Hà Nội
23°C / 22-25°C

Việt Nam sắp áp dụng phương pháp tiên tiến nhất thế giới trong điều trị bạch biến

Thứ hai, 13:15 24/06/2019 | Y tế

GiadinhNet - Kỹ thuật viên sẽ lấy một miếng da vùng hông (bikini) của bệnh nhân, đưa vào dung dịch tách tế bào hắc tố đơn thuần, rồi đưa ghép lại vùng bạch biến của chính bệnh nhân đó.

Bên lề Hội nghị quốc tế chuyên đề bạch biến và các bệnh da tăng sắc tố được tổ chức ngày 24/6, PGS.TS Nguyễn Văn Thường, Giám đốc Bệnh viện Da liễu Trung ương, cho hay bạch biến là một trong các bệnh da thường gặp trên thế giới, chiếm từ 0,5-1% dân số thế giới.

Ở Việt Nam, đến nay vẫn chưa có tỷ lệ mắc bệnh chính xác. Nghiên cứu tại viện cho thấy, từ năm 2015-2018, số lượng bệnh nhân bạch biến đến khám tăng dần đều từng năm. Đến năm 2018, có gần 3.000 bệnh nhân, chiếm hơn 1% tỷ lệ bệnh nhân tới khám tại Bệnh viện da liễu lớn nhất cả nước này. Hơn 50% trong số đó từ 12-40 tuổi, có một tỉ lệ nhỏ bệnh nhân dưới 2 tuổi và trên 65 tuổi. Nam giới mắc bệnh nhiều hơn nữ giới.

"Dù không phải là bệnh nguy hiểm nhưng bạch biến ảnh hưởng rất lớn tới chất lượng sống của bệnh nhân", PGS Thường khẳng định và chia sẻ, bệnh nhân bạch biến thường thu mình khỏi xã hội và tránh ánh nắng mặt trời.


Bệnh bạch biến biểu hiện bởi những đám trắng trên da. Ảnh: Võ Thu

Bệnh bạch biến biểu hiện bởi những đám trắng trên da. Ảnh: Võ Thu

Bệnh bạch biến biểu hiện bởi những đám trắng trên da, đặc biệt ở vùng da hở có thể tác động tiêu cực đến đời sống tình cảm và tâm lý của người bệnh, thường khiến người bệnh tự ti. Bệnh còn có thể ảnh hưởng đến công việc, các mối quan hệ thậm chí cả đến khả năng kết hôn của người bệnh.

Hiện Bệnh viện Da liễu Trung ương đã và đang áp dụng 4 phương pháp điều trị bạch biến, gồm: Thuốc, laser, liệu pháp ánh sáng và phẫu thuật (ghép da và ghép tế bào).

Nói riêng về phẫu thuật, PGS.TS Nguyễn Văn Thường thông tin, sớm nhất cuối năm 2019, Bệnh viện sẽ áp dụng ghép tế bào cho bệnh nhân bạch biến.

"Đây là phương pháp không đơn giản, cần phải có thời gian chuyển giao công nghệ, chuẩn bị cơ sở vật chất, trang thiết bị, đào tạo nhân lực… Chúng tôi cố gắng sớm nhất là cuối năm 2019, đầu năm 2020 sẽ áp dụng phương pháp này" – PGS.TS Nguyễn Văn Thường cho hay.

Theo BS Hoàng Văn Tâm, Phó Trưởng khoa Chẩn đoán hình ảnh, Bệnh viện Da liễu Trung ương, Hội nghị đã mời GS Davinder Parsad, Đại học G.Marconi, Italia, đến để trình bày demo phẫu thuật ghép da điều trị bạch biến. Theo đó, GS Parsad sẽ trình bày và hướng dẫn về ghép tế bào hắc tố không qua nuôi cấy, một cải tiến của kỹ thuật ghép da. Hai bệnh nhân được áp dụng đầu tiên là đều là nữ giới, một người 19 tuổi và một người 35 tuổi.


