Vì sao lời nói lại gieo nghiệp xấu (5): Nếu "kiếp trước" hay chê bai người...
GiadinhNet - Theo nhân quả trong đạo Phật, người hay chê bai thường mắc phải quả báo hình dạng xấu xí. Do vậy, nhìn một người xinh đẹp hay xấu xí có thể đoán được kiếp trước của người đó như thế nào.
Trong cuộc sống ta cũng thường hay gặp những người thích chê bai người khác. Thấy ai họ cũng chê. “Cao chê ngỏng, thấp chê lùn. Béo chê béo trục béo tròn. Gầy chê xương sống, xương sườn phơi ra” (ca dao).
Theo các chuyên gia, người thấy cái gì cũng chê, đụng cái gì cũng chê là bởi trong tâm họ chất chứa nỗi hờn giận, sân hận, oán ghét cuộc đời. Nói theo nhà Phật là tâm họ thiếu "từ, bi, hỷ, xả". Họ không mở được lòng thương yêu ra với con người, với chúng sinh. Họ thấy tất cả xung quanh toàn một màu đen tối, tiêu cực.
Vì tâm tiêu cực nên nhìn thấy đâu cũng tiêu cực, vì tâm chán ghét (không yêu thương – tâm từ) nên thấy ai cũng đáng ghét. Chê bai từ đó mà ra.
Đáng lẽ khi thấy một người đi ăn mày, một người có tâm từ bi hỷ xả, họ sẽ động lòng trắc ẩn: Chắc họ có nỗi éo le gì đó thì mới phải đi ăn mày. Nhưng nếu một người không có lòng từ bi, họ sẽ trề môi mà nói: Đang khỏe mạnh thế này mà lười lao động, không chịu đi làm ăn lại đi ăn xin!

Nếu hiểu về nhân quả, bạn sẽ không muốn chê bai bất cứ người nào. Ảnh minh họa
Nói về quả báo của khẩu nghiệp, trong phẩm 28 khẩu hình, Bồ tát nói: “Người này răng sún, môi chớt, răng rụng, răng hô, miệng hôi, sứt nú, chẻ cằm trên, lời nói của mình ngọng nghịu, câm hoặc khan khào …là quả báo của lời nói ác khẩu đó”.
Theo các vị giảng sư, người hay chê bai thường mắc phải quả báo hình dạng, khuôn mặt xấu xí. Đó là nhân quả dễ nhìn thấy nhất. Còn tùy vào mức độ chê bai mà chịu mức độ xấu xí khác nhau.
Bởi vậy mà trong vấn đề tu tâm sửa tính của con người thì lời nói cũng cần phải được tu chỉnh. Tu khẩu” được coi là một trong 8 vấn đề quan trọng trong việc “tu tâm, tích đức” (nói theo cách nói dân dã, dễ hiểu). Muốn “tu tâm” được thì phải tránh những chuyện thị phi, vì thị phi mất rất nhiều thời gian một cách vô ích, mà lại gây tạo rất nhiều nghiệp khẩu, oan trái.
Do vậy, nếu tu được cái miệng (tu khẩu) là tu được nửa đời người. Cổ nhân cũng dạy: “Bệnh tùng khẩu nhập, hoạ tùng khẩu xuất” nghĩa là: Bệnh từ cái miệng do ăn uống mà đem vào, họa cũng từ cái miệng do nói chuyện thị phi mà tạo ra.
Trong giáo lý nhà Phật, tất cả mọi tài sản vật chất mà chúng ta có được, khi ta chết thì nó sẽ không còn là sở hữu của mình nữa. Bởi vì có thân này nên mới có nhu cầu có chiếc xe này, có cái nhà này. Khi ta chết nghĩa là khi thân ta không còn thì những tài sản vật chất vì thế cũng không còn là của ta.
Khi chết con người không thể mang theo bất kỳ được cái gì mà chúng ta chỉ mang theo được cái phước và cái công đức của mình. Phước là những cái mình làm lợi ích cho vô lượng chúng sinh. Vì vậy theo nhà Phật, phước mới chính là tài sản thực sự của mỗi người.
Muốn có phước đức thì phải tu. Tu khẩu là một trong những vấn đề tu rất quan trọng của mỗi người. Tu khẩu được sẽ giúp tâm mình được tĩnh lặng. Một khi tâm đã tĩnh lặng rồi thì không bao giờ vọng động nữa. Tu được như vậy thì qua kiếp sau cái tĩnh lặng đó vẫn còn. Nhà Phật gọi đó là công đức.
Công đức là mình chuyển được tâm mình từ tâm phàm ra tâm thánh. Tâm phàm là lúc nào cũng động loạn. Tâm thánh thì lúc nào cũng thanh tịnh. Người phàm động loạn nhiều thì mức độ phàm phu nhiều. Còn ai mà thấy tâm thanh tịnh chừng nào thì đó là dấu hiệu của tâm thánh. Hạnh phúc đích thực chính là khi tâm mình đạt được sự an lạc đó.
Mạc Vi

