Hà Nội
23°C / 22-25°C

Viêm họng kéo dài, tái phát mãi không khỏi, đây có thể là nguyên nhân chính

Chủ nhật, 11:46 17/03/2024 | Bệnh thường gặp

GĐXH - Viêm họng kéo dài không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng sẽ gây cảm giác khó chịu và ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống.

Ngủ dậy thấy đau họng cần làm ngay điều này để phòng ngừa viêm họng tái phátNgủ dậy thấy đau họng cần làm ngay điều này để phòng ngừa viêm họng tái phát

GĐXH - Đau họng vào buổi sáng không phải lúc nào cũng do bệnh. Vì vậy, cần tìm hiểu nguyên nhân gây đau họng để có cách xử lý đúng đắn nhất.

Viêm họng là tình trạng viêm nhiễm khá phổ biến, thường xuất hiện vào thời điểm giao mùa. Bởi đây là thời điểm thuận lợi để virus và vi khuẩn phát triển và tấn công vào đường hô hấp gây viêm họng. 

Thông thường, bệnh viêm họng thường sẽ tự khỏi sau khoảng 1 tuần và không để lại biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe. Nhưng đôi khi, vẫn có một số trường hợp bệnh có thể bị tái phát nhiều lần và dẫn đến biến chứng viêm họng kéo dài, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống.

Viêm họng kéo dài, tái phát mãi không khỏi, đây có thể là nguyên nhân chính- Ảnh 2.

Ảnh minh họa

4 nguyên nhân gây viêm họng kéo dài

Người bệnh chủ quan với các biểu hiện họ, đau, sưng họng ở mức độ nhẹ, cộng với cơ thể vốn đã yếu ớt, dễ bị tác động bởi thời tiết và đang mắc bệnh liên quan đến đường hô hấp... nên khiến cho bệnh trở nặng thành viêm họng kéo dài;

Viêm họng do thói quen ho, khạc nhổ

Thói quen này khiến cho các mao mạch trong họng của người bệnh bị căng lên, rách vỡ và dẫn đến niêm mạc họng tổn thương nặng, tạo cơ hội cho vi khuẩn xâm lấn và bệnh viêm họng kéo dài, tái đi tái lại nhiều lần.

Viêm họng do sức đề kháng yếu

Nếu người bệnh thường xuyên viêm họng kéo dài thì có thể là do hệ thống miễn dịch kém nên dễ bị virus, vi khuẩn tấn công, trong trường hợp này nên tích cực tăng cường sức đề kháng để hạn chế các tác nhân gây bệnh.

Viêm họng do trào ngược dạ dày 

Viêm họng trào ngược dạ dày cũng là một trong những yếu tố khiến tình trạng bệnh kéo dài không thuyên giảm. Trong trường hợp này, giải pháp hiệu quả nhất chính là uống thuốc kiểm soát chứng trào ngược dạ dày song song với thuốc chữa viêm họng;

Viêm họng do bệnh viêm xoang, viêm mũi dị ứng

Những người mắc bệnh viêm xoang, viêm mũi dị ứng cũng có khả năng bị viêm họng kéo dài, tái phát.

Viêm họng kéo dài khi nào cần được thăm khám?

Viêm họng kéo dài, tái phát mãi không khỏi, đây có thể là nguyên nhân chính- Ảnh 3.

Ảnh minh họa

Khi bị bệnh viêm họng, người bệnh sẽ cảm thấy khó chịu khi cổ họng luôn trong tình trạng bị đau rát, khó nuốt và luôn muốn khạc nhổ. Ngoài ra, bệnh có thể gây ra một số biểu hiện triệu chứng khác như: Đau rát họng; sốt, đau cơ và khớp; đau đầu; phát ban trên da; sưng hạch bạch huyết ở cổ.

Trường hợp nếu bị viêm họng do trào ngược thì người bệnh còn có thể gặp phải một số triệu chứng như ho, hắt hơi, sốt trên 38 độ C và nhức đầu nhẹ.

Tuy viêm họng không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng nếu kéo dài, có thể làm ảnh hưởng đến các hoạt động thường ngày và gây cảm giác khó chịu. Vì vậy, người bệnh nên đến các cơ sở y tế uy tín để được thăm khám, xác định rõ nguyên nhân và đưa ra phương án điều trị dứt điểm.

