Hà Nội
23°C / 22-25°C

Vì sao hay bị đau đầu do thay đổi thời tiết?

Thứ sáu, 07:31 27/09/2024 | Sống khỏe

Thời tiết chuyển mùa, thay đổi bất thường khiến nhiều người bị đau đầu, đau nửa đầu từ nhẹ đến dữ dội ảnh hưởng sức khỏe và sinh hoạt thường nhật.

Vì sao thay đổi thời tiết hay bị đau đầu?

Hầu hết mọi người đều cho rằng cơn đau đầu phần lớn bắt nguồn từ sự thay đổi thời tiết. Đó là do thay đổi độ ẩm, nhiệt độ, điều kiện sống, môi trường ô nhiễm, bão, lũ tràn về…

Do cơ thể không thể kịp thích ứng với những sự biến đổi của thời tiết, dẫn đến tình trạng lượng máu cung cấp lên não không ổn định, khiến xuất hiện các cơn đau đầu từ cường độ nhẹ đến mạnh, gây cảm giác mệt mỏi và khó chịu.

Thời tiết chuyển mùa, thay đổi bất thường, khiến nhiều người bị đau đầu, đau nửa đầu từ nhẹ đến dữ dội ảnh hưởng đến sức khỏe và sinh hoạt thường nhật.

Thời tiết chuyển mùa, thay đổi bất thường, khiến nhiều người bị đau đầu, đau nửa đầu từ nhẹ đến dữ dội ảnh hưởng đến sức khỏe và sinh hoạt thường nhật.

Ngoài ra các cơn đau đầu có thể xảy ra do sự thay đổi của áp suất khí quyển. Khi áp suất khí quyển bên ngoài giảm, nó sẽ tạo ra sự khác biệt giữa áp suất ở không khí bên ngoài và không khí bên trong xoang của cơ thể.

Những người đau nửa đầu thường kèm theo một số triệu chứng khác:

  • Buồn nôn, nôn nhiều
  • Tăng độ nhạy cảm với ánh sáng
  • Tê ở cổ và mặt
  • Đau ở một hoặc cả hai bên thái dương

Cách khắc phục đau đầu do thời tiết thay đổi

Dưới đây là một số cách để tránh đau đầu khi thời tiết thất thường.

1. Uống đủ nước

Nước chiếm phần lớn cơ thể. Tránh nguyên nhân đau đầu này bằng cách uống đủ nước. Người trưởng thành khỏe mạnh uống khoảng 6 đến 8 cốc nước, tương đương 1,5-2 lít mỗi ngày. Uống nhiều nước, nhất là khi ở ngoài trời nắng nóng hay đổ nhiều mồ hôi. Đồ uống thể thao, nước điện giải cũng có thể giúp giữ nước và duy trì cân bằng điện giải khi tập luyện trong nhà.

2. Tránh ở ngoài trời nóng

Trong những ngày nắng nóng, mọi người nên hạn chế hoạt động ngoài trời vào những giờ cao điểm và nhiệt độ nóng nhất, khoảng 12-15 giờ. Nếu ra ngoài, hãy tìm bóng râm để giảm tiếp xúc với nhiệt độ cao.

3. Mặc quần áo phù hợp

Ngoài các phụ kiện bảo vệ như mũ lưỡi trai và kính râm, mặc quần áo nhẹ, thoáng mát vào trời nắng nóng cũng có thể có lợi. Khi thời tiết lạnh, bạn nên giữ ấm cơ thể bằng cách mang gang tay, tất (vớ), khăn quàng cổ giúp tránh tiếp xúc với không khí lạnh gây đau đầu.

4. Ăn uống lành mạnh

Chế độ ăn uống cân bằng, nhiều thực phẩm có hàm lượng nước cao cũng có thể giúp ích. Bổ sung món ăn chứa đầy đủ chất dinh dưỡng cần thiết.

Thực phẩm giàu magiê có thể giúp giảm triệu chứng và ngăn đau đầu vì đây là chất làm thư giãn cơ bắp. Magiê có tác dụng ngăn chặn các thụ thể đau trong não, phòng ngừa các mạch máu bị thu hẹp gây đau đầu. Rau xanh đậm, cá, đậu nành, quả bơ, chuối cũng bổ sung cho cơ thể chất dinh dưỡng này.

Tránh dùng quá nhiều caffeine, trà, rượu hoặc thuốc lá vì đây là những tác nhân kích thích cơn đau đầu trầm trọng hơn.

Ngoài ra các cơn đau đầu có thể xảy ra do sự thay đổi của áp suất khí quyển. Ảnh minh họa

Ngoài ra các cơn đau đầu có thể xảy ra do sự thay đổi của áp suất khí quyển. Ảnh minh họa

5. Chườm lạnh

Nếu bạn bị đau đầu do nắng nóng hoặc cảm thấy nhiệt độ cơ thể tăng cao, hãy chườm lạnh bằng đá để đưa nhiệt độ cơ thể về mức bình thường. Trong một số trường hợp, tắm nước ấm hoặc tắm vòi sen có thể giảm cơn đau đầu do thay đổi thời tiết . Ngâm hoặc tắm trong bồn nước ấm tạo cảm giác thoải mái hơn.

6. Tập thể dục phù hợp

Hoạt động thể chất có thể tăng cường lưu thông máu, thúc đẩy tăng nồng độ các chất hóa học kích thích cảm giác dễ chịu trong não. Điều này góp phần ngăn chặn các tín hiệu đau. Đi bộ, đạp xe, bơi lội là những bài tập phù hợp.

