Hà Nội
23°C / 22-25°C

Vì sao ngày càng nhiều người Nhật phải tham gia các lớp học cười?

Thứ tư, 20:02 31/05/2023 | Tiêu điểm

Sau ba năm gắn bó với chiếc khẩu trang, một vài người Nhật cảm thấy những biểu cảm trên gương mặt dường như không còn linh hoạt nữa.

Nhật Bản là một trong những nước cuối cùng tháo gỡ lệnh bắt buộc đeo khẩu trang. Nhưng nhiều người vẫn miễn cưỡng bước ra ngoài nếu không có gì đó che mặt, họ không sợ virus mà sợ mình đã quên mất cách cười. Trên khắp đất nước, nhiều người đang tập mỉm cười trở lại vì sợ rằng nụ cười của mình có thể trông giả tạo, khó gần.

Nhờ đó, các buổi hội thảo “thực hành nụ cười” đã trở thành một cơn sốt ở Nhật Bản – mọi người từ già đến trẻ đều tích cực tham gia các buổi hướng dẫn cách mỉm cười trong thời kỳ bình thường mới.

Vì sao ngày càng nhiều người Nhật phải tham gia các lớp học cười? - Ảnh 1.

Nhiều người Nhật đang sợ nụ cười của mình sẽ trở nên gượng gạo, thiếu tự nhiên

Vì sao ngày càng nhiều người Nhật phải tham gia các lớp học cười? - Ảnh 2.

Hiểu về nguyên lý của cơ mặt để có nụ cười đẹp

Khoảng 6 năm trước, Keiko Kawano, một người dẫn chương trình phát thanh kiêm giáo viên dạy cười nhận thấy sau khi cô ngừng luyện nói một thời gian, nụ cười của cô bỗng gượng gạo, mất đi nét tự nhiên vốn có. Có lúc cô phải cố gắng ép cơ mặt để gượng cười.

Vì thế, Kawano quyết định tìm hiểu cách cơ mặt hoạt động. Sau khi sử dụng kiến thức học được để cười tươi tắn hơn, cô bắt đầu hướng dẫn người khác với khẩu hiệu “Cười nhiều để hạnh phúc hơn”. Kawano bắt đầu dạy cười vào năm 2017, khi đó cô là một huấn luyện viên hướng dẫn những quy tắc ứng xử trong kinh doanh. Đến nay, Kawano đã điều chỉnh khoá học của mình sao cho phù hợp với bối cảnh hậu Covid.

Vì sao ngày càng nhiều người Nhật phải tham gia các lớp học cười? - Ảnh 3.

Keiko Kawano tìm hiểu về nguyên lý của nụ cười để dạy cho người khác

Vì sao ngày càng nhiều người Nhật phải tham gia các lớp học cười? - Ảnh 4.

Chương trình của cô được áp dụng trong các buổi học trực tuyến hoặc trực tiếp. Phương pháp giảng dạy đều dựa trên yoga để tăng sức mạnh cho cơ gò má, giúp cơ miệng linh hoạt hơn. Cô cũng tin rằng các cơ dưới mắt, chuyển động lông mày và những nếp nhăn trên trán cũng khiến nụ cười trông thật hơn.

Kể cả khi vẫn đeo khẩu trang thì vẫn có cách để khiến đối phương nhận ra nụ cười của bạn, bí quyết mà Kawano thường dạy cho học viên đó là nâng cơ mắt. Theo Miki Okamoto, đại diện của tập đoàn IBM Nhật Bản, những buổi học của Kawano luôn nhận được sự hưởng ứng nồng nhiệt.

Sau nhiều giờ dạy ở phòng gym, cô sẽ đi đến các viện dưỡng lão cũng như các văn phòng của công ty để dạy cười với hy vọng những nụ cười tươi tắn sẽ giúp mọi người thành công trong công việc và hôn nhân.

Trước đại dịch, Kawano đã tổ chức những buổi hướng dẫn cười cho các nhân viên tại tập đoàn công nghệ máy tính đa quốc gia IBM Nhật Bản. Sau đó, đại dịch Covid bùng phát làm ảnh hưởng đến công việc kinh doanh của cô bởi mọi người phải đeo khẩu trang, nụ cười không còn cần thiết nữa.

