Việt Nam sở hữu hơn 180.000 ha 'sản vật' quý hiếm của thế giới, thu về 123 triệu USD kể từ đầu năm
Xuất khẩu mặt hàng này đã tăng mạnh kể từ đầu năm đến nay.

Ảnh minh họa
Theo số liệu thống kê sơ bộ của Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam (VPSA), xuất khẩu quế của Việt Nam trong tháng 5 đạt 15.734 tấn với trị giá hơn 38,2 triệu USD, tăng 32,5% về lượng và tăng 26,4% về trị giá so với tháng trước đó.
Lũy kế trong 5 tháng đầu năm xuất khẩu quế đã thu về hơn 123 triệu USD với 47.710 tấn, tăng 42,3% về lượng và kim ngạch tăng 27,8% so với cùng kỳ năm trước. Doanh nghiệp xuất khẩu hàng đầu là Prosi Thăng Long với 6.064 tấn.
Quế tại Việt Nam phân bố tập trung ở miền Bắc như Yên Bái, Lào Cai, Bắc Kạn, Quảng Ninh, Thái Nguyên... và một số tỉnh miền Trung như Quảng Nam, Quảng Ngãi. Diện tích quế tăng tăng trưởng mạnh, từ 13.863 ha năm 2000 lên 26.288ha năm 2005 và 58.739ha năm 2010, gấp hơn 4 lần.
Kể từ năm 2018 trở đi, giá quế liên tục tăng cao đã kích thích người nông dân mở rộng diện tích trồng quế. Đến năm 2022, diện tích trồng đạt 148.790ha và năm 2023 đạt 186.000ha. Trong đó, tỉnh Yên Bái chiếm 47,8% và Lào Cai chiếm 33,3%. Nhu cầu về quế hằng năm trên toàn cầu đang tăng nhanh, khoảng từ 8% đến 12% đã khiến giá quế ngày càng tăng cao, nhất là từ năm 2016 đến nay.
Việt Nam hiện là quốc gia sản xuất quế đứng thứ 3 trên toàn thế giới, chỉ sau Indonesia và Trung Quốc. Giá trị xuất khẩu quế hồi của Việt Nam liên tục tăng qua các năm và riêng năm 2022 đạt khoảng 276 triệu USD.
Thị trường xuất khẩu của quế Việt Nam hiện nay khá đa dạng, trải dài từ Ấn Độ, Trung Quốc, Bangladesh đến Mỹ, EU và Trung Đông. Đáng chú ý, nhu cầu sử dụng quế trong ngành thực phẩm chức năng, mỹ phẩm và dược liệu tại các nước phát triển đang gia tăng nhanh chóng, mở ra cơ hội lớn cho doanh nghiệp Việt Nam nâng cao giá trị sản phẩm. Mặt khác, những cam kết trong các hiệp định thương mại tự do (FTA) như EVFTA, CPTPP đang giúp giảm thuế quan cho mặt hàng quế, tạo điều kiện thuận lợi hơn để mở rộng thị phần tại các thị trường cao cấp.
Tuy nhiên, bên cạnh những điểm sáng, ngành quế Việt Nam cũng đối mặt với nhiều thách thức. Việc phụ thuộc quá lớn vào xuất khẩu thô khiến giá trị gia tăng còn hạn chế, trong khi các nước xuất khẩu lớn như Indonesia, Sri Lanka và Ấn Độ đang đẩy mạnh chế biến sâu và đầu tư bài bản vào chuỗi cung ứng. Ngoài ra, yêu cầu về truy xuất nguồn gốc, chứng nhận hữu cơ, tiêu chuẩn kỹ thuật và vệ sinh an toàn thực phẩm tại các thị trường nhập khẩu ngày càng khắt khe, buộc các doanh nghiệp phải đầu tư nhiều hơn cho vùng nguyên liệu, công nghệ chế biến và kiểm định chất lượng.
Một số doanh nghiệp trong nước đã bắt đầu chuyển dịch theo hướng bền vững, liên kết với nông dân để xây dựng vùng nguyên liệu hữu cơ, áp dụng quy trình sản xuất theo chuẩn quốc tế như HACCP, GMP, hoặc đạt chứng nhận hữu cơ USDA và EU Organic. Đây được xem là hướng đi tất yếu để nâng cao năng lực cạnh tranh và gia tăng giá trị xuất khẩu trong trung và dài hạn.
Với lợi thế về khí hậu, thổ nhưỡng và diện tích vùng nguyên liệu rộng lớn tại các tỉnh như Yên Bái, Quảng Nam, Quảng Ngãi, ngành quế Việt Nam vẫn còn nhiều dư địa để phát triển. Để duy trì tốc độ tăng trưởng trong năm 2025 và những năm tiếp theo, việc tập trung vào chế biến sâu, nâng cao chất lượng, đồng thời phát triển thương hiệu quốc gia cho sản phẩm quế là điều cần thiết nhằm nâng tầm vị thế của quế Việt Nam trên bản đồ thương mại toàn cầu.
Như Quỳnh

Mở quán cà phê lỗ sạch 1,5 tỷ đồng, chủ quán nhận ra điều nhiều người bỏ qua
Xu hướng - 2 giờ trướcSau 2 năm kinh doanh quán cà phê, anh Hùng đã phải đóng cửa với gánh nợ gần 1,5 tỷ đồng. Phân tích nguyên nhân thất bại, anh Hùng phát hiện một sai lầm lớn khiến mọi nỗ lực khác trở nên vô nghĩa.

