Vì một hành tinh xanh
GiadinhNet - Cách đây khoảng 10.500 năm trở về trước, được coi là thời kỳ băng hà cuối cùng của lịch sử Trái đất. Từ đó đến nay, nhiệt độ Trái đất ấm dần lên. Trong 100 năm qua, nhiệt độ Trái đất đã tăng khoảng 0,74oC, tốc độ tăng của nhiệt độ trong 50 năm gần đây gần gấp đôi so với 50 năm trước đó. Sự nóng lên toàn cầu là rất rõ ràng với những biểu hiện của tăng nhiệt độ không khí, tan băng diện rộng và mực nước biển tăng.

Nhiệt tăng, băng tan
Từ năm 1978 đến nay, lượng băng trung bình hàng năm ở Bắc Băng Dương giảm đi khoảng 2,1-3,3% mỗi thập kỷ. Số liệu quan trắc đã ghi nhận sự tăng lên của nhiệt độ không khí và nhiệt độ nước biển trung bình toàn cầu. Mực nước biển tăng bởi sự nóng lên của toàn cầu do hiện tượng giãn nở nhiệt của đại dương, tan băng ở Greenland, Nam Cực và các khu vực khác, thay đổi khả năng giữ nước ở đất liền.
Mặc dù một số khu vực có xu hướng giảm xuống như bờ biển phía Đông của Nam Mỹ, Nam Alaska và Đông Bắc Canada nhưng kết quả ghi nhận tại hầu hết các trạm quan trắc đều cho thấy xu hướng mực nước biển dâng, dâng nhanh nhất là ở Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương. Các nghiên cứu từ số liệu quan trắc trên toàn cầu cho thấy, mực nước biển trung bình toàn cầu trong thời kỳ 1961-2003 đã dâng với tốc độ 1,8±0,5mm/năm và tan băng khoảng 0,7±0,5mm. Nghiên cứu cập nhật năm 2009 cũng cho kết quả tương tự. Báo cáo của Viện Nghiên cứu Tác động biến đổi khí hậu Potsdam đã khẳng định nước biển dâng cao thêm 50cm vào những năm 2050 là khó tránh khỏi bởi hậu quả của các chất thải trong quá khứ và trong một vài trường hợp, tác động này có thể xảy ra sớm hơn. Tuy nhiên mực nước biển thay đổi không đồng đều trên toàn bộ đại dương thế giới.
Đại hồng thủy và hạn hán khô khát
Mưa lớn, lũ quét, triều cường lịch sử xuất hiện ngày càng nhiều kéo theo là ngập lụt. Điển hình như trận lụt tại Thái Lan năm 2011 có tới hơn 3 triệu người bị ảnh hưởng, hơn 500 người chết, 930 nhà máy thuộc 28 tỉnh, thành phố bị hư hại. Thiệt hại vật chất lên đến 185 tỷ bath và làm giảm 0,6-0,9% tăng trưởng kinh tế năm đó của Thái Lan. Cơn bão Haiyan đổ bộ vào Phillippines năm 2013 đã làm cho 4 triệu người phải di dời. Số người bị chết và mất tích lên đến hơn 7 ngàn người. Năm 2013 cũng là năm mà Philippines có số người chết bởi thảm họa thiên nhiên cao nhất thế giới.
Lượng mưa đã giảm đi ở một số khu vực như Nam Á, Tây Phi nhưng lại tăng lên ở Trung Bắc Mỹ, Đông Bắc Mỹ, Bắc Âu, Bắc Á và Trung Á. Tần suất mưa lớn tăng lên ở nhiều khu vực, kể cả những nơi lượng mưa có xu hướng giảm xuống.
Nhóm nghiên cứu của nhà khoa học Yukiko Hirabayashi đã cảnh báo nguy cơ ngập lụt trên Trái đất lên đến trên 42% diện tích bề mặt. Châu Á và châu Phi là hai khu vực chịu ảnh hưởng nặng nề nhất. Những trận đại hồng thủy sẽ thường xuyên xuất hiện ở các khu vực Nam Á, Đông Nam Á, Đông Bắc Á-Âu, Đông Phi và các vùng trũng của châu Phi, Nam Mỹ- vốn là những khu vực gánh chịu lũ lụt triền miên. Nếu những biện pháp hữu hiệu không được can thiệp kịp thời thì những trận đại hồng thủy vốn chỉ xuất hiện 100 năm một lần ở thế kỷ trước sẽ xuất hiện ở tần suất 10-50 năm/lần trong thế kỷ này. Tuy nhiên, cũng có khoảng 18% diện tích bề mặt Trái đất lũ lụt lại giảm như ở Đông Âu.
Trái ngược với điều đó thì nhiều nơi hạn hán kéo dài hàng vài tháng trời không có được một giọt mưa. Các cánh đồng trù phú ngày nào biến thành vùng đất khô cằn đến cỏ không mọc được. Những khu hồ, đầm lầy, đập nước cũng cạn khô nứt nẻ. Khi nhiệt độ trái đất ấm lên dưới 2oC thì những đợt nóng cực điểm mà hiện nay hầu như chưa xảy ra sẽ bao trùm khoảng 60-70% tổng diện tích đất đai vào mùa hè và những đợt nóng chưa từng có với nhiệt độ từ 30-40oC sẽ bao trùm những vùng đất ở cực Bắc. Nhiệt độ tăng thêm 4oC thì những tháng hè mà như hiện nay được gọi là nắng nóng cực điểm, chưa từng có sẽ trở lên phổ biến, ảnh hưởng đến 90 diện tích đất đai trong thời gian những tháng hè tại khu vực Bắc bán cầu. Hạn hán không chỉ gây thiệt hại nghiêm trọng đến ngành trồng trọt, chăn nuôi mà còn kéo theo dịch bệnh, đói nghèo và làm đảo lộn cuộc sống của con người, nhất là khu vực vốn nghèo đói lại càng điêu đứng hơn. Trung tâm Quốc gia về giảm thiểu hạn hán (ĐH Nebraska-Lincoln) đã chỉ ra 28 nhóm tác động của hạn hán đối với KTXH, môi trường. Cách đây mấy tuần, nắng nóng cực điểm đã tràn qua khu vực Nam Á và kéo theo hàng ngàn người chết.
Hàng trăm triệu người bị tổn thương bởi biến đổi khí hậu

