Hà Nội
23°C / 22-25°C

Viettel đồng hành giảm nghèo bền vững tại Hà Giang

Thứ tư, 15:00 09/12/2015 | Xã hội

Song song việc chăm lo cải thiện sức khỏe cho người dân qua các đợt khám bệnh từ thiện thường niên, Hà Giang cũng là tỉnh Viettel “cán đích“ sớm nhiều mục tiêu trong chuỗi hoạt động giúp người dân thoát nghèo bền vững như: Tặng bò giống, kiên cố hóa xi măng, tặng học bổng cho trẻ em nghèo hiếu học...

 

Nhân viên Viettel hướng dẫn gia đình có con bị tim bẩm sinh khai hồ sơ để hưởng hỗ trợ từ chương trình “Trái tim cho em”
Nhân viên Viettel hướng dẫn gia đình có con bị tim bẩm sinh khai hồ sơ để hưởng hỗ trợ từ chương trình “Trái tim cho em”

 

Góp phần cải thiện sức khỏe và giáo dục vùng biên

Vượt qua hơn 400 trăm cây số những cung đường ngoằn nghèo, chênh vênh núi đá, cuối cùng đoàn công tác Trái tim cho em cũng tới được các huyện: Bắc Mê, Mèo Vạc và Đồng Văn. Hay tin có đoàn bác sỹ từ trung ương đến khám bệnh, bà con thôn bản rủ nhau đưa con đi kiểm tra sức khỏe, có những gia đình vượt gần 100km đưa con đến xếp hàng chờ khám bệnh.

Chị Lầu Mí Sình ở xã Sủng Trà, huyện Mèo Vạc chia sẻ với chúng tôi bằng vốn tiếng kinh ít ỏi. “Con mình 8 tuổi chỉ nặng hơn 10kg. Nhà mình ở xa lắm, nhưng không có tiền nên chẳng đi khám đâu. Nó cũng hay ốm đau, nhưng khắc khỏi. Vừa rồi, bác sỹ bảo là nó không bị tim đâu, chỉ là thiếu chất dinh dưỡng và đang bị viêm mũi họng thôi”.

Cũng may con chị Sình không bị tim bẩm sinh, nhưng qua đợt khám sàng lọc tại 3 huyện, các bác sỹ đã phát hiện hơn 20 trường hợp bị bệnh tim bẩm sinh, trong đó có 18 trường hợp chỉ định phẫu thuật. Ăn trưa khi đã sang giờ chiều, lót dạ bữa tối vào 9 giờ đêm, phải di chuyển từ huyện này về huyện khác mới có chỗ nghỉ do đúng dịp lễ hội, nhưng đoàn bác sỹ tình nguyện tham gia cùng chương trình “Trái tim cho em” đã không ngại khó, khổ đáp ứng nhu cầu của bà con vùng cao. Hơn 3.000 suất quà gồm kẹo, bánh và khăn ấm cũng đã được trao tận tay bà con, mang theo tấm lòng và tình cảm ấm ấp của người Viettel.

Không chỉ tận tâm giúp người dân vùng biên Hà Giang cải thiện điều kiện sức khỏe, Tập đoàn Viễn thông Quân đội Viettel còn để tiếp sức cho hàng triệu ước mơ tới trường của trẻ em nghèo, hiếu học vùng biên qua chương trình “Vì em hiếu học“. Tại Hà Giang, số học sinh được nhận học bổng năm 2015 là 1400 suất, mỗi suất gồm 1 chăn ấm, 1 cặp sách, 1 hộp bút và 20 quyển vở.