Thực hư về nguồn gốc loại mận róc hạt đang bán đầy thị trường
Xu hướng - 15 giờ trướcGĐXH - Loại mận róc hạt được bày bán tràn ngập trên thị trường được giới thiệu là đặc sản của Sa Pa, tuy nhiên nhiều người lại hoài nghi về nguồn gốc thực sự của mặt hàng này.

TP HCM: Đua nhau rao bán căn hộ dịch vụ
Xu hướng - 2 ngày trướcĐầu tư căn hộ dịch vụ nở rộ trong 1-2 năm gần đây nhưng diễn biến thị trường đang có sự thay đổi lớn

Rót 300 triệu đầu tư bán bún cá, chủ quán 'trắng tay' sau 2 tháng
Xu hướng - 4 ngày trướcSau hai tháng ròng rã gồng mình kinh doanh, quán bún cá do anh Toàn làm chủ đã buộc phải đóng cửa và nhượng lại mặt bằng.

Thứ bỏ đi từ trái dừa thành "mỏ vàng", Việt Nam kiếm hàng chục triệu đô: Thế giới đổ xô đặt hàng
Xu hướng - 5 ngày trướcTừng bị coi là thứ bỏ đi, các phụ phẩm từ trái dừa như gáo, xơ, mụn… nay đã trở thành "mỏ vàng" mới, tiềm năng mang về cho Việt Nam hàng trăm triệu USD mỗi năm.

Bỏ nghề cơ khí, anh nông dân Hà Tĩnh trồng nho quý thu về tiền tỷ
Xu hướng - 1 tuần trướcThuê lại vùng đất hoang, anh nông dân Nguyễn Đăng Mạnh (trú tại TP Hà Tĩnh) đã cải tạo, trồng nho mẫu đơn và dưa lưới công nghệ cao. Mỗi năm, khu vườn của anh mang lại thu nhập tiền tỷ.

Doanh nghiệp chi tiền gấp 11 lần nhập khẩu dừa giữa lúc giá cao kỷ lục
Xu hướng - 1 tuần trướcViệt Nam đang là nhà xuất khẩu dừa lớn thứ 5 thế giới, nhưng 4 tháng qua, các doanh nghiệp ở nước ta đã chi ra số tiền gấp 11 lần so với cùng kỳ năm ngoái để nhập khẩu mặt hàng này giữa lúc giá cao kỷ lục.

Đồ chơi Labubu ‘độc bản toàn cầu’ đấu giá hơn 4,5 tỷ, giới trẻ tranh nhau sở hữu
Xu hướng - 1 tuần trướcMột mô hình đồ chơi Labubu cao 1,3m được bán đấu giá hơn 1,24 triệu NDT (khoảng 4,5 tỷ đồng), lập kỷ lục thế giới cho dòng sản phẩm đang làm mưa làm gió tại Trung Quốc và dần bước chân vào thị trường sưu tầm nghệ thuật.

Lộ diện 3 quốc gia rót tiền khủng mua 41% lượng ‘vàng đen’ của Việt Nam
Xu hướng - 1 tuần trướcMột mặt hàng được ví như 'vàng đen' của Việt Nam xuất khẩu tiếp tục tăng mạnh. Trong đó, có 3 quốc gia đã rót lượng tiền khủng để mua 41% lượng hàng mà nước ta xuất bán trong 5 tháng vừa qua.

Cô gái Mường thu tiền tỷ nhờ nuôi cá ‘quý tộc’ trên đỉnh núi
Xu hướng - 2 tuần trướcHọc xong ngành sư phạm thể dục thể thao, cô gái Mường Lương Thị Lực ở huyện Quan Sơn (Thanh Hóa) lấy chồng, về quê nuôi cá tầm, đến nay vợ chồng chị thu tiền tỷ mỗi năm từ mô hình này.

Từ 1/7, UBND cấp xã được cấp phép, cưỡng chế xây dựng, quản lý nhà nước về kinh doanh bất động sản, nhà ở xã hội
Xu hướngGĐXH - Nghị định 140 của Chính phủ quy định, từ ngày 1/7, UBND cấp xã sẽ tiếp nhận, thực hiện rất nhiều dịch vụ hành chính liên quan đến cấp phép, cưỡng chế xây dựng, kinh doanh bất động sản... được chuyển giao từ cấp huyện.