Vì sao người Pháp nuôi con nhàn tênh, biết lý do nhiều bố mẹ Việt sẽ bất ngờ mà thốt lên "Đơn giản thế sao!"
GiadinhNet - Hiếm khi quậy phá nơi đông người, ăn những gì được phục vụ và lịch sự với những người xung quanh... là cách hành xử văn minh mà người ta dễ nhận thấy nhất ở trẻ em Pháp. Để có được điều này, những bà mẹ Pháp luôn tuân thủ những bí quyết riêng của mình.
Độc lập ngay từ khi còn nhỏ
Thông thường, phụ nữ ở Pháp thường trở lại làm việc 10 tuần sau sinh. Bởi nếu họ ở nhà lâu hơn, gánh nặng kinh tế sẽ rất lớn dù họ được trợ cấp xã hội. Vì vậy, khi mẹ kết thúc kỳ nghỉ thai sản, đứa trẻ sẽ được đưa đến nhà trẻ. Ngay từ nhỏ, trẻ con Pháp đã được tiếp xúc với rất nhiều người mới. Điều này giúp đứa bé thích nghi nhanh hơn và độc lập hơn trong cuộc sống.

Trẻ được phép làm những chuyện khó khăn một mình
"Con đã làm được rồi!" là một câu ưa thích dành cho mỗi đứa trẻ ở Pháp vào những năm đầu khi trẻ đang khám phá thế giới. Tuy nhiên, ở Việt Nam hiện nay, cha mẹ đang vô tình ngăn cản sự phát triển tích cực của trẻ bằng cách làm mọi thứ cho chúng. Người Pháp làm hoàn toàn ngược lại với triết lý đó, họ đối xử với trẻ em giống như người lớn và cố gắng huấn luyện chúng chứ không giúp chúng làm hết mọi việc. Người Pháp tin rằng, trẻ em cảm thấy tự tin khi chúng có thể tự làm việc và làm những điều tốt đẹp.
Trẻ rất ít khi được khen ngợi
Không ít cha mẹ cho rằng, khen ngợi liên tục sẽ giúp trẻ cảm thấy được động viên, chia sẻ và có ý thức phấn đấu. Khen ngợi con là đúng nhưng nếu sai về tần suất có thể gây ảnh hưởng đến trẻ.
Cha mẹ Pháp không tiếc lời khen ngợi con nhưng tần suất rất ít. Họ chỉ khen ngợi khi con thực sự làm được một việc khó khăn mà không ai có thể làm được hoặc con đã vượt qua rào cản của bản thân để thực hiện. Ví dụ, họ không bao giờ khen ngợi khi trẻ biết nói, chỉ khen khi con nói những từ khó hoặc ý nghĩa.
Việc khen ngợi thường xuyên có thể khiến trẻ nảy sinh cảm giác tự mãn, nhưng nếu khen ngợi đúng nơi, đúng chốn, trẻ sẽ thực sự cảm thấy tự hào và trân trọng những nỗ lực của mình.
Ngủ riêng
Ở Pháp, trẻ em được huấn luyện ngủ riêng từ rất sớm. Chúng sẽ ngủ trên giường của mình ở trong phòng ngủ riêng. Nếu một đứa trẻ thức dậy trong đêm và bắt đầu khóc, người mẹ thường đợi trong giây lát để đánh giá tình hình và chỉ xuất hiện khi cảm thấy thực sự cần thiết. Việc làm này giúp đứa trẻ hình thành thói quen ngủ rự lập.