Áp dụng liệu pháp ánh sáng điều trị cho bệnh nhân bạch biến tại Bệnh viện Da liễu Trung ương. Ảnh: Võ Thu

Áp dụng liệu pháp ánh sáng điều trị cho bệnh nhân bạch biến tại Bệnh viện Da liễu Trung ương. Ảnh: Võ Thu

Kỹ thuật viên sẽ lấy một miếng da vùng hông (bikini) của bệnh nhân, đưa vào dung dịch tách tế bào hắc tố đơn thuần, rồi đưa ghép lại vùng bạch biến của chính bệnh nhân đó.

Kỹ thuật này có hai phương pháp ghép chính là ghép không qua nuôi cấy (sau khi chiết tách tế bào thì ghép luôn vào vùng da giới hạn nhỏ) và ghép qua nuôi cấy (nuôi tế bào phát triển nhiều lên để ghép diện rông).

"Nếu ghép bằng phương pháp nuôi cấy thì cơ sở y tế phải đầu tư nhiều hạng mục. Do đó, Bệnh viện Da liễu Trung ương dự định bước đầu sẽ ghép tế bào hắc tố không qua nuôi cấy. Nếu thành công, thêm nguồn đầu tư thì triển khai ghép qua nuôi cấy" – BS Tâm thông tin.

Vậy bệnh nhân bạch biến nào có thể áp dụng phương pháp này? Theo BS Tâm, bệnh nhân bạch biến phải tiến triển ổn định hoặc 1 số bệnh lý giảm sắc tốc khác. Theo đó, trong một năm, bệnh nhân bạch biến không xuất hiện vết bạch biến mới, tổn thương cũ không lan rộng ra, không có hiện tượng bạch biến xuất hiện ở vùng sang chấn. Cùng đó, bệnh nhân không có tiền sử sẹo lồi sau chấn thương.

PGS.TS Nguyễn Văn Thường đồng thời là Chủ tịch Ngày Bạch biến Thế giới 2019. Ông cho hay năm 2019, Bệnh viện Da liễu Trung ương được chọn là Trụ sở quốc tế tổ chức kỷ niệm Ngày Bạch biến Thế giới 25/6. Chủ đề Ngày Bạch biến năm nay là: Vì chất lượng cuộc sống của bệnh nhân bạch biến.

Võ Thu

vo thu
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Thái Bình: 1 người tử vong, nhiều người phải nhập viện sau khi ăn tiết canh dê

Thái Bình: 1 người tử vong, nhiều người phải nhập viện sau khi ăn tiết canh dê

Y tế - 13 giờ trước

Một người tử vong, hàng chục người phải nhập viện sau khi ăn bữa cỗ có món tiết dê tại TP Thái Bình, nghi do ngộ độc thực phẩm.

2 học sinh ở TPHCM nhập viện sau khi ăn mì Ý sốt cà ở trường

2 học sinh ở TPHCM nhập viện sau khi ăn mì Ý sốt cà ở trường

Y tế - 13 giờ trước

Sau khi ăn món mì Ý sốt cà tại trường, 2 học sinh có dấu hiệu bất thường về sức khỏe, phải nhập viện vì nghi ngờ ngộ độc thực phẩm. Tuy nhiên, kết quả xét nghiệm lại không phát hiện tác nhân gây bệnh.

Vụ hơn 500 người ngộ độc bánh mì ở Đồng Nai: Chuyển bé 5 tuổi nguy kịch lên Bệnh viện Nhi đồng 1

Vụ hơn 500 người ngộ độc bánh mì ở Đồng Nai: Chuyển bé 5 tuổi nguy kịch lên Bệnh viện Nhi đồng 1

Y tế - 3 ngày trước

Thêm bệnh nhi rất nặng liên quan vụ hơn 500 người ngộ độc bánh mì ở tỉnh Đồng Nai được chuyển lên Bệnh viện Nhi đồng 1 TPHCM.