Châu Á-Thái Bình Dương-nơi sinh sống của hơn một nửa nhân loại lại là khu vực địa lý đa dạng có nhiều vùng lãnh thổ với hàng trăm triệu dân dễ bị tổn thương trước sự biến đổi khí hậu nhất thế giới.
Các hoạt động của con người với nhịp độ và quy mô chưa từng thấy đã và đang làm biến đổi môi trường tự nhiên, biến đổi khí hậu. Sự tăng trưởng kinh tế Châu Á-Thái Bình Dương đã góp phần quan trọng vào nền kinh tế thế giới, đặc biệt là trong vai trò xoá giảm đói nghèo của khu vực nhưng châu Á-Thái Bình Dương cũng góp phần đáng kể vào các mức phát thải của thế giới. Phát thải xuyên biên giới đã tác động đến các tảng băng trôi, các rạn san hô, những cánh rừng ngập mặn và làm nước biển dâng cao, đe dọa đến các kết cấu hạ tầng, các khu định cư và sinh kế của hàng trăm triệu dân.
Đối tượng dễ bị tổn thương nhất của biến đổi khí hậu lại là nông dân, cư dân nghèo đô thị. Khoảng 60% dân số và 3/4 số người cực nghèo sống ở các vùng nông thôn của châu Á-Thái Bình Dương. Gần 900 triệu người nghèo nơi đây sẽ phải đối mặt nhiều hơn với những tác động phức tạp của biến đổi khí hậu như thay đổi lượng mưa, hạn hán, lũ lụt, mực nước biển dâng và làm biến mất những hòn đảo, vùng đất trên bản đồ thế giới. Khi mực nước biển dâng cao từ 0,5-2 mét trong thế kỷ này, sẽ có tới 125 triệu người thuộc khu vực Đông Á, Đông-Nam-Á và Nam Á phải di cư. Một số đảo ở Thái Bình Dương như các đảo Carteret của Papua New Guinea có thể chỉ còn là ký ức. Theo báo cáo năm 2014 của IDMC được Liên Hợp Quốc dẫn nguồn, từ năm 2008-2013 có tới 165 triệu người phải di dời do thảm họa của thiên tai, cao nhất là năm 2010 với 42,4 triệu người. Những trận bão là nguyên nhân chủ yếu (chiếm 64,8%) khiến người dân phải di dời. Thống kê của Cred và Statista cho thấy trong 10 nước chịu thảm họa thiên tai lớn nhất năm 2013 chủ yếu là ở châu Á - Thái Bình dương.
Châu Á-Thái Bình Dương đã chứng tỏ khả năng thích ứng và sức dẻo dai khi đối mặt với sự suy giảm kinh tế toàn cầu. Liệu các chính phủ và người dân khu vực này có làm được điều đó trước biến đổi khí hậu? Điều quan trọng là làm sao cho người nghèo nông thôn có được sức dẻo dai trước biến đổi khí hậu. Chính phủ các nước đã nhận thấy những rủi ro này và đã có những chương trình, dự án được đầu tư. Cách tốt nhất để người dân dẻo dai hơn với biến đổi khí hậu là thông qua phát triển nông thôn bền vững hơn và toàn diện hơn như phương thức làm ruộng hiện đại hơn hay du lịch sinh thái…
Chính phủ các nước đã liên tục ngồi lại với nhau để cùng bàn thảo về vấn đề cắt giảm khí thải và chung tay hành động vì một hành tinh xanh. Các nước đang phát triển không cần theo đuổi một cách máy móc con đường mà các nền kinh tế giàu có đã đi: Tăng trước, làm sạch sau mà có thể đi tắt đón đầu, áp dụng công nghệ cao, công nghệ sạch, xanh và thân thiện với môi trường, tất cả vì mục tiêu bảo vệ Trái đất của chúng ta.
Tổng Thư ký Liên Hiệp Quốc - ông Ban Ki-moon đã từng chia sẻ: “Năng lượng bền vững là sợi chỉ vàng kết nối tăng trưởng kinh tế, công bằng xã hội và môi trường khí hậu để thế giới phát triển vững mạnh hơn.”
ThS. Lương Quang Đảng/Báo Gia đình & Xã hội