Làm gì để phòng tránh viêm họng kéo dài 

Để điều trị bệnh viêm họng kéo dài một cách hiệu quả, ngoài việc dùng thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ thì người bệnh còn cần áp dụng các biện pháp phòng ngừa sau:

- Phải vệ sinh miệng, mũi, họng sạch sẽ hàng ngày.

- Hạn chế tiếp xúc với những thứ có thể khiến cho niêm mạc họng bị tổn thương như khói bụi, nước đá, rượu bia....

- Nếu nằm điều hòa thì không nên để nhiệt độ quá thấp, phải giữ ấm cơ thể trong mùa đông.

- Hạn chế sử dụng đồ ăn cay nóng, nên uống nhiều nước, ăn đồ ăn nhiều dinh dưỡng, mềm.

- Điều trị triệt để các bệnh lý liên quan đến dạ dày và đường hô hấp như viêm tai, viêm xoang, viêm miệng... để tránh dịch chứa vi khuẩn, virus, nấm chảy xuống khiến cho người bệnh bị viêm họng kéo dài.

- Khi phát bệnh cần điều trị kịp thời, tuy nhiên không được lạm dụng kháng sinh vì sẽ làm tăng nguy cơ tái phát bệnh.

Dấu hiệu ho do bị trào ngược dạ dày, rất nhiều người không biếtDấu hiệu ho do bị trào ngược dạ dày, rất nhiều người không biết

GĐXH - Ho do bị trào ngược dạ dày gây nên xảy ra khá phổ biến nhưng nhiều người không biết để điều trị khiến cơn ho dai dẳng, kéo dài và không được điều trị tận gốc.

Điểm danh các bệnh lý nhiễm khuẩn tai mũi họng thường gặp và cách phòng ngừaĐiểm danh các bệnh lý nhiễm khuẩn tai mũi họng thường gặp và cách phòng ngừa

Tai mũi họng là các cơ quan có liên hệ mật với nhau và tiếp xúc trực tiếp với các tác nhân gây bệnh như vi khuẩn, virus, nấm mốc… nên dễ gây bệnh, đặc biệt là trẻ em.

Những món ăn vào buổi sáng tốt như nhân sâm, giúp giảm cân và kéo dài tuổi thọNhững món ăn vào buổi sáng tốt như nhân sâm, giúp giảm cân và kéo dài tuổi thọ

GĐXH - Thay vì những món ăn sáng truyền thống như bún phở, xôi hoặc bánh mì,... bạn có thể tham khảo những món ăn sáng dưới đây, vừa bổ dinh dưỡng, giúp bạn giảm cân, tràn đầy năng lượng và kéo dài tuổi thọ.

M.H (th)
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
6 thói quen giúp người cao tuổi tránh xa bệnh mất trí nhớ

6 thói quen giúp người cao tuổi tránh xa bệnh mất trí nhớ

Bệnh thường gặp - 2 giờ trước

GĐXH - Tại sao một số người vẫn có thể nói lưu loát, suy nghĩ rõ ràng và có trí nhớ tốt hơn người trẻ khi họ đã ở độ tuổi 70 hoặc 80? Trong khi một số người bắt đầu hay quên và thậm chí không thể gọi tên người quen ngay khi họ bước sang tuổi 60?

Người phụ nữ 46 tuổi ở Cần Thơ nguy kịch, nhập viện gấp vì mắc sai lầm khi dùng thuốc hạ huyết áp

Người phụ nữ 46 tuổi ở Cần Thơ nguy kịch, nhập viện gấp vì mắc sai lầm khi dùng thuốc hạ huyết áp

Bệnh thường gặp - 16 giờ trước

GĐXH - Trước khi nhập viện, bệnh nhân đã uống cùng lúc khoảng 140 viên thuốc điều trị tăng huyết áp. Sau đó bệnh nhân có biểu hiện chóng mặt nhiều, nôn ói...