7 năm cưới mà không có con, ra tòa ly hôn vợ chồng ôm nhau khóc rưng rức: "Cái giá của hạnh phúc sao đắt quá!"
Chuyện vợ chồng - 42 phút trướcCặp vợ chồng cưới 7 năm ôm nhau khóc khi tòa hỏi lý do ly hôn, nói ra liền làm bùng nổ tranh cãi trên mạng xã hội

9 hành vi EQ thấp khiến bạn dù giàu đến đâu vẫn khiến người khác xem thường
Gia đình - 1 giờ trướcGĐXH - Những người có trí tuệ cảm xúc (EQ) thấp có thể gây khó chịu và khiến người khác tránh xa ngay khi họ trò chuyện.

Bố chồng lương hưu 70 triệu/tháng nhưng mẹ chồng vẫn đi rửa bát thuê, phản ứng của ông khiến cả nhà ngỡ ngàng
Chuyện vợ chồng - 3 giờ trướcKhông ngờ ngày bố chồng nhập viện lại là ngày gia đình sum vầy hạnh phúc nhất.

Thu nhập gần 40 triệu đồng/tháng nhưng vẫn không làm vợ chưa cưới hài lòng
Chuyện vợ chồng - 4 giờ trướcGĐXH - Chú rể là kỹ sư, làm việc cho công ty tư nhân. Ngoài công việc tốt, thu nhập cao, anh còn sở hữu nhiều đất đai. Tuy nhiên, dường như điều này không thể thuyết phục cô dâu.

Chồng bị tai nạn nghiêm trọng, bố chồng quay sang nói với con dâu một câu cay độc khiến tôi phải mất 4 tháng để tự chứng minh bản thân
Gia đình - 5 giờ trướcNhiều lần tôi thấy ông ngập ngừng, nửa như xấu hổ, nửa như muốn xin lỗi tôi. Nhưng rồi ông vẫn không nói ra.

Đám cưới, trên mặt cô dâu không có nổi một nụ cười vì một hành vi đáng xấu hổ của bố mẹ chồng
Chuyện vợ chồng - 6 giờ trướcGĐXH - Dù nhiều người nhắc đến chuyện này nhưng bố mẹ chồng vẫn làm ngơ. Cách hành xử của họ khiến cô dâu bất bình, tỏ thái độ trước mặt quan khách, đám cưới hỗn loạn.

Sống đến 70 tuổi: Cuối cùng tôi cũng hiểu ra rằng cách sống tốt nhất chỉ trong 3 câu nói
Gia đình - 9 giờ trướcÔng Hồ, 70 tuổi, cho biết đến cuối đời ông mới nhận ra rằng cách sống tốt nhất của một người chỉ có thể tóm gọn trong ba câu.

5 cung hoàng đạo yêu bản thân quá mức
Gia đình - 9 giờ trướcGĐXH - Những cung hoàng đạo này sẽ ưu tiên các nhu cầu của bản thân lên trên hết.

Chồng tôi lén lút mua đất để em trai đứng tên vì không muốn có tài sản chung với vợ, sau 3 năm quả đắng anh nhận về là 2 bàn tay trắng
Chuyện vợ chồng - 12 giờ trướcThế nhưng chuyện mà ai cũng đã từng nghĩ tới nhưng lại không ngờ nó thật sự sẽ tới cuối cùng vẫn xảy ra.

Muốn từ chối cuộc hẹn, người EQ thấp nói “Tôi bận, không đi được”, người EQ cao có cách trả lời riêng cực khôn ngoan, khéo léo
Gia đình - 1 ngày trướcHọc cách ứng xử khéo léo và nói lời từ chối một cách tinh tế là điều rất cần thiết trong giao tiếp hàng ngày.

Muốn từ chối cuộc hẹn, người EQ thấp nói “Tôi bận, không đi được”, người EQ cao có cách trả lời riêng cực khôn ngoan, khéo léo
Gia đìnhHọc cách ứng xử khéo léo và nói lời từ chối một cách tinh tế là điều rất cần thiết trong giao tiếp hàng ngày.