Nhu cầu tham gia khóa học tăng cao sau đại dịch

Nhu cầu tham gia khóa học của Kawano tăng vọt kể từ tháng 2 năm nay, khi chính phủ tuyên bố nới lỏng quy định đeo khẩu trang.

Được biết tại tỉnh Kanagawa ở phía nam Tokyo, có 40 người cao tuổi đã tham gia buổi học 90 phút của Kawano vào tháng 10 năm ngoái. Nhiều người trong số đó nhận thấy buổi học đã giúp cải thiện nụ cười của họ. Ngoài ra, địa phương cũng lên kế hoạch tổ chức các buổi học tương tự cho những bà mẹ có con nhỏ nhằm mục đích giúp họ nở nụ cười dù trong bất kỳ hoàn cảnh khó khăn nào.

Kawano cũng mở khoá đào tạo cấp chứng chỉ cho những ai muốn dạy cười với mức giá 80.000 yên (13,6 triệu VNĐ). Đến nay, cô đã đào tạo ít nhất 4.000 người cách mỉm cười, đồng thời giúp hơn 700 người trở thành “chuyên gia nụ cười”. Một trong những người được cấp chứng chỉ, Rieko Mae, 61 tuổi luôn nói với những người tham gia khóa học của bà rằng luyện tập cười cũng quan trọng kể cả đối với người hay cười.

Vì sao ngày càng nhiều người Nhật phải tham gia các lớp học cười? - Ảnh 5.

Người học phải tự quan sát nụ cười của mình

Không chỉ riêng các lớp của Kawano, ở Nhật Bản cũng có rất nhiều lớp học dạy cười khác, thường dành cho nhân viên kinh doanh hay bán lẻ. Nhưng trong bối cảnh xã hội Nhật Bản, thì nụ cười không quan trọng bằng cử chỉ cúi đầu. Bên cạnh đó, cũng có nhiều phụ nữ Nhật Bản có thói quen che miệng khi ăn hoặc cười.

Theo Masami Yamaguchi, nhà tâm lý học tại đại học Chuo University, nụ cười có thể giúp mọi người cải thiện nét mặt, xây dựng sự tự tin và tạo nên những cảm giác tích cực cho não bộ.

Bạn có thể quên cách cười nếu đeo khẩu trang quá lâu không?

Giáo sư Hanein, người điều hành một phòng thí nghiệm kỹ thuật thần kinh tại Đại học Tel Aviv ở Israel nhận định: “Cơ mặt có thể được rèn luyện giống như các cơ khác, mặc dù việc luyện tập như vậy có thể khó khăn do sự khác biệt lớn giữa các cá nhân”, nhưng cô cũng cảnh báo thêm rằng có một vấn đề với một nụ cười “luyện tập”, đó là người khác vẫn có thể xác định rằng bạn đang gượng cười.

Theo tờ First Post, chưa có nghiên cứu nào chỉ ra việc đeo khẩu trang trong thời gian dài sẽ ảnh hưởng đến cơ mặt.

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Dọn tủ đồ của chồng, người phụ nữ tìm thấy 'kho báu' trị giá 4 tỷ đồng

Dọn tủ đồ của chồng, người phụ nữ tìm thấy 'kho báu' trị giá 4 tỷ đồng

Tiêu điểm - 3 giờ trước

Trong lúc dọn tủ đựng đồ của người chồng quá cố, người phụ nữ đã vô cùng sửng sốt khi tìm "kho báu" có giá trị lên tới gần 4 tỷ đồng

Bỏ gần 500 tỷ đồng xây 'biệt thự trên trời' rộng 12.000m2, xa hoa trong từng viên gạch nhưng chủ nhân không thể ở: Vì sao?

Bỏ gần 500 tỷ đồng xây 'biệt thự trên trời' rộng 12.000m2, xa hoa trong từng viên gạch nhưng chủ nhân không thể ở: Vì sao?