Từ nhà Vừ Thị Sáu (thôn Há Hơ, xã Sà Phìn, huyện Đồng Văn) đến Trường PTDTBT Tiểu học và THCS Sà Phìn phải đi bộ chừng hơn 1 tiếng đồng hồ. Gia đình Sáu nghèo lắm, nhà lại có 3 chị em cùng đang đi học, nhiều hôm Sáu phải nhịn ăn sáng và cũng có lúc Sáu đã định bỏ học. Nhưng nhờ được sự động viên của các thầy cô, Sáu lại tiếp tục đến trường, nhiều năm liền em là học sinh tiên tiến và được tặng cả giấy khen. Vừa qua em đã nhận được học bổng “Vì em hiếu học“ của Viettel, phần quà không lớn nhưng là sự động viên kịp thời cho các trẻ em nghèo hiếu học.

Sáu khoe “Cháu học tốt nên được tặng quà là chăn đắp với đồ dùng học tập nữa. Cháu vui lắm, cháu không nghỉ học đâu“.

Chia tay cô gái nhỏ Vừ Thị Sáu, trên đường về thầy Lý Ngọc Khoa, Tổng phụ trách Đội Trường PTDTBT Tiểu học và THCS Sà Phìn chia sẻ: “Món quà “Vì em hiếu học“ tặng tuy giá trị vật chất không lớn nhưng rất có ý nghĩa trong việc tiếp bước cho học sinh vùng cao, để con đường đến trường bớt xa. Đây cũng là hoạt động chung tay cùng các thầy cô trong việc vận động các trò nghèo vùng cao đến trường theo học con chữ và kiến thức“.

Quan tâm cải thiện kinh tế

 

Vừ Thị Sáu (thôn Há Hơ, xã Sà Phìn, huyện Đồng Văn) vui mừng khoe những thành tích học tập của mình
Vừ Thị Sáu (thôn Há Hơ, xã Sà Phìn, huyện Đồng Văn) vui mừng khoe những thành tích học tập của mình

 

Vượt qua những cánh đồng hoa tam giác mạch đang nở rộ, vượt qua những ngọn núi đá sừng sững của Cao nguyên đá Đồng Văn, chúng tôi tìm đến xã Xín Chải, huyện Mèo Vạc để chia vui với gia đình anh Vừ Mí Sử (SN 1985) ở thôn Xín Chải, xã Xín Chải, huyện Mèo Vạc. Men theo con đường mòn, nhiều đoạn dốc đứng, trơn trượt tưởng chừng không thể đi nổi, cuối cùng chúng tôi cũng đến được nhà nhà Vừ Mí Sử. Vợ anh Sử vừa mới sinh con thứ tư, nhưng cũng may là con trai nên anh Sử vui lắm. Niềm vui ấy được nhân đôi khi con bò được Viettel trao tặng năm 2014 mới sinh hạ được chú bê con.

Khi chúng tôi đến, anh Sử đang lúi húi chăm bò, lợn phía sau nhà. Đưa khách đến thăm “gia tài“ lớn nhất trong nhà, Vừ Mí Sử hăm hở khoe: “Được cho 1 con bò, giờ đã thành 2 con rồi“. Sử có vốn tiếng Kinh kha khá. Anh bảo: “Nuôi bò không khó đâu. Chỉ cần chăm chỉ cắt cỏ cho bò ăn. Cỏ thì trồng nhiều ở đồi gần nhà rồi“.

Ngoài bò của Viettel tặng, Vừ Mí Sử còn nuôi lợn, vay vốn mua thêm bò. Bán lợn, bán bò lớn đi mua bò bé về chăm sóc... Cứ như vậy, nhờ chăm chỉ và biết tính toán, gia đình Vừ Mí Sử đã sắm được tivi, xe máy, bữa ăn, ngoài mèn mén còn có cơm trắng, cả nhà không còn phải lo đói lúc giáp hạt nữa.

Vừ Mí Sử cho biết: “Bây giờ nếu bán cả đôi (bò và bê) chắc cũng được hơn 20 triệu đồng, nhưng mình không bán đâu. Để dành nuôi cho nó lớn, nó lại đẻ tiếp cho“.

