Hà Nội
23°C / 22-25°C

Việt Nam đứng ở vị trí thứ 15 trong các quốc gia và vùng lãnh thổ có người dân thấp nhất

Thứ sáu, 21:53 30/06/2023 | Dân số và phát triển

GĐXH - Chiều cao trung bình của người Việt là 159cm, thuộc nhóm 20 nước có người dân thấp nhất thế giới, với chiều cao trung bình là 159,01cm.

Trang Insider đã biên soạn bảng xếp hạng chiều cao trung bình bằng cách sử dụng cơ sở dữ liệu y tế năm 2020 của NCD Risk Factor Collaboration, dự án liên kết với Đại học Hoàng gia London (Anh).

Bảng này liệt kê các số liệu riêng biệt về chiều cao của nam và nữ ở mỗi quốc gia. Các nhà chuyên môn lấy trung bình cộng của hai con số đó để có được thông tin sơ bộ về chiều cao trung bình của người dân ở mỗi quốc gia.

Theo đó, Việt Nam đứng ở vị trí thứ 15 trong các quốc gia và vùng lãnh thổ có người dân thấp nhất. Chiều cao trung bình của người Việt là 159,01cm (nam giới 164,44cm, nữ giới 153,59cm).

Việt Nam đứng ở vị trí thứ 15 trong các quốc gia và vùng lãnh thổ có người dân thấp nhất - Ảnh 1.

Chiều cao trung bình của người Việt là 159,01cm (nam giới 164,44cm, nữ giới 153,59cm). Ảhh minh hoạ

Người dân ở Hà Lan được xếp hạng cao nhất toàn cầu có chiều cao trung bình là 175,62cm. Trong khi đó, đứng cuối cùng của thang đo, là chiều cao của người dân Timor Leste, với chiều cao trung bình 155,47cm. Như vậy, mức chênh lệch chiều cao của người đầu bảng và cuối bảng là vào khoảng 20cm.

1. Timor Leste - 155,47cm

2. Lào - 155,89cm

3. Madagascar - 156,36cm

4. Guatemala - 156,39cm

5. Philippines - 156,41cm

6. Nepal - 156,58cm

7. Yemen - 156,92cm

8. Quần đảo Marshall - 157,05cm

9. Bangladesh - 157,29cm

10. Campuchia - 158,11cm

11. Indonesia - 158,17cm

12. Malawi - 158,31cm

13. Rwanda - 158,73cm

14. Ấn Độ - 158,76cm

15. Việt Nam - 159,01cm

16. Peru - 159,08cm

17. Papua New Guinea - 159,21cm

18. Quần đảo Solomon - 159,27cm

19. Mozambique - 159,37cm

20. Bhutan - 159,46cm

Nói về lý do có sự khác biệt chiều cao, ông Majid Ezzati, người điều hành nghiên cứu NCD tại Đại học Hoàng gia London cho rằng, di truyền học chỉ là một phần của câu trả lời.

Về chiều cao trung bình thay đổi như thế nào trong nhiều thập kỷ, ông Ezzati nói: "Khoảng 1/3 câu trả lời có thể do gene, nhưng điều đó không giải thích được sự thay đổi chiều cao theo thời gian. Các gene không thay đổi nhanh và nhiều như vậy trên toàn thế giới. Do đó, sự khác biệt phần lớn do môi trường”.

Các yếu tố môi trường như chế độ ăn uống kém có thể là một phần của câu trả lời, theo một nghiên cứu cho thấy sự khác biệt 20cm giữa trẻ em ở các quốc gia có chiều cao trung bình của người dân cao nhất và thấp nhất.

Giả thuyết trên giúp giải thích tại sao chiều cao trung bình ở một số quốc gia tăng giảm trong những năm qua. Trong khi các quốc gia như Nhật Bản, Hàn Quốc và Trung Quốc chứng kiến chiều cao của người dân tăng lên, một số quốc gia châu Phi như Uganda và Sierra lại ghi nhận chiều cao của nam giới giảm xuống.

Mai Anh
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
5 lý do chị em nên ăn dứa trong kỳ kinh nguyệt

5 lý do chị em nên ăn dứa trong kỳ kinh nguyệt

Dân số và phát triển - 9 giờ trước

Dứa không chỉ là một loại quả ngon miệng cho chế độ ăn uống mà còn có thể giúp kiểm soát những vấn đề khó chịu mỗi kỳ kinh nguyệt.