Tiêu điểm - 14 giờ trước

“Cung điện trên mây” này nằm ở độ cao 122 mét trên nóc tòa nhà cao tầng giữa trung tâm thành phố.

Tỷ phú Ấn Độ qua đời, để lại phần lớn tài sản trị giá 3000 tỷ đồng cho chó cưng và 2 người giúp việc

Tỷ phú Ấn Độ qua đời, để lại phần lớn tài sản trị giá 3000 tỷ đồng cho chó cưng và 2 người giúp việc

Tiêu điểm - 1 ngày trước

Câu chuyện về di chúc của tỷ phú Ratan Tata đã gây bất ngờ lớn khi ông quyết định để lại phần lớn tài sản cho chú chó cưng của mình. Hành động này là minh chứng cho tấm lòng nhân hậu và tình yêu thương động vật của vị doanh nhân tài ba.

Hồ nước lớn nhất thế giới thu hẹp nhanh đến mức khó có thể phục hồi

Hồ nước lớn nhất thế giới thu hẹp nhanh đến mức khó có thể phục hồi

Tiêu điểm - 1 ngày trước

Hồ Caspi đang thu hẹp nhanh chóng, đứng trước nguy cơ không thể phục hồi do biến đổi khí hậu và ô nhiễm.

Đền cổ Ả Rập 2.000 tuổi bất ngờ 'hiện hình' gần bờ biển Ý

Đền cổ Ả Rập 2.000 tuổi bất ngờ 'hiện hình' gần bờ biển Ý

Tiêu điểm - 1 ngày trước

Những người đến từ vương quốc huyền bí và xa hoa Nabataea của người Ả Rập đã để lại dấu tích văn minh của họ bên bờ Địa Trung Hải.

Quét laser, thành phố ma thế kỷ 18 lộ ra giữa rừng Amazon

Quét laser, thành phố ma thế kỷ 18 lộ ra giữa rừng Amazon

Tiêu điểm - 2 ngày trước

"Bóng ma" của một thành phố đổ nát đã bất ngờ xuất hiện khi các nhà khoa học quét một vùng rừng mưa nhiệt đới bằng công cụ LiDAR.

'Em bé' 9 tháng tuổi, cân nặng khủng thu hút 2 tỷ lượt xem trên thế giới

'Em bé' 9 tháng tuổi, cân nặng khủng thu hút 2 tỷ lượt xem trên thế giới

Tiêu điểm - 2 ngày trước

"Em bé" 9 tháng tuổi có cân nặng khủng là ngôi sao của thủy cung Sea Life Melbourne, Úc.

Cãi nhau với mẹ rồi bỏ đi, 2 tuần sau con trai được tìm thấy trong tình trạng đáng sợ, người thân ngã quỵ

Cãi nhau với mẹ rồi bỏ đi, 2 tuần sau con trai được tìm thấy trong tình trạng đáng sợ, người thân ngã quỵ

Tiêu điểm - 3 ngày trước

Vụ việc mới xảy ra tại Thái Lan khiến người thân của nạn nhân không khỏi đau đớn.

Tìm lại loài cá ‘ma’ khổng lồ trên sông Mekong

Tìm lại loài cá ‘ma’ khổng lồ trên sông Mekong

Tiêu điểm - 4 ngày trước

Một loài cá khổng lồ được cho là đã tuyệt chủng vừa được phát hiện ở sông Mekong, đoạn qua Campuchia.

Loài chim quý hiếm không biết bay 'hồi sinh' sau 136.000 năm tuyệt chủng nhờ quá trình tiến hóa 'kì lạ'

Loài chim quý hiếm không biết bay 'hồi sinh' sau 136.000 năm tuyệt chủng nhờ quá trình tiến hóa 'kì lạ'

Tiêu điểm - 4 ngày trước

GĐXH - Từng tuyệt chủng 136.000 năm, loài chim không biết bay này xuất hiện trở lại nhờ quá trình “tiến hóa lặp đi lặp lại” khiến giới khoa học đổ dồn sự quan tâm và chú ý.

Top