7. Không nên lạm dụng thuốc giảm đau

Bạn chỉ nên sử dụng thuốc giảm đau theo đơn của bác sĩ khi có các cơn đau đầu dữ dội liên tục và không có dấu hiệu thuyên giảm. Việc lạm dụng thuốc có thể gây ra tác dụng phụ không mong muốn, gây tình trạng "nhờn" thuốc.

8. Giảm căng thẳng và stress

Hãy tìm các phương pháp giảm căng thẳng như thiền, hít thở sâu, hay thực hiện các hoạt động giải trí như đọc sách, nghe nhạc, thể thao.


BS. Vũ Tú
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Những lợi ích sức khỏe bất ngờ của vitamin D

Những lợi ích sức khỏe bất ngờ của vitamin D

Sống khỏe - 42 phút trước

Vitamin D có tác dụng quan trọng trong việc tăng cường hệ miễn dịch. Cơ thể bạn sẽ không thể chống lại các vi khuẩn một cách tối ưu nếu thiếu chúng.

Liệu pháp nhắm trúng đích trong điều trị ung thư sử dụng độ chính xác của chùm tia proton

Liệu pháp nhắm trúng đích trong điều trị ung thư sử dụng độ chính xác của chùm tia proton

Sống khỏe - 55 phút trước

Cậu bé Jordan Tan, 10 tuổi, đã có trải nghiệm điều trị liệu pháp proton – đây là một phương pháp xạ trị giúp thu nhỏ khối u não và giảm thiểu nguy cơ tổn thương đến các mô khỏe mạnh xung quanh.

Tìm hiểu về bệnh gút và cách hỗ trợ kiểm soát bệnh

Tìm hiểu về bệnh gút và cách hỗ trợ kiểm soát bệnh

Sống khỏe - 1 giờ trước

Gút là căn bệnh không còn quá xa lạ hiện nay. Bệnh không chỉ gây ra những cơn đau khớp dữ dội mà còn khiến người mắc phải đối diện với nhiều biến chứng như nổi cục tophi, suy thận. Để tìm hiểu thêm về bệnh gút và các phương pháp cải thiện bệnh hiệu quả, mời bạn đọc tham khảo bài viết dưới đây.

5 bài tập giữ vóc dáng cho người bận rộn

5 bài tập giữ vóc dáng cho người bận rộn

Sống khỏe - 3 giờ trước

Tập thể dục không chỉ giúp cơ thể khỏe mạnh mà còn tăng mức năng lượng, giúp làm việc hiệu quả hơn. Đối với những người bận rộn không có thời gian đến phòng tập, có thể thực hiện một số bài tập dưới đây…

6 nhóm người dễ mắc ung thư tuyến giáp, ai có dấu hiệu này cần cảnh giác

6 nhóm người dễ mắc ung thư tuyến giáp, ai có dấu hiệu này cần cảnh giác

Bệnh thường gặp - 4 giờ trước

GĐXH - Bất cứ ai cũng có thể mắc ung thư tuyến giáp. Tuy nhiên, các thống kê cho thấy, những người dưới đây có nguy cơ mắc bệnh cao hơn người bình thường

Có thể phát hiện sớm nguy cơ, giúp phòng ngừa ung thư, đột quỵ từ sớm

Có thể phát hiện sớm nguy cơ, giúp phòng ngừa ung thư, đột quỵ từ sớm

Y tế - 13 giờ trước

GĐXH - Đây là nội dung được đưa ra tại tọa đàm “Sức khỏe về gen và chống lão hóa” diễn ra ngày 26/9 tại Hà Nội.

Loại quả ăn sống hay nấu chín đều ngon ngọt, người bệnh thận, bệnh tiểu đường nên ăn để kéo dài tuổi thọ

Loại quả ăn sống hay nấu chín đều ngon ngọt, người bệnh thận, bệnh tiểu đường nên ăn để kéo dài tuổi thọ

Bệnh thường gặp - 16 giờ trước

GĐXH - Ăn lê thường xuyên giúp giúp dưỡng thận khỏe mạnh, cải thiện độ nhạy của insulin, ngăn ngừa biến chứng của bệnh tiểu đường loại 2 hiệu quả.

8 bài tập đơn giản giúp cải thiện chức năng gan

8 bài tập đơn giản giúp cải thiện chức năng gan

Bệnh thường gặp - 18 giờ trước

Để tăng cường sức khỏe của gan, hãy kết hợp tập thể dục với chế độ ăn uống cân bằng và lối sống lành mạnh…

Bác sĩ kể chuyện cứu sống bệnh nhân trong tình cảnh 'ngàn cân treo sợi tóc'

Bác sĩ kể chuyện cứu sống bệnh nhân trong tình cảnh 'ngàn cân treo sợi tóc'

Y tế - 19 giờ trước

Khi tình trạng bệnh nhân nguy kịch với chỉ số sinh tồn rất thấp các bác sĩ tiến hành ca mổ khẩn. Với sự nỗ lực của ekip mổ, bệnh nhân được cứu sống ngoạn mục.

Người đàn ông ở Phú Thọ bất ngờ phát hiện mắc bệnh tiểu đường từ 3 dấu hiệu quen thuộc này

Người đàn ông ở Phú Thọ bất ngờ phát hiện mắc bệnh tiểu đường từ 3 dấu hiệu quen thuộc này

Bệnh thường gặp - 21 giờ trước

GĐXH - Người đàn ông 66 tuổi ở Phú Thọ bất ngờ phát hiện mắc bệnh tiểu đường nhờ dấu hiệu bất thường như sụt cân, háo nước, tiểu nhiều...

Top