Về nơi đẽo cày bằng xương… lươn: Nghệ sĩ Hán Văn Tình qua lời kể của dân làng
GiadinhNet - Về làng Văn Lương (Tam Nông, Phú Thọ), người dân nơi đây vẫn còn lưu giữ nhiều câu chuyện kể về NSƯT Hán Văn Tình. Dù ông đã ra đi mãi mãi, nhưng ở Văn Lương vẫn còn con đường, cây cầu ông kêu gọi đóng góp xây dựng và trong lòng người dân, nó luôn mãi mang tên Hán Văn Tình. Trước khi ông mang bệnh hiểm nghèo, nhiều mảnh đời khó khăn trong làng đã được ông quyên góp giúp đỡ.

Thừa hưởng duyên hài từ làng
Chúng tôi đến làng Văn Lương giữa lúc cái tin nghệ sĩ Hán Văn Tình vừa ra đi sau một thời gian dài chống chọi với căn bệnh ung thư. Dường như, lòng thương tiếc người nghệ sĩ ấy vẫn đượm buồn mỗi khi được nhắc tới.
Sinh ra và lớn lên ở “làng nói khoác Văn Lương”, nghệ sĩ Hán Văn Tình như được đắm mình trong môi trường ấy từ thuở ấu thơ. Những chuyện cười, chuyện vống, cùng nét khôi hài hóm hỉnh đã ngấm vào máu của ông. Mà nếu ai đã một lần đến “làng nói khoác” này, sẽ nhận ra phong cách “người quê” của ông không lẫn vào đâu được. Có lẽ điều đó đã góp phần hình thành phong cách diễn xuất của nghệ sĩ Hán Văn Tình sau này.
Với dáng người thấp nhỏ, tóc húi cua, đôi mắt thông minh đa cảm và bộ ria "trứ danh" nên nghệ sĩ Hán Văn Tình thường được phân các vai phản diện như: Đồn trưởng trong vở “Không còn con đường nào khác”, hay vai Thoát Hoan trong vở “An Tư công chúa”. Nhưng có lẽ, ấn tượng sâu sắc nhất của khán giả truyền hình đối với ông là vai Quềnh trong phim “Đất và người”. Một anh nông dân chân chất, hài hước, tựa như “Chí Phèo” thời hiện đại nhưng vẫn ẩn chứa tinh thần nghĩa hiệp, chở che cho người sa cơ lỡ vận.
Trong tâm trí người dân Văn Lương, nghệ sĩ Hán Văn Tình hiện hữu là một người chất phác, hồn nhiên, dung dị, thật thà. Cái chất xuề xòa, nhân hậu của nhân vật Chu Văn Quyềnh gần như phản ánh con người đời thường của ông. Sống ở Hà Nội nhiều năm nhưng ông vẫn giữ chất giọng sang sảng, mộc mạc của vùng đất Văn Lang. Đặc biệt, câu nói “không nên hoãn cái sự sung sướng ấy lại” được người dân nơi đây coi là câu "cửa miệng" suốt một thời gian dài. Họ bảo, đây là câu nói bản quyền, mang đậm chất của Hán Văn Tình.
Ông Bùi Văn Phẩm, người gốc Văn Lang cho biết: “Vì tôi nhiều năm nghiên cứu văn hóa của làng Văn Lang nên nghệ sĩ Hán Văn Tình đã tìm đến nhà tôi chia sẻ về dự định làm phim về làng. Cậu ấy ngoài đời tính tình hiền lành, mộc mạc, gần gũi. Hơn nữa, nói chuyện thoải mái, cởi mở, chân chất nhưng cũng đầy nghiêm túc về chuyện đời, chuyện nghề”.
Có con đường, cây cầu mang tên Hán Văn Tình