Loại quả mùa hè rẻ tiền, bán đầy chợ, người Việt ăn thường xuyên giúp làm mát gan, thải độc gan hiệu quả

Loại quả mùa hè rẻ tiền, bán đầy chợ, người Việt ăn thường xuyên giúp làm mát gan, thải độc gan hiệu quả

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

GĐXH - Phương pháp thải độc gan tại nhà chủ yếu là thực hiện lối sống lành mạnh, có chế độ ăn uống, sinh hoạt và ngủ nghỉ điều độ.

Người phụ nữ đau đớn mỗi khi chạm tay vào nước, nguyên nhân từ... hội chứng lạ

Người phụ nữ đau đớn mỗi khi chạm tay vào nước, nguyên nhân từ... hội chứng lạ

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

GĐXH - Người phụ nữ mắc hội chứng Raynaud cho biết ban đầu, các ngón tay chỉ bị tê nhẹ, sau đó chuyển sang tím tái, đau nhức dữ dội, thậm chí trắng nhợt.

Có nên dùng An cung ngưu hoàng hoàn để phòng và điều trị đột quỵ?

Có nên dùng An cung ngưu hoàng hoàn để phòng và điều trị đột quỵ?

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

Trong những năm gần đây, An cung ngưu hoàng hoàn (ACNHH) được truyền tai rộng rãi tại Việt Nam như một 'thần dược' trong việc cấp cứu và phòng ngừa đột quỵ. Vậy có nên dùng ACNHH để phòng và trị đột quỵ?

Người trưởng thành bị mỡ máu cao nên ăn gì?

Người trưởng thành bị mỡ máu cao nên ăn gì?

Bệnh thường gặp - 2 ngày trước

Mỡ máu cao làm gia tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch. Người cao tuổi, có bệnh nền cần dùng thuốc để giảm chỉ số mỡ máu về mức an toàn theo chỉ định của bác sĩ. Bên cạnh đó ăn uống đóng vai trò rất quan trọng.

Người đàn ông 35 tuổi ở Phú Thọ đang khỏe mạnh bất ngờ nhồi máu cơ tim cấp từ dấu hiệu nhiều người Việt bỏ qua

Người đàn ông 35 tuổi ở Phú Thọ đang khỏe mạnh bất ngờ nhồi máu cơ tim cấp từ dấu hiệu nhiều người Việt bỏ qua

Bệnh thường gặp - 2 ngày trước

GĐXH - Người đàn ông bị nhồi máu cơ tim cấp vốn có sức khỏe bình thường, không có tiền sử bệnh tim mạch. Tuy nhiên, khoảng 2 ngày trước khi vào viện, người bệnh cảm thấy tức ngực, khó thở...

Thực phẩm mùa hè rẻ tiền, làm mát gan, người Việt nên dùng thường xuyên để giúp gan thải độc

Thực phẩm mùa hè rẻ tiền, làm mát gan, người Việt nên dùng thường xuyên để giúp gan thải độc

Bệnh thường gặp - 2 ngày trước

GĐXH - Để giảm bớt “gánh nặng” cho gan, ngoài việc chú trọng đến những thức ăn tốt cho gan thì uống gì tốt cho gan cũng là vấn đề cần quan tâm.

Phục hồi chức năng sau đột quỵ: Tiến hành sớm giúp bệnh nhân giảm di chứng nặng nề

Phục hồi chức năng sau đột quỵ: Tiến hành sớm giúp bệnh nhân giảm di chứng nặng nề

Bệnh thường gặp - 2 ngày trước

GĐXH - Theo tổ chức Đột quỵ Thế giới (WSO), có tới 12 triệu trường hợp đột quỵ mỗi năm, trong đó khoảng 7,3 triệu ca tử vong và 5 triệu người sống sót với các di chứng gây tàn tật vĩnh viễn.

Người bệnh 'vô danh' bị chấn thương sọ não nặng may mắn được cứu sống

Người bệnh 'vô danh' bị chấn thương sọ não nặng may mắn được cứu sống

Bệnh thường gặp - 3 ngày trước

GĐXH - Mặc dù nhập viện không có người thân hoặc giấy tờ tùy thân, nhưng các bác sĩ vẫn tiến hành điều trị và phẫu thuật để bảo vệ sự sống của người bệnh.

Top