH - Bệnh nhân nhập viện vì men gan cao cho biết, vì lo lắng uống nhiều loại thuốc để trị cảm cúm sẽ gây hại cho gan nên đã tự ý ngưng thuốc điều trị viêm gan B.

Kỳ tích y học Việt Nam: Lần đầu thực hiện thành công ghép tim nhân tạo bán phần
Y tế - 5 giờ trướcGĐXH - Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 vừa thực hiện thành công ca ghép tim nhân tạo bán phần thế hệ thứ 3 lần đầu tiên tại Việt Nam.

4 dấu hiệu cho thấy bạn có mỡ nội tạng và 4 thực phẩm là khắc tinh của mỡ
Sống khỏe - 6 giờ trướcGĐXH - Những người có mỡ ở bụng thường có lượng mỡ nội tạng quá nhiều, có thể dẫn đến hàng loạt các bệnh như huyết áp cao, đột quỵ và tiểu đường.

Nên uống mấy viên Omega 3 mỗi ngày để mang lợi ích cho sức khỏe?
Sống khỏe - 8 giờ trướcGĐXH - Omega 3 là một loại axit béo thiết yếu mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Tuy nhiên nên uống mấy viên mỗi ngày để không gặp tác phụ ngoài ý muốn?

8 lợi ích sức khỏe của cà tím có thể bạn chưa biết
Sống khỏe - 9 giờ trướcĂn cà tím hàng ngày có lợi cho sức khỏe vì đây là nguồn vitamin, chất xơ, nasumin và acid chlorogenic dồi dào.

Thường xuyên ăn thực phẩm giàu vitamin C giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch
Sống khỏe - 14 giờ trướcMột nghiên cứu mới cho thấy vitamin C từ sản phẩm tươi - không phải thực phẩm bổ sung - có thể giúp bảo vệ những người mắc bệnh đái tháo đường type 2 khỏi bệnh tim, định hình lại cách chúng ta suy nghĩ về chế độ ăn uống và phòng ngừa bệnh mạn tính.

Đo đường huyết, đường huyết cao bao nhiêu là mắc bệnh tiểu đường?
Bệnh thường gặp - 14 giờ trướcGĐXH - Để xác định bạn có bị tiểu đường hay không, bác sĩ sẽ dựa trên các chỉ số xét nghiệm về đường huyết cùng với những dấu hiệu cảnh báo bệnh.

Người đàn ông 61 tuổi ở Hà Nội nhập viện vì viêm gan cấp thừa nhận một sai lầm nhiều người Việt mắc phải
Bệnh thường gặpGĐXH - Bệnh nhân được chẩn đoán viêm gan cấp tính do rượu cho biết có tiền sử uống rượu bia thường xuyên nhiều năm nay.