Nhiều người dân Văn Lang tâm sự rằng, nghệ sĩ Hán Văn Tình sống rất đơn giản và rất tình người. Tính ông thẳng như ruột ngựa, thích ai, ghét ai thì nói luôn, không xum xoe rào đón, nịnh bợ ai bao giờ. Bà Hán Thị Mỵ, chị họ nghệ sĩ Hán Văn Tình kể: “Bao năm xa quê hương, nhưng ông ấy chưa bao giờ quên nếp làng. Tính cách hài hài, cười phớ lớ, chân chất lắm. Cái chất quê thấm vào người ông ấy rồi. Trước ngày ra đi mãi mãi, ông ấy có về quê. Ông dặn vợ con, nếu mình có mệnh hệ gì thì mang về quê chôn cất. Sở dĩ ông ấy mong được an nghỉ ở quê nhà vì nghĩ sau này con cháu về thắp hương thì thăm quê luôn. Còn nếu an táng ở Lạc Hồng Viên thì con cháu lại xa quê, xa nếp làng".
Văn Lương là một làng quê nghèo, kinh tế của người dân chủ yếu dựa vào mấy sào ruộng, củ sắn, củ khoai. Vào ngày mưa, con đường đất nhỏ dẫn vào làng trở nên lầy lội. Có những lúc, người dân không thể di chuyển vì mưa gió. Thương cảm với cảnh khốn khổ của người dân quê mình, nghệ sĩ Hán Văn Tình vừa bỏ tiền túi, vừa kêu gọi mọi người chung sức làm đường, làm cầu. Rồi xây dựng miếu, đình làng… ông cũng quyên góp, ủng hộ kinh phí. Những việc làm của ông nhỏ nhoi nhưng thấm đượm tình làng nghĩa xóm. Để đến giờ, khi ông đã đi vào cõi vĩnh hằng, người dân Văn Lương vẫn gọi tên con đường, cây cầu ấy là Hán Văn Tình. Với người Văn Lương, nghĩa cử này đáng quý ở chỗ, Hán Văn Tình không phải là một nghệ sĩ giàu có nhưng ông vẫn chung tay góp sức, sẵn sàng chia sẻ, quyên góp ủng hộ những hoàn cảnh khó khăn ở quê hương.
Gần 2 năm chống chọi với căn bệnh hiểm nghèo, hoàn cảnh kinh tế của gia đình nghệ sĩ Hán Văn Tình đã kiệt quệ đi nhiều. Trước khi phát hiện bệnh, ông cũng chỉ sống nhờ đồng lương hưu, còn vợ ông thì công việc không ổn định với thu nhập ít ỏi. Trong khi đó, hai con đều còn đang đi học, chưa thể hỗ trợ kinh tế cho bố trong việc điều trị bệnh. Hiểu được gia cảnh và tấm chân tình của người nghệ sĩ một đời cống hiến cho nghệ thuật, “lão Quềnh” đã được khán giả khắp nơi chia sẻ, giúp ông chống chọi với bệnh tật. Và với người dân Văn Lương, dù nghệ sĩ Hán Văn Tình không còn nữa, nhưng câu chuyện về ông thì vẫn còn được kể mãi...
Thời chiến tranh, khi Hán Văn Tình đang theo học hết lớp 7 thì có Đoàn tuồng Trung ương sơ tán về làng Văn Lương và liên tục có các buổi biểu diễn phục vụ bà con. Việc có một đoàn nghệ thuật tạm trú, khiến dân làng rộn ràng hẳn lên. Hàng ngày, cậu bé Hán Văn Tình thường trốn học xem các nghệ sĩ biểu diễn. Thấy cậu bé có tình yêu với nghệ thuật, lãnh đạo đoàn có ý thử sức cậu. Không ai có thể ngờ, Hán Văn Tình đã hoàn thành bài thi khá tốt và lọt vào “mắt xanh” của các nghệ sĩ. Cũng chính thức từ đó, Hán Văn Tình rời quê hương, theo học tại Nhà hát Tuồng Trung ương.
Ngọc Thi – Nông Thuyết

Gia tộc 4 Nghệ sĩ nhân dân, có người 90 tuổi vẫn cất cao tiếng hát
Câu chuyện văn hóa - 42 phút trước4 Nghệ sĩ nhân dân trong dòng họ Nguyễn Đình không chỉ khẳng định tài năng cá nhân mà còn góp phần giữ gìn và phát triển các loại hình nghệ thuật truyền thống như chèo, cải lương, kịch nói.