Mẹ bầu nên làm gì để tăng cường hệ miễn dịch và phòng tránh bệnh trong thai kỳ?

Mẹ bầu nên làm gì để tăng cường hệ miễn dịch và phòng tránh bệnh trong thai kỳ?

Dân số và phát triển - 1 ngày trước

Mang thai khiến hệ miễn dịch mẹ bầu suy giảm, dễ mắc bệnh khi thời tiết thay đổi. Tăng cường đề kháng và chăm sóc sức khỏe đúng cách giúp mẹ và thai nhi luôn an toàn.

Tầm quan trọng của việc chuyên nghiệp hóa nghề chăm sóc

Tầm quan trọng của việc chuyên nghiệp hóa nghề chăm sóc

Dân số và phát triển - 2 ngày trước

GĐXH - Trong bối cảnh Việt Nam đang bước vào giai đoạn già hóa dân số nhanh chóng, việc chuyên nghiệp hóa nghề chăm sóc được xác định là một trong những giải pháp chiến lược để bảo đảm chất lượng cuộc sống cho người cao tuổi, đồng thời thúc đẩy bình đẳng giới và phát triển kinh tế xã hội bền vững.

Ung thư vú có di truyền không?

Ung thư vú có di truyền không?

Dân số và phát triển - 2 ngày trước

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), ung thư vú là loại ung thư thường gặp nhất và gây tử vong cao nhất trong các loại ung thư ở nữ giới. Tại Việt Nam, ung thư vú cũng là loại ung thư có tỷ lệ mắc cao nhất. Vậy ung thư vú có di truyền không và làm cách nào để tầm soát ở giai đoạn sớm?

Cực hiếm: Người phụ nữ mang 4 thai tự nhiên

Cực hiếm: Người phụ nữ mang 4 thai tự nhiên

Dân số và phát triển - 3 ngày trước

GĐXH - Theo các bác sĩ, đây là một tình huống đặc biệt hiếm trong sản khoa, với tỷ lệ gặp chỉ khoảng 1/700.000 – 1/800.000 ca mang thai tự nhiên.

Bất ngờ với lý do người vợ trẻ ôm tờ xét nghiệm ADN khóc nức nở

Bất ngờ với lý do người vợ trẻ ôm tờ xét nghiệm ADN khóc nức nở

Dân số và phát triển - 4 ngày trước

Sau 4 giờ dài dằng dặc chờ đợi kết quả ADN nhưng mọi chuyện không thuận theo mong mỏi, người phụ nữ trẻ ôm tờ kết quả xét nghiệm, gục đầu khóc nức nở.

Bé gái ở Phú Thọ chào đời với cân nặng 5kg

Bé gái ở Phú Thọ chào đời với cân nặng 5kg

Dân số và phát triển - 5 ngày trước

GĐXH - Sau sinh, trẻ hồng hào, khóc to, phản xạ tốt. Được biết, trong suốt thai kỳ, sản phụ tăng 20kg và hoàn toàn khỏe mạnh.

5 bí quyết chăm sóc ngực mẹ sau sinh giúp tránh tắc tia sữa, nứt núm vú

5 bí quyết chăm sóc ngực mẹ sau sinh giúp tránh tắc tia sữa, nứt núm vú

Dân số và phát triển - 6 ngày trước

Tắc tia sữa, nứt núm vú là tình trạng phổ biến, gây đau đớn và ảnh hưởng đến quá trình nuôi con bằng sữa mẹ. Tuy nhiên, chỉ với vài thói quen chăm sóc ngực đơn giản mỗi ngày, mẹ hoàn toàn có thể phòng tránh hiệu quả.

Tiếng khóc của trẻ báo hiệu bệnh lý, cần cho trẻ kiểm tra sớm

Tiếng khóc của trẻ báo hiệu bệnh lý, cần cho trẻ kiểm tra sớm

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

GĐXH - Theo nghiên cứu, trẻ sơ sinh có thể phát ra từ 5 đến 7 loại tiếng khóc khác nhau, tương ứng với các nhu cầu và cảm xúc khác nhau...

Mẹ bị viêm tuyến vú có cho con bú được không?

Mẹ bị viêm tuyến vú có cho con bú được không?

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Viêm tuyến vú không những gây khó khăn, đau đớn khi cho con bú mà còn dễ có nguy cơ nhiễm trùng áp-xe vú nếu không được điều trị kịp thời. Vậy mẹ có nên cho con bú khi bị viêm tuyến vú không?

Top