Niềm vui và sự tự tin có thể thoát nghèo từ chăn nuôi gia súc của gia đình Vừ Mí Sử khiến chúng tôi có thêm niềm tin vào chương trình “Bò giống giúp người nghèo biên giới” - chương trình hỗ trợ vật nuôi lớn nhất từ trước đến nay. Tính đến hết tháng 10/2015, chương trình đã trao tặng 24.000 con bò cho đồng bào 11 tỉnh biên giới phía Bắc, trong đó tỉnh Hà Giang hoàn thành sớm nhất với 2.208 con. So với mục tiêu đặt ra, chương trình chỉ mất 14 tháng để hoàn thành, cán đích trước thời hạn 12 tháng. Những nỗ lực không ngừng của người Viettel đã và đang từng ngày góp phần tạo kế sinh nhai ổn định và bền vững, góp phần thay đổi cuộc sống của đồng bào dân tộc vùng giáp biên.

Chúng tôi đã tới xã Sủng Trà, huyện Mèo Vạc để cảm nhận thêm niềm vui của người dân nơi đây khi được người Viettel giúp kiên cố hóa xi măng. Nhà chị Thèn Thị Ly ở thôn Há Chế làm được hệ thống công trình phụ nhờ Viettel hỗ trợ xi măng.

“Trước đây, nhà mình toàn quây bạt tắm thôi, vừa lạnh vừa mất vệ sinh nữa. Gặp những hôm trời mưa, rét thì khốn khổ. Nước cũng không có chỗ chứa nên chả có nước mà dùng. Giờ thì khác rồi, có bể nước, có nhà tắm, có đường đẹp vào nhà nữa. Cuộc sống đổi khác nhiều rồi“, chị Ly cho biết.

Đến từng nhà, theo từng bước trong cuộc sống của người dân vùng biên, người Viettel đang nỗ lực cùng chính quyền địa phương góp phần cải thiện toàn diện điều kiện sống của đồng bào nghèo vùng biên bắt đầu từ: Nâng cao ý thức chăm sóc sức khỏe, hỗ trợ giáo dục, phát triển kinh tế, thay đổi lối sống... Ở bất cứ lĩnh vực nào, ở bất cứ nơi đâu cũng đều ghi dấu bước chân của người Viettel, chung sức giúp đồng bào thoát nghèo, ổn định cuộc sống, góp phần giữ vững an ninh biên giới.

PV/Báo Gia đình & Xã hội

 

 

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Tìm thấy thi thể cuối cùng vụ cháy ở Hưng Yên, thông tin về nhân thân gây xót xa

Tìm thấy thi thể cuối cùng vụ cháy ở Hưng Yên, thông tin về nhân thân gây xót xa

Thời sự - 2 giờ trước

Nạn nhân cuối cùng trong vụ cháy xưởng tái chế phế liệu ở Hưng Yên vừa được lực lượng chức năng tìm thấy.

Triệu tập những kẻ hành hung cô gái tại công viên ở Bắc Ninh

Triệu tập những kẻ hành hung cô gái tại công viên ở Bắc Ninh

Pháp luật - 3 giờ trước

Công an phường Nam Sơn, Bắc Ninh đã triệu tập những người liên quan vụ hành hung một cô gái ở công viên Lãm Làng ngày 28/6.

Thực hiện theo trình tự này, hàng triệu người dân dễ dàng xem quê quán, địa chỉ mới trên VNeID sau sáp nhập

Thực hiện theo trình tự này, hàng triệu người dân dễ dàng xem quê quán, địa chỉ mới trên VNeID sau sáp nhập

Đời sống - 4 giờ trước

GĐXH - Ngay sau khi việc sáp nhập đơn vị hành chính trên cả nước hoàn tất, ứng dụng định danh điện tử VNeID cũng đã cập nhật lại thông tin cá nhân của từng công dân.