Nữ diễn viên 'đả nữ' màn ảnh nổi danh thập niên 1990, tuổi U50 sống an yên làm mẹ đơn thân sau biến cố ly hôn
Giải trí - 1 giờ trướcGĐXH - Diễn viên Lý Hương được biết đến là em gái tài tử điện ảnh Lý Hùng, cô được mệnh danh "đả nữ" màn ảnh trong các phim như: Hồng hải tặc, Kế hoạch 99, Truy nã tội phạm quốc tế...

Lương Thu Trang và Duy Hưng rời đoàn làm phim, hé lộ kết thúc của phim 'Dịu dàng màu nắng'?
Giải trí - 2 giờ trướcGĐXH - Diễn viên Lương Thu Trang, Duy Hưng và một số diễn viên khác đã nói lời chia tay đoàn làm phim ''Dịu dàng màu nắng'' khi phim chính thức đóng máy.

Hoa hậu Việt Nam 'bí ẩn' nhất showbiz, từng đăng quang năm 17 tuổi giờ ra sao?
Câu chuyện văn hóa - 2 giờ trước23 năm sau khi đăng quang Hoa hậu Việt Nam 2002, Mai Phương vẫn là cái tên được nhiều người nhắc đến dù không còn hoạt động nghệ thuật.

'Không thể để hoa hậu tràn lan mỗi tuần một cuộc thi, cần tinh gọn'
Câu chuyện văn hóa - 5 giờ trướcPGS.TS Bùi Hoài Sơn - Ủy viên thường trực Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội khẳng định cần tinh gọn là để giữ cho vương miện sáng hơn, cho danh xưng hoa hậu Việt Nam thực sự trở thành một niềm tự hào chứ không phải một trò đếm số.

Gia tộc hiếm có ở Việt Nam với 3 NSND, 3 NSƯT, cả mẹ và con gái đều nổi tiếng
Giải trí - 16 giờ trướcGia đình NSƯT Lê Mai là một trong những trường hợp đặc biệt, với ba thế hệ kế tiếp nhau sống và cống hiến cho nghệ thuật.

Tranh cãi nhan sắc khác lạ của Hoa hậu Việt Nam quê Đà Nẵng khi đến Mỹ
Giải trí - 17 giờ trướcGĐXH - Fan sắc đẹp đồng loạt kêu "giải cứu" khi xem ảnh mới nhất của Hoa hậu Việt Nam 2022 - Thanh Thuỷ tại nước ngoài.

Chưa kịp hết hot với Bích Phương, Tăng Duy Tân bất ngờ phát ngôn 'lạ'
Giải trí - 17 giờ trướcCa sĩ Tăng Duy Tân gây chú ý khi phản ứng với "những người mắc hội chứng thượng đẳng âm nhạc" bằng giọng điệu gay gắt.

18 năm sau ngày đăng quang hoa hậu ở nước ngoài, mỹ nhân Việt này đang làm công việc gì?
Giải trí - 17 giờ trướcGĐXH - Trương Hồ Phương Nga đăng quang Hoa hậu người Việt tại Nga năm 2007, sau 18 năm giành vương miện, mỹ nhân này có cuộc sống như thế nào?

Vợ trẻ của NSND Công Lý bức xúc về tin đồn đã có một đời chồng
Giải trí - 19 giờ trướcNgọc Hà - vợ NSND Công Lý rất bức xúc trước tin đồn đã có một đời chồng.

18 năm sau ngày đăng quang hoa hậu ở nước ngoài, mỹ nhân Việt này đang làm công việc gì?
Giải tríGĐXH - Trương Hồ Phương Nga đăng quang Hoa hậu người Việt tại Nga năm 2007, sau 18 năm giành vương miện, mỹ nhân này có cuộc sống như thế nào?