PGS.TS Nguyễn Lân Hiếu tiếp tục được bổ nhiệm làm Giám đốc Bệnh viện Đại học Y Hà Nội

PGS.TS Nguyễn Lân Hiếu tiếp tục được bổ nhiệm làm Giám đốc Bệnh viện Đại học Y Hà Nội

Y tế - 3 ngày trước

Hôm nay, 4/5 tại Hà Nội, Chủ tịch Hội đồng trường Đại học Y Hà Nội Tạ Thành Văn đã công bố Nghị quyết của Hội đồng trường và trao Quyết định bổ nhiệm lại Giám đốc Bệnh viện Đại học Y Hà Nội đối với PGS.TS Nguyễn Lân Hiếu.

Cô gái 17 tuổi bị thủy đậu biến chứng nặng, suýt tử vong do điều trị sai cách

Cô gái 17 tuổi bị thủy đậu biến chứng nặng, suýt tử vong do điều trị sai cách

Y tế - 4 ngày trước

GĐXH – Bệnh nhân được đưa vào viện trong tình trạng rất nặng, sốt cao 41 độ, mụn nước và nhiều mụn mủ toàn thân, loét miệng họng, ý thức chậm…

Tự đắp lá vào vết thương, nam bệnh nhân 17 tuổi suýt bị hoại tử cánh tay

Tự đắp lá vào vết thương, nam bệnh nhân 17 tuổi suýt bị hoại tử cánh tay

Y tế - 4 ngày trước

GĐXH - Sau khi bị thương, người bệnh đã được người nhà nhai lá cây và tự ý đắp vào tổn thương theo kinh nghiệm dân gian khiến cho vết thương tiềm ẩn nguy cơ nhiễm trùng, hoại tử gây nguy hiểm cho người bệnh.

Đau đầu kéo dài nhiều tuần, bé gái 9 tuổi được phát hiện bị u màng não

Đau đầu kéo dài nhiều tuần, bé gái 9 tuổi được phát hiện bị u màng não

Y tế - 4 ngày trước

GĐXH – Khi thấy con có biểu hiện đau đầu kéo dài, tăng dần cả cường độ và tần suất trong thời gian dài, gia đình quyết định đưa con đi khám và phát hiện bệnh.

Thông tin mới nhất vụ 328 người bị ngộ độc nghi ăn bánh mì ở Đồng Nai: 2 bệnh nhi trở nặng, phải lọc máu

Thông tin mới nhất vụ 328 người bị ngộ độc nghi ăn bánh mì ở Đồng Nai: 2 bệnh nhi trở nặng, phải lọc máu

Y tế - 4 ngày trước

GĐXH - Cả hai cháu nhập viện trong tình trạng bị suy hô hấp, sốc nhiễm trùng đường tiêu hóa. Trong đó, 1 cháu có thời điểm bị ngưng tim, ngưng thở nhưng đã được các bác sĩ tiến hành hồi sức và tim cháu đã đập trở lại.

328 người nhập viện sau khi ăn bánh mì: 2 trẻ sốc nặng thở máy, mở thêm đơn vị cấp cứu

328 người nhập viện sau khi ăn bánh mì: 2 trẻ sốc nặng thở máy, mở thêm đơn vị cấp cứu

Y tế - 5 ngày trước

Theo UBND TP Long Khánh, tỉnh Đồng Nai, tính đến chiều 2-5, đã có 328 người nhập viện cấp cứu sau khi ăn bánh mì tại tiệm Băng ở phường Xuân Bình

Uống nhầm vitamin D của người lớn, trẻ 6 tháng tuổi nhập viện cấp cứu

Uống nhầm vitamin D của người lớn, trẻ 6 tháng tuổi nhập viện cấp cứu

Y tế - 5 ngày trước

GĐXH - Khi được bác sĩ thông báo trẻ bị ngộ độc vitamin D và đối chiếu với lọ thuốc trẻ uống, gia đình mới phát hiện ra sự nhầm lẫn.

Top