Vì sao phải dùng thuốc tăng huyết áp đến hết đời?
Bố tôi được chẩn đoán bị bệnh tăng huyết áp (THA) hơn một năm nay và được dùng thuốc điều trị bệnh.

Bác sĩ đã dặn là phải uống thuốc đều đặn và đi khám định kỳ. Tuy nhiên, do huyết áp đã ổn định nên bố tôi đòi bỏ thuốc. Xin bác sĩ tư vấn bố tôi có nên ngừng thuốc không?
Nguyễn Trọng Khoa (Hà Nội)
THA được coi là “kẻ giết người thầm lặng” bởi nó thường không có triệu chứng như chúng ta vẫn thường nghĩ (đau đầu, nóng bừng mặt...) cho đến khi gây ra những biến chứng nguy hiểm. Việc điều trị THA phải đạt được 2 mục đích: Một là giữ huyết áp ổn định và phòng ngừa lâu dài các biến chứng của bệnh (đột quỵ, nhồi máu cơ tim...). Hai là nếu đã xảy ra các biến chứng thì điều trị tích cực chống tái phát và hạn chế tối đa tiến triển của bệnh.
Muốn phòng ngừa lâu dài các biến chứng, cần phải tuân thủ một nguyên tắc quan trọng nhất: Điều trị THA là một điều trị suốt đời. Nghĩa là khi huyết áp đã hạ xuống mức bình thường và ổn định, người bệnh vẫn phải dùng thuốc điều trị liên tục, hằng ngày theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa. Mặc dù đây là nguyên tắc quan trọng nhất, nhưng trên thực tế lâm sàng thì có rất nhiều bệnh nhân sau khi uống thuốc được một thời gian, thấy huyết áp ổn định và sức khỏe tốt thì đã tự ý bỏ thuốc mà không đi khám lại bệnh... Cho đến khi họ thấy xuất hiện trở lại các triệu chứng, biến chứng hoặc đo huyết áp thấy cao, lúc đó mới lại dùng thuốc. Điều trị như vậy sẽ không hiệu quả và không có tác dụng dự phòng được các biến chứng. Vì vậy, dù huyết áp đã trở về bình thường, cảm thấy khỏe mạnh, làm việc và sinh hoạt bình thường, thì người bệnh vẫn phải duy trì uống thuốc đều đặn, có như vậy mới đạt được mục đích điều trị như đã nêu trên.
Ngoài dùng các thuốc điều trị tăng huyết áp, một biện pháp khác cũng rất quan trọng, bắt buộc và song song với dùng thuốc đó là: Từ bỏ các thói quen nguy hại (hút thuốc lá, uống nhiều rượu, thói quen ăn mặn, lười vận động); giảm cân nặng (nếu có thừa cân); tăng cường tập luyện thể lực hằng ngày (tùy theo khả năng thể lực của mỗi người mà có các biện pháp tập luyện thích hợp). Hạn chế ăn mỡ động vật và các thức ăn giàu cholesterol (như phủ tạng động vật)...
Theo BS. Lê Anh Tiến/SK&ĐS

Kỳ tích y học Việt Nam: Lần đầu thực hiện thành công ghép tim nhân tạo bán phần
Y tế - 5 phút trướcGĐXH - Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 vừa thực hiện thành công ca ghép tim nhân tạo bán phần thế hệ thứ 3 lần đầu tiên tại Việt Nam.

4 triệu chứng mỡ nội tạng dư thừa và 4 thực phẩm là khắc tinh của mỡ
Sống khỏe - 21 phút trướcGĐXH - Những người có mỡ ở bụng thường có lượng mỡ nội tạng quá nhiều, có thể dẫn đến hàng loạt các bệnh như huyết áp cao, đột quỵ và tiểu đường.

Nên uống mấy viên Omega 3 mỗi ngày để mang lợi ích cho sức khỏe?
Sống khỏe - 3 giờ trướcGĐXH - Omega 3 là một loại axit béo thiết yếu mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Tuy nhiên nên uống mấy viên mỗi ngày để không gặp tác phụ ngoài ý muốn?

8 lợi ích sức khỏe của cà tím có thể bạn chưa biết
Sống khỏe - 3 giờ trướcĂn cà tím hàng ngày có lợi cho sức khỏe vì đây là nguồn vitamin, chất xơ, nasumin và acid chlorogenic dồi dào.

Thường xuyên ăn thực phẩm giàu vitamin C giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch
Sống khỏe - 8 giờ trướcMột nghiên cứu mới cho thấy vitamin C từ sản phẩm tươi - không phải thực phẩm bổ sung - có thể giúp bảo vệ những người mắc bệnh đái tháo đường type 2 khỏi bệnh tim, định hình lại cách chúng ta suy nghĩ về chế độ ăn uống và phòng ngừa bệnh mạn tính.

Đo đường huyết, đường huyết cao bao nhiêu là mắc bệnh tiểu đường?
Bệnh thường gặp - 8 giờ trướcGĐXH - Để xác định bạn có bị tiểu đường hay không, bác sĩ sẽ dựa trên các chỉ số xét nghiệm về đường huyết cùng với những dấu hiệu cảnh báo bệnh.

Bài thuốc trị bệnh từ lá lốt
Sống khỏe - 9 giờ trướcLá lốt không chỉ là gia vị thơm ngon trong ẩm thực Việt Nam, mà còn là vị thuốc nam có nhiều công dụng trong điều trị bệnh lý khác nhau.

Ghi nhận ca tử vong do sởi ở người lớn, khuyến cáo nhóm người cần đặc biệt lưu ý khi mắc sởi
Bệnh thường gặp - 21 giờ trướcGĐXH – Hiện nay, bệnh sởi đang có xu hướng gia tăng, không chỉ ở trẻ em mà cả người lớn, đặc biệt là nhóm người có bệnh nền hoặc miễn dịch suy giảm. Điều đáng nói, nhiều người lớn chủ quan cho rằng sởi chỉ là bệnh nhẹ, sẽ tự khỏi sau vài ngày. Tuy nhiên, thực tế bệnh có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, thậm chí tử vong nếu không điều trị kịp thời.

2 người phụ nữ trẻ liên tiếp bị đột quỵ thừa nhận một sai lầm nhiều người Việt mắc phải
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcGĐXH - Hai nữ bệnh nhân trẻ tuổi bị đột quỵ do huyết khối xoang tĩnh mạch não đều trong độ tuổi sinh sản và có sử dụng thuốc tránh thai đường uống kéo dài.

Người phụ nữ 35 tuổi ở Vĩnh Phúc bất ngờ phát hiện u màng não kích thước lớn từ dấu hiệu nhiều người Việt bỏ qua
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcGĐXH - Người phụ nữ phát hiện khối u màng não đường kính 40mm có tiền sử đau đầu âm ỉ, chóng mặt kéo dài, dù đã điều trị nội khoa nhưng không thuyên giảm...

Người đàn ông 61 tuổi ở Hà Nội nhập viện vì viêm gan cấp thừa nhận một sai lầm nhiều người Việt mắc phải
Bệnh thường gặpGĐXH - Bệnh nhân được chẩn đoán viêm gan cấp tính do rượu cho biết có tiền sử uống rượu bia thường xuyên nhiều năm nay.