Trẻ học cách chịu đựng
Những trải nghiệm đau đớn là cơ hội học tập tốt nhất, việc cố gắng che chở cho trẻ khỏi cuộc sống này sẽ chỉ trì hoãn hoặc thậm chí cản trở sự phát triển cảm xúc của chúng. Khi trẻ bị đau, đừng nói "mẹ xin lỗi". Những mũi tiêm và trải qua cơn đau là một phần của cuộc sống, không có lý do gì để cha mẹ phải xin lỗi vì điều đó. Hãy để cho trẻ có cơ hội trải qua một cơn đau nhỏ, thay vì cố gắng để ngăn ngừa đau đớn, bạn nên dành thời gian quý giá đó dạy chúng làm thế nào để đối phó với cơn đau. Qua đó, chúng sẽ trưởng thành, học cách phục hồi và giải quyết vấn đề tốt.
Tôn trọng thời gian cá nhân
Với người Pháp, trẻ em và cha mẹ là hai nhóm độc lập, có thói quen, tư duy hoàn toàn khác nhau. Vì vậy, con cái không phải là tất cả của cha mẹ và ngược lại mỗi cá nhân đều có cộng đồng riêng, phải học cách hòa nhập và sinh hoạt trong cộng đồng của mình.
Cha mẹ Pháp ủng hộ con dành thời gian riêng cho bản thân và trẻ em Pháp cũng được dạy không được làm phiền cha mẹ vào thời gian riêng của họ. Ví dụ, buổi tối, trẻ em sẽ phải tự chơi một mình nếu cha mẹ bận xử lý công việc hoặc buổi sáng trẻ phải tự ăn trong khi cha mẹ chuẩn bị đi làm. Cha mẹ Pháp để con xây dựng tính độc lập, kỷ luật và hạn chế tối đa việc kiểm soát.
Ông bà không phải là người nuôi dạy trẻ
Ở Việt Nam, ông bà thường đảm nhiệm luôn vai trò nuôi dạy cháu. Điều này vô tình làm ảnh hưởng đến việc giáo dục tính cách cho trẻ cũng như tăng gánh nặng cho ông bà. Trong khi đó, ở Pháp, ông bà chỉ là những người hỗ trợ nuôi dạy bọn trẻ mà thôi. Bạn có thể thấy người già uống cà phê hoặc rượu vang trong nhà hàng thường xuyên hơn là chăm sóc cháu.
Trẻ được dạy cách cư xử lịch sự
Không giống như nhiều nước châu Âu và Mỹ coi mọi người bình đẳng và trẻ em có thể không chào hỏi mọi người, ở Pháp trẻ luôn được nhắc nhở phải cư xử lịch sự. Trẻ phải chào hỏi người quen khi gặp mặt, nắm rõ quy tắc ứng xử kính trên nhường dưới và tôn trọng những người có hoàn cảnh khó khăn hơn mình.
Việc chào hỏi đối với trẻ em Pháp là vô cùng quan trọng. Khi tiếp xúc với một nhóm, trẻ vẫn phải đứng lên chào to, dõng dạc để khẳng định sự hiện diện của bản thân, từ đó góp phần xây dựng khả năng tự tin, kết nối với cộng đồng.

Không giáo dục sớm
Việc dạy chữ sớm dường như xa lạ ở Pháp. Đa số trẻ em ở đây khi lên 5 tuổi vẫn chưa biết đọc và bố mẹ thấy điều này hoàn toàn bình thường. Thay vào đó, những phụ huynh Pháp cho rằng, tuổi thơ là khoảng thời gian tuyệt vời khi trẻ học cách mơ ước, khám phá thế giới, học phép lịch sự và có trách nhiệm. Đến khi chúng 6 tuổi, chúng sẽ học cách đọc và đếm.
Chấp nhận bị từ chối
Bạn đã bao giờ đứng trước tình huống con đòi mua một món đồ chơi, bạn nói "không" và chúng làm mọi cách để có được món đồ chơi đó, và rồi bạn đành nhượng bộ, mua cho chúng? Trường hợp này không ít cha mẹ mắc phải. Từ những ngày đầu phụ huynh không cương quyết, trẻ càng dễ lấn tới và dần dần nhận ra rằng càng hành động quá khích càng dễ có được đồ mình thích.
Cha mẹ Pháp không dạy con như vậy. Từ khi con còn nhỏ, họ cương quyết nói không với những yêu cầu của chúng. Thời gian đầu, trẻ sẽ khóc to, giận dữ nhưng cha mẹ không hề nhân nhượng.
Trải qua những lần đòi hỏi thất bại, trẻ hiểu rằng khóc to đòi mua đồ là vô nghĩa, khi cha mẹ nói không thì không thể suy chuyển được. Dần dần, trẻ học cách chấp nhận việc bị từ chối mà không lời than vãn. Thói quen này giúp trẻ trưởng thành trong khiêm tốn, bình ổn, hiểu rằng thế giới không xoay quanh mình, mọi người hoàn toàn có thể phớt lờ, từ chối những yêu cầu của chúng.
Lily (th)

Người EQ thấp có 8 thói quen độc hại khiến người khác không thể thân thiết nổi
Gia đình - 20 phút trướcGĐXH - Những người EQ thấp có khả năng xử lý và điều phối mối quan hệ giữa các cá nhân kém.