Al hỗ trợ bác sĩ siêu âm phát hiện dị tật thai nhi nhanh hơn
Dân số và phát triển - 15 giờ trướcTheo kết quả một nghiên cứu mới, trí tuệ nhân tạo (AI) có thể giúp các bác sĩ siêu âm xác định bất thường nào khi siêu âm sàng lọc thai kỳ ở tuần thứ 20 nhanh gấp đôi mà không làm giảm độ chính xác của chẩn đoán.

Nhiễm trùng đường tiết niệu ở nam giới dễ nhầm với bệnh lây truyền qua đường tình dục
Dân số và phát triển - 1 ngày trướcMặc dù nam giới ít bị nhiễm trùng đường tiết niệu (UTI) hơn phụ nữ nhưng đây cũng có thể là mối quan tâm đáng kể về sức khỏe, đặc biệt là khi không được điều trị.

4 tác hại nghiêm trọng khi phụ nữ mang thai uống phải sữa giả
Dân số và phát triển - 2 ngày trướcSữa giả không chỉ đơn giản là không có giá trị dinh dưỡng mà nó còn có thể gây hậu quả nghiêm trọng cho sức khỏe người dùng, đặc biệt là phụ nữ mang thai cần được chăm sóc dinh dưỡng và đảm bảo an toàn sức khỏe.

Các triệu chứng chính của bệnh Chlamydia ở phụ nữ
Dân số và phát triển - 4 ngày trướcChlamydia là một bệnh lây truyền qua đường tình dục (STI) phổ biến do nhiễm vi khuẩn Chlamydia trachomatis gây ra. Phụ nữ chủ yếu nhiễm Chlamydia khi quan hệ tình dục qua đường âm đạo, hậu môn hoặc miệng với chồng/ đối tác bị nhiễm trùng.

5 câu hỏi thường gặp về hội chứng tiền kinh nguyệt
Dân số và phát triển - 5 ngày trướcHội chứng tiền kinh nguyệt là một tập hợp các triệu chứng về thể chất, tâm lý và cảm xúc mà nhiều phụ nữ gặp phải trong khoảng thời gian 1 - 2 tuần trước khi bắt đầu kỳ kinh nguyệt.

Cảnh báo nguy cơ đột quỵ khi lạm dụng thuốc tránh thai hàng ngày
Dân số và phát triển - 6 ngày trướcGĐXH – Theo các chuyên gia, với những trường hợp lạm dụng sử dụng thuốc tránh thai liên tục trong một thời gian quá dài, không có thời gian "nghỉ" là không đúng với hướng dẫn chuyên môn của viên uống tránh thai đường uống, có nguy cơ gây hệ lụy.

Chế độ ăn cho người bị cường kinh
Dân số và phát triển - 6 ngày trướcChế độ ăn uống khoa học, vận động thể chất đều đặn là những yếu tố quan trọng giúp chị em có sức khỏe tốt và chu kỳ kinh nguyệt ổn định.

Mẹ bầu tiếp xúc với phthalate trong mỹ phẩm, con có thể bị ảnh hưởng thần kinh
Dân số và phát triển - 1 tuần trướcMặc dù được sử dụng rộng rãi trong nhiều sản phẩm gia đình nhưng phthalate không tốt cho sức khỏe. Phụ nữ mang thai tiếp xúc với chất này có thể ảnh hưởng đến quá trình trao đổi chất và sự phát triển não bộ trẻ sơ sinh.

Cục Dân số giám sát công tác tuyên truyền, tư vấn, cung cấp biện pháp tránh thai ở Quảng Ninh
Dân số và phát triển - 1 tuần trướcGĐXH - Qua kiểm tra thực tế, đoàn kiểm tra ghi nhận một số khó khăn, vấn đề còn vướng mắc trong quá trình triển khai tuyên truyền, tư vấn và cung cấp biện pháp tránh thai của những người làm dân số tỉnh Quảng Ninh.

7 nguyên tắc sống khỏe và trường thọ
Dân số và phát triển - 1 tuần trướcViệc áp dụng các nguyên tắc dưới đây có thể mang lại một cuộc sống khỏe mạnh, sống lâu hơn và trọn vẹn hơn…

Giao lưu trực tuyến: Chăm sóc sức khỏe sinh sản vị thành niên, thanh niên và tầm quan trọng của tư vấn khám sức khỏe trước khi kết hôn
Dân số và phát triểnGĐXH - Theo các chuyên gia, sức khỏe sinh sản của vị thành niên, thanh niên được coi là một trong những yếu tố quan trọng có ý nghĩa quyết định đến chất lượng dân số, chất lượng nguồn nhân lực và tương lai của giống nòi.