Vì sao mùa đông nên uống nước ép quýt?
Nước quýt chẳng những ngon ngọt dễ uống mà còn có nhiều tác dụng tốt đối với sức khỏe và làn da của chị em.
Chúng ta vẫn biết cam, quýt là những loại quả giàu vitamin C tốt cho cơ thể. Nhưng có lẽ, nhiều chị em vẫn chưa biết tại sao mùa đông chúng ta nên tăng cường uống nước ép cam quýt phải không?
Tại sao mùa đông nên uống nước ép quýt?
Ở các nhà vườn thời điểm bước vào mùa Đông dễ cảm nhận thấy phảng phất chút se lạnh gió bấc. Những cây quýt chín đỏ rực như những đốm lửa thắp sáng cả khu vườn. Các loại quýt vào chính vụ. Những loại quýt vàng óng, căng mọng giúp cung cấp lượng ẩm lớn cho da. Không chỉ vậy, quýt còn chứa lượng lớn vitamin C giúp sáng da và tăng sức đề kháng. Càng mùa đông, bạn càng cần bổ sung dinh dưỡng cho da giúp da duy trì được độ sáng và đàn hồi tốt, chăm sóc tốt da còn bật tông trắng sáng.
Thời tiết mùa Đông lạnh, độ ẩm thấp, là môi trường nhiều virus hoạt động mạnh, các bệnh về hô hấp cũng xảy ra nhiều hơn. Tận dụng triệt để loại trái cây chính vụ rất giàu Vitamin C trong quýt vừa giúp da trắng sáng lại giúp đề kháng khỏe mạnh, chống lại những tác nhân xấu của các loại virus độc hại.
Mùa lạnh nên nhiều người trong chúng ta có xu hướng ăn nhiều đồ chiên rán, dầu mỡ. Trong khi đó, quýt chứa nhiều caroten và axit citric giúp giảm hàm lượng cholesterol có hại cho tim mạch.

Quýt là loại quả có múi và chúng không làm bạn thất vọng với lượng vitamin C, vitamin B6, canxi và sắt cùng nhiều dưỡng chất khác. Nước quýt ép giúp bạn bù nước rất tốt. Mỗi ly nước quýt sẽ cung cấp cho bạn khoảng 130 calo, trong đó có đến 8g đường.
Nếu như thêm chút mật ong vào nước ép quýt còn giúp kháng viêm, chống lại quá trình oxy hoá, kháng nấm giúp chị em chống lại cảm cúm hiệu quả.

Mùa đông các loại quýt chín rộ, đa dạng chủng loại. Gần Tết, quýt bán đầy chợ, vừa rẻ lại ngon, chị em hoàn toàn có thể tìm mua để làm nước ép bồi bổ cơ thể.
Trên thị trường có những loại quýt nào?
1. Quýt da xanh (quýt đường)
Đặc điểm nhận biết loại quýt này là vỏ mỏng, láng xanh, lúc non vỏ màu xanh đậm, khi chín chuyển dần sang vàng. Quýt đường mọng nước, vị thanh, mùi thơm khá đặc trưng và hậu vị hơi chua.

Quýt đường cho quả quanh năm và nhiều nhất vào dịp khoảng Tết Nguyên đán và đầu xuân. Giống quýt này được trồng nhiều ở các tỉnh miền Tây như Lai Vung (Đồng Tháp), Cái Bè (Tiền Giang), Long Trị (Hậu Giang).
2. Quýt tiều
Quýt tiều, còn được gọi là quýt hồng. Quả có hai đầu dẹt, hơi lõm và vỏ màu hồng cam có xen lẫn sắc xanh khi chín. Vỏ mỏng và ít hạt, mọng nước và ngọt. Quýt tiều được trồng ở các tỉnh miền Tây và chỉ có một vụ vào tháng 11, tháng 12 âm lịch cận Tết Nguyên đán mà thôi.

3. Quýt chum (Hà Giang)
Nhìn vẻ ngoài như cam bởi lớp vỏ sần sùi, nhưng quýt chum dễ bóc vỏ. Chúng mọng nước và ngọt mát. Khi chín màu vàng cam rất đẹp mắt và nặng trung bình hơn 100g một quả.

4. Quýt Bắc Kạn
Quýt vùng này có màu vàng tươi và vỏ dày nhẵn, tròn dẹt. Chúng có vị chua dịu, mùi thơm rõ ràng, để lại hương lâu. Hương vị quýt của vùng này cũng khác biệt với quýt nhiều vùng khác trên cả nước. Quýt Bắc Kạn chín rộ vào khoảng tháng 10 đến Tết Nguyên đán.

5. Quýt giấy
Quýt giấy vỏ rất mỏng và xốp, dễ bóc, có mùi thơm. Khi bóc vỏ, mùi thơm tinh dầu thanh mát rất dễ chịu.
Ngoài ra, còn một số loại quýt giống nhập như quýt Thái, Trung Quốc, quýt không hạt giống Úc,...
Với nhiều loại quýt khác nhau như vậy, hãy xem sở thích của chị em như thế nào, mua quýt về thử làm nước ép nhé.
Cách làm nước quýt
Nước quýt chẳng phải chỉ cần vắt quýt ra là xong rồi hay sao? Nghe dễ dàng thật đó nhưng thêm bước này sẽ giúp nước quýt của bạn thơm ngon và bổ dưỡng hơn.
Nước quýt nguyên bản cũng ngon nhưng sẽ thú vị hơn nếu bạn thêm một vài loại nguyên liệu khác. Bạn có thể không cho đường. Uống nguyên chất cũng ngon nhưng dậy vị thơm hơn nếu uống lạnh.