2 chị em ruột cưới cùng ngày, bố mẹ cùng lúc đón 2 chàng rể ngoại quốc
Chuyện vợ chồng - 2 giờ trướcHình ảnh hai chàng rể ngoại quốc hân hoan đến đón vợ cùng một ngày khiến người xem thích thú. Càng bất ngờ hơn, hai cô dâu chính là hai chị em ruột.

Top cung hoàng đạo cuốn hút chốn công sở
Gia đình - 3 giờ trướcGĐXH - Khí chất tự tin, chuyên nghiệp khiến những cung hoàng đạo hấp dẫn nơi công sở.

Cụ ông U80 không ngại 'lặn lội' 80km đến dỗ dành bạn gái quen trên mạng
Gia đình - 7 giờ trướcSau 3 năm góa vợ, ông Vương (74 tuổi) ở TP Lạc Dương, tỉnh Hà Nam, nảy sinh tình cảm với một phụ nữ 70 tuổi quen trên mạng, song chuyện tình của họ không có cái kết viên mãn.

Về quê đi họp lớp, tôi tình cờ thấy cảnh xấu hổ của vợ chồng bạn học lương 200 triệu/tháng
Gia đình - 17 giờ trướcThế mà cậu ta từng là thần tượng của cả gia đình tôi. Vợ tôi mỗi lần nhắc đến là cứ xuýt xoa khen ngợi.

7 năm cưới mà không có con, ra tòa ly hôn vợ chồng ôm nhau khóc rưng rức: "Cái giá của hạnh phúc sao đắt quá!"
Chuyện vợ chồng - 19 giờ trướcCặp vợ chồng cưới 7 năm ôm nhau khóc khi tòa hỏi lý do ly hôn, nói ra liền làm bùng nổ tranh cãi trên mạng xã hội

9 hành vi EQ thấp khiến bạn dù giàu đến đâu vẫn khiến người khác xem thường
Gia đình - 19 giờ trướcGĐXH - Những người có trí tuệ cảm xúc (EQ) thấp có thể gây khó chịu và khiến người khác tránh xa ngay khi họ trò chuyện.

Bố chồng lương hưu 70 triệu/tháng nhưng mẹ chồng vẫn đi rửa bát thuê, phản ứng của ông khiến cả nhà ngỡ ngàng
Chuyện vợ chồng - 21 giờ trướcKhông ngờ ngày bố chồng nhập viện lại là ngày gia đình sum vầy hạnh phúc nhất.

Thu nhập gần 40 triệu đồng/tháng nhưng vẫn không làm vợ chưa cưới hài lòng
Chuyện vợ chồng - 23 giờ trướcGĐXH - Chú rể là kỹ sư, làm việc cho công ty tư nhân. Ngoài công việc tốt, thu nhập cao, anh còn sở hữu nhiều đất đai. Tuy nhiên, dường như điều này không thể thuyết phục cô dâu.

Chồng bị tai nạn nghiêm trọng, bố chồng quay sang nói với con dâu một câu cay độc khiến tôi phải mất 4 tháng để tự chứng minh bản thân
Gia đình - 1 ngày trướcNhiều lần tôi thấy ông ngập ngừng, nửa như xấu hổ, nửa như muốn xin lỗi tôi. Nhưng rồi ông vẫn không nói ra.

Muốn từ chối cuộc hẹn, người EQ thấp nói “Tôi bận, không đi được”, người EQ cao có cách trả lời riêng cực khôn ngoan, khéo léo
Gia đìnhHọc cách ứng xử khéo léo và nói lời từ chối một cách tinh tế là điều rất cần thiết trong giao tiếp hàng ngày.