Đang đi cấy lúa, hai vợ chồng ở Hà Nội bị sét đánh ngã quỵ

Đang đi cấy lúa, hai vợ chồng ở Hà Nội bị sét đánh ngã quỵ

Thời sự - 5 giờ trước

Người chồng cho biết khi ông đang cấy lúa, bỗng cảm nhận có nguồn điện mạnh từ tia sét đánh xuống ngay bên cạnh nên choáng váng ngã quỵ xuống ruộng. Một lúc sau định thần lại được, người chồng nhìn sang vợ cũng thấy bà ngã quỵ.

Chủ tịch HĐND tỉnh Thái Nguyên 'đưa chính quyền 2 cấp vào hoạt động ngay'

Chủ tịch HĐND tỉnh Thái Nguyên 'đưa chính quyền 2 cấp vào hoạt động ngay'

Thời sự - 6 giờ trước

GĐXH - Sáng ngày 1/7, HĐND tỉnh Thái Nguyên đã tổ chức kỳ họp thứ Nhất HĐND tỉnh Thái Nguyên khóa XIV, nhiệm kỳ 2021 - 2026 để xem xét, quyết định một số nội dung thuộc thẩm quyền theo quy định. Đây là kỳ họp đầu tiên của HĐND tỉnh Thái Nguyên mới sau khi thực hiện chủ trương hợp nhất hai tỉnh Thái Nguyên và Bắc Kạn theo Nghị quyết của Quốc hội.

Người lao động lại sắp được nghỉ dài 4 ngày?

Người lao động lại sắp được nghỉ dài 4 ngày?

Đời sống - 8 giờ trước

GĐXH - Theo Thông báo 6150/TB-BLĐTBXH, dịp lễ Quốc khánh 2/9 năm 2025, người lao động sẽ được nghỉ 4 ngày.

Người dân Hà Nội làm thủ tục thuận tiện trong ngày đầu vận hành chính quyền 2 cấp

Người dân Hà Nội làm thủ tục thuận tiện trong ngày đầu vận hành chính quyền 2 cấp

Thời sự - 8 giờ trước

GĐXH - Từ sáng sớm, nhiều người dân ở Hà Nội đã có mặt tại các trụ sở hành chính mới để làm các thủ tục liên quan đến cư trú, chứng thực, giấy tờ đất đai, xác nhận nơi cư trú, đăng ký xe.

Bắt cặp vợ chồng cầm đầu đường dây sản xuất 70.000 chai dầu gió giả ở TP.HCM

Bắt cặp vợ chồng cầm đầu đường dây sản xuất 70.000 chai dầu gió giả ở TP.HCM

Pháp luật - 9 giờ trước

Cặp vợ chồng chỉ đạo nhân viên sản xuất các sản phẩm giả thương hiệu nước ngoài như: dầu gió con Ó, kem dưỡng ẩm Thái Lan, dầu ông già Thái Lan, dầu lăn Hàn Quốc...

Nhiều chính sách mới, thiết thực có hiệu lực từ 1/7/2025

Nhiều chính sách mới, thiết thực có hiệu lực từ 1/7/2025

Đời sống - 9 giờ trước

GĐXH - Thêm nhiều trường hợp phải đóng BHXH, bỏ 8 tội danh có khung hình phạt tử hình, mở rộng đối tượng chịu thuế giá trị gia tăng… là những chính sách mới sẽ có hiệu lực từ đầu tháng 7/2025.

Các xã, phường mới ở Hà Nội vận hành ra sao trong ngày đầu tiên hoạt động theo mô hình chính quyền 2 cấp?

Các xã, phường mới ở Hà Nội vận hành ra sao trong ngày đầu tiên hoạt động theo mô hình chính quyền 2 cấp?

Thời sự - 11 giờ trước

GĐXH - Ngày 1/7, các xã, phường ở TP Hà Nội chính thức hoạt động theo mô hình chính quyền địa phương 2 cấp. Từ sáng sớm, nhiều người dân đã có mặt tại các trụ sở hành chính mới để làm các thủ tục liên quan đến cư trú, chứng thực, giấy tờ đất đai...

Top