Cho quýt vào máy ép. Thêm xíu nước cốt chanh và mật ong, hòa tan và để lạnh khoảng 1 giờ trước khi sử dụng. Hoặc có thể dùng luôn nếu những trái quýt của bạn đã được giữ lạnh từ trước. Trang trí với một vài lá bạc hà sẽ giúp nước quýt thơm hơn.

Chúc bạn thành công với cách làm nước ép quýt này!
Một số lưu ý khi sử dụng nước quýt ép
- Người đang bị ho, sau phẫu thuật, không nên dùng nước ép cam quýt. Bởi hàm lượng axit citric cao và chất celluite sẽ khiến cơn ho thêm dai dẳng và vết mổ lâu lành.
- Không nên uống quýt ép khi đói hoặc vừa ăn xong. Không uống trước khi đi ngủ và trước khi đánh răng để tránh mất ngủ và men răng bị yếu.

Nấu canh thịt bò nhất định phải cho loại rau này vào mới chuẩn vị, thơm ngon bổ dưỡng
Ăn - 3 giờ trướcGĐXH - Canh thịt bò rau răm là món canh mới lạ nhưng hương vị lại đậm đà, thơm ngon, bổ dưỡng vô cùng. Hãy vào bếp và bổ sung ngay món ăn hấp dẫn này vào sổ tay nấu ăn của bạn.

Không chỉ giúp nhuận tràng, loại rau rẻ tiền bán đầy chợ này còn giúp ngủ ngon, giảm stress hiệu quả
Ăn - 7 giờ trướcGĐXH - Trong các loại rau dân dã, ít ai ngờ rằng rau lang – thứ rau rẻ bèo, bán đầy ngoài chợ – lại được các chuyên gia dinh dưỡng đánh giá cao nhờ tác dụng an thần, hỗ trợ giấc ngủ và giảm căng thẳng thần kinh.

Hãy xào chung 4 nguyên liệu này với nhau, rất thanh mát, cân bằng dinh dưỡng, càng ăn càng gầy
Ăn - 7 giờ trước4 nguyên liệu này kết hợp với nhau tạo nên một món ăn hoàn hảo vừa giàu protein, ít chất béo và đủ chất xơ.

5 sai lầm khi hầm xương khiến nước dùng đục và mất chất dinh dưỡng
Ăn - 9 giờ trướcGĐXH - Một nồi nước dùng trong veo, ngọt thanh và giàu dưỡng chất luôn là xương sống của nhiều món ăn ngon như phở, bún, miến hay canh hầm. Thế nhưng, không ít người nội trợ dù tỉ mỉ vẫn gặp tình trạng nước dùng bị đục, lợn cợn và kém vị ngọt, thậm chí mất đi nhiều dưỡng chất quý từ xương.

Sấu vào mùa giá chỉ từ 15.000 đồng/kg, đây là thời điểm mua sấu ngon nhất và cách chọn sấu ngon
Ăn - 11 giờ trướcGĐXH – Quả sấu có thể chế biến được nhiều món ngon khác nhau. Hiện sấu đang vào mùa, muốn chọn được những quả sấu vừa nhiều thịt, hạt nhỏ cũng cần biết cách như dưới đây.

Cũng là món đậu phụ nhưng nấu thế này vừa dễ lại ngon và lạ miệng vô cùng
Ăn - 12 giờ trướcVới công thức nấu món đậu phụ này, bạn chỉ cần thêm vài gia vị quen thuộc là đã có một đĩa thức ăn đẹp mắt, ngon miệng!

Cách làm món chạch kho rau răm đậm đà, thơm nức mũi khiến vạn người mê
Ăn - 1 ngày trướcGĐXH - Cá chạch kho với rau răm là món kho lạ miệng lại vô cùng hấp dẫn và ngon miệng, đậm đà. Vào bếp cùng bài viết dưới đây và bắt tay vào làm ngay món cá chạch kho rau răm để có bữa cơm gia đình chuẩn ngon đúng điệu.

Gia vị dân dã trong bát cháo lại là 'vị thuốc quý' giúp giải độc, tiêu đờm, tăng sức đề kháng
Ăn - 1 ngày trướcGĐXH - Một nắm lá tía tô rửa sạch, thái nhỏ rắc vào bát cháo nóng – với người Việt, đó là thói quen quen thuộc mỗi khi cảm sốt.

4 món ăn ngon mà dễ nấu này là 'bậc thầy' canxi, tốt hơn uống sữa và có thể cải thiện tình trạng loãng xương
Ăn - 1 ngày trướcDưới đây là công thức chi tiết, để bạn có thể dễ dàng cải thiện tình trạng loãng xương trong khi thưởng thức món ăn.

Tóc Tiên ăn cá kho với loại rau 'khiến nhiều người khóc thét', thực chất là loại thuốc quý, hỗ trợ tiêu mỡ máu
Ăn - 1 ngày trướcGĐXH - Tóc Tiên chia sẻ cách làm cá nục kho thơm cho bữa cơm chiều, kèm với món rau diếp cá khoái khẩu của hai vợ chồng.

Mỗi lần nêm canh thêm một nắm rau này, hệ miễn dịch được 'kích hoạt' tối đa
Mẹo nấu nướngGĐXH - Trong bữa cơm Việt, một tô canh thanh mát luôn là lựa chọn giúp cân bằng vị giác và bổ sung dưỡng chất.