Điểm danh các bệnh lý nhiễm khuẩn tai mũi họng thường gặp và cách phòng ngừa
Tai mũi họng là các cơ quan có liên hệ mật với nhau và tiếp xúc trực tiếp với các tác nhân gây bệnh như vi khuẩn, virus, nấm mốc… nên dễ gây bệnh, đặc biệt là trẻ em.
4 bệnh lý nhiễm khuẩn tai mũi họng phổ biến ở trẻ em
Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), mỗi năm có 4 - 5 triệu trẻ em trên thế giới tử vong do các bệnh về đường hô hấp, phần lớn là trẻ dưới 5 tuổi ở các nước đang phát triển. Trong đó, viêm phổi là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến tử vong ở trẻ em. Các bệnh lý nhiễm khuẩn tai mũi họng nếu không được nhận biết sẽ dễ lan xuống đường hô hấp dưới gây nguy hiểm.
Viêm mũi họng cấp: Bệnh xảy ra khi niêm mạc mũi họng bị tấn công và tổn thương do vi khuẩn hoặc virus. Dấu hiệu ban đầu thưởng là khô họng, đau rát họng, sau đó đến ho, ho đờm hoặc ho khan. Viêm mũi họng cấp có thể gây sốt từ 38-40 độ, mệt mỏi, đau nhức cơ thể. Đồng thời tăng xuất tiết nhiều dịch mũi, tắc nghẹt một hoặc hai bên mũi khiến người bệnh khó thở.
Viêm Amidan: Là tình trạng viêm nhiễm ở tổ chức hạch bạch huyết trong họng do nguyên nhân là virus hoặc vi khuẩn, gây ra các triệu chứng như sưng viêm, phù nề, đau rát, khó chịu khi nuốt, khó nói chuyện. Từng đợt viêm cấp kéo dài khoảng 7-10 ngày có thể gây sốt, cơn đau nhói lên tai và đầu kèm theo suy giảm sức khỏe.
Viêm tai giữa: Thường xảy ra thứ phát sau một đợt viêm họng hoặc viêm VA cấp mà không được điều trị hợp lý. Theo thống kê, mỗi năm trên thế giới có khoảng 700 triệu trẻ em mắc viêm tai giữa, đến 3 tuổi có đến 80% trẻ từng có ít nhất 1 lần mắc viêm tai giữa. Đây là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến tình trạng trẻ phải nhập viện cấp cứu. Triệu chứng của bệnh tiến triển theo từng giai đoạn và nặng dần bao gồm: đau tai, sốt, ù tai, nghe kém, chảy mủ tai.
Viêm mũi xoang: Là tình trạng viêm phù nề ở niêm mạc mũi và các xoang cạnh mũi. Nguyên nhân thường là do virus, vi khuẩn, nấm hoặc dị ứng. Triệu chứng điển hình là sốt, cảm giác khô miệng do viêm, chảy nước mũi. Nếu tiến triển thành viêm xoang mạn tính sẽ tái phát nhiều lần gây tổn thương nặng và khó phục hồi hơn.

Bệnh lý đường hô hấp ảnh hưởng tới trẻ em
Bí quyết hỗ trợ bảo vệ trẻ khỏi các bệnh lý nhiễm khuẩn tai mũi họng
Phòng ngừa các bệnh lý nhiễm khuẩn tai mũi họng xảy ra luôn là phương án được nhiều người lựa chọn. Cha mẹ có thể áp dụng các biện pháp dưới đây để bảo vệ trẻ khỏi các bệnh lý tai mũi họng:
Vệ sinh cá nhân sạch sẽ: Cha mẹ nên vệ sinh tai mũi họng thường xuyên cho trẻ bằng cách lấy ráy tai và giữ cho tai khô ráo sau khi tắm gội, bơi lội, lấy gỉ mũi, cắt tỉa lông mũi, làm sạch dịch mũi. Đồng thời, súc họng, làm sạch đờm và mùi hôi. Ngoài ra, cha mẹ nên rèn cho trẻ thói quen rửa tay ngay khi có thể.
Chế độ dinh dưỡng cân đối: Một chế độ ăn cân đối, đa dạng thực phẩm sẽ cung cấp cho bé đầy đủ dưỡng chất, đồng thời tăng cường đề kháng cho trẻ. Ngoài ra, cha mẹ nên bổ sung nhiều thực phẩm chứa vitamin A, vitamin C, kẽm selen như trái cây, rau xanh, thịt, cá, lòng đỏ trứng…
Tránh tiếp xúc với các yếu tố nguy cơ: Hạn chế cho trẻ tiếp xúc với người đang mắc bệnh, đeo khẩu trang khi cho trẻ ra ngoài. Đảm bảo không gian sống sạch sẽ, tránh khói bụi, khói thuốc lá, nấm mốc…
Chủ động tiêm phòng vacxin: Đối với các trường hợp nhiễm khuẩn tai mũi họng do nguyên nhân là virus gây ra, cha mẹ có thể phòng ngừa bằng cách tiêm phòng vacxin đầy đủ và đúng lịch. Còn đối với các loại vi khuẩn chưa có vaccine đặc hiệu thì ly giải vi khuẩn chính là giải pháp hữu hiệu giúp hỗ trợ cơ thể phòng ngừa các bệnh lý nhiễm trùng tai mũi họng.
Theo BS.CKII Lâm Hoàng Yến - Bệnh viện Nhân dân 115: "Sử dụng ly giải vi khuẩn với dạng viên ngậm kích thích cơ thể sản sinh kháng thể tại vị trí dùng như niêm mạc mũi họng, khoang miệng, hỗ trợ chống lại vi khuẩn gây bệnh tai mũi họng. Việc sử dụng ly giải vi khuẩn kết hợp với vitamin C dẫn đến sự gia tăng đáng kể bạch cầu ngay cả khi có nhiễm trùng đường hô hấp cấp tính."

Nghiên cứu trên lâm sàng tác dụng của ly giải vi khuẩn
TPBVSK GS Imunostim Junior là một trong số các sản phẩm được ứng dụng công nghệ ly giải vi khuẩn cho hiệu quả hỗ trợ giúp giảm nguy cơ viêm mũi họng, viêm phế quản; hỗ trợ tăng sức đề kháng cho cơ thể. TPBVSK GS Imunostim Junior nhập khẩu nguyên hộp từ Cộng hòa Séc, được khảo sát cho thấy 93% người tham gia nghiên cứu sử dụng GS Imunostim thấy hiệu quả sau một liệu trình sử dụng sản phẩm.
Sản phẩm kết hợp hỗn hợp ly giải vi khuẩn gồm Klebsiella pneumoniae, Staphylococcus aureus, Streptococcus pyogenes và vitamin C đem lại tác dụng hiệp đồng, giúp hỗ trợ tăng sức đề kháng hô hấp, hỗ trợ giảm nguy cơ viêm phế quản và viêm mũi họng ở trẻ.
TPBVSK GS Imunostim Junior có hương dâu, vị chua ngọt, không chứa gluten, lactose và màu thực phẩm.
Tìm hiểu thêm thông tin sản phẩm tại đây: https://www.imunostim.com.vn/
CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC PHẨM DELAP
Địa chỉ: Biệt thự số L09, lô đất L11, Khu đô thị mới Dương Nội, Phường Dương Nội, Quận Hà Đông, Thành phố Hà Nội, Việt Nam.
Điện thoại: 02438802288
*Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.


Dấu hiệu cảnh báo sớm bệnh thận? Chị em có 1 trong 8 dấu hiệu này cần cảnh giác
Bệnh thường gặp - 7 giờ trướcGĐXH - Bệnh thận yếu ở nữ giới nếu không phát hiện và điều trị có thể tiến triển nặng, trường hợp nguy hiểm nhất là mất hoàn toàn chức năng thận, khi đó người bệnh phải chạy thận, lọc máu nhân tạo.

5 lợi ích sức khỏe của quả lê và những kiêng kỵ khi ăn lê
Sống khỏe - 10 giờ trướcQuả lê không chỉ đơn thuần là một loại trái cây ngon mà còn là một vị thuốc tự nhiên rất tốt cho sức khỏe.

Người đàn ông bị xương sườn đâm thủng phổi
Bệnh thường gặp - 11 giờ trướcGĐXH - Hình ảnh chụp cắt lớp ngực ghi nhận bệnh nhân bị tràn khí, tràn máu màng phổi với một hình ảnh mảnh xương sườn đâm vào nhu mô phổi.

Cảnh báo ngộ độc thực phẩm
Y tế - 11 giờ trướcBộ Y tế yêu cầu khẩn trương điều tra, xác minh nguyên nhân gây ra các vụ ngộ độc thực phẩm, cảnh báo cộng đồng

3 loại thực phẩm gây tăng đường huyết, người tiểu đường nên hạn chế ăn
Sống khỏe - 13 giờ trướcGĐXH - Kiểm soát chế độ ăn uống là một phần quan trọng trong điều trị bệnh tiểu đường và thói quen ăn uống hợp lý giúp kiểm soát lượng đường trong máu.

Đo đường huyết, chỉ số đường huyết bao nhiêu thì mắc bệnh tiểu đường?
Bệnh thường gặp - 16 giờ trướcGĐXH - Nếu chỉ số đường huyết thường xuyên trong khoảng ~ 5.6 - ~ 7 mmol /l thì được xem là bị tiền đái tháo đường, nếu vượt quá 7mmol/l và HbA1C ≥ 6,5 mmol.l thì có thể bệnh nhân đã mắc bệnh tiểu đường.

Bí quyết cải thiện lipid máu bằng cách ăn quả bơ mỗi ngày
Bệnh thường gặp - 19 giờ trướcĂn một quả bơ mỗi ngày có thể cải thiện chất lượng ăn uống, giấc ngủ và lipid máu - những yếu tố quan trọng giúp bảo vệ sức khỏe tim mạch và giảm nguy cơ mắc các bệnh rối loạn chuyển hóa.

Liên tiếp 6 du khách nhập viện cấp cứu khi đi du lịch, 1 người hôn mê sâu do ngộ độc rượu methanol
Y tế - 1 ngày trướcGĐXH - Cả 6 người sau khi uống cùng 1 loại rượu trái cây đều có biểu hiện đau bụng, nôn ói thậm chí lơ mơ…

Người đàn ông 52 tuổi mắc bệnh tiểu đường qua đời do mắc sai lầm này
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcGĐXH - Dù phát hiện mắc bệnh tiểu đường đã lâu, nhưng do điều kiện cũng như hiểu biết hạn hẹp, ông đã bỏ qua mọi cảnh báo.

Cứu sống du khách nước ngoài bị nhồi máu cơ tim cấp khi đang đi bộ
Y tế - 1 ngày trướcGĐXH - Bệnh nhân được đưa đến viện trong tình trạng nguy kịch, huyết áp tụt, suy hô hấp nặng phải đặt ống nội khí quản, thở máy xâm nhập.

Đo đường huyết, chỉ số đường huyết bao nhiêu thì mắc bệnh tiểu đường?
Bệnh thường gặpGĐXH - Nếu chỉ số đường huyết thường xuyên trong khoảng ~ 5.6 - ~ 7 mmol /l thì được xem là bị tiền đái tháo đường, nếu vượt quá 7mmol/l và HbA1C ≥ 6,5 mmol.l thì có thể bệnh nhân đã mắc bệnh tiểu đường.