Vụ 20.000 viên thuốc ung thư bị tiêu hủy: Sở Y tế TP HCM nói gì?
GiadinhNet - Trưa ngày 10/5, trao đổi với PV Báo Gia đình & Xã hội, Sở Y tế TP HCM cho biết, Sở này đã có báo cáo khẩn gửi Bộ Y tế, Cục Quản lý Dược về việc tiếp nhận, quản lý và sử dụng thuốc viện trợ Tagsina. Theo ông Nguyễn Tấn Bỉnh – Giám đốc Sở Y tế TP: Do đây là lần đầu tiên Sở giải quyết hồ sơ tiếp nhận thuốc viện trợ có điều kiện, nên các chuyên viên của các phòng chức năng thuộc Sở còn lúng túng trong việc trao đổi ý kiến qua lại giữa các phòng và tham mưu cho lãnh đạo Sở, dẫn đến việc chậm xử lý hồ sơ nhận thuốc viện trợ.

Quá trình tiếp nhận, hoàn tất thủ tục... quá dài
Bệnh viện Truyền máu Huyết học tp hcm là đơn vị đầu tiên trong cả nước đề xuất thực hiện chương trình thuốc viện trợ nhân đạo dành cho những người mắc bệnh bạch cầu mãn tính dòng tủy, kháng Glivec của chương trình hỗ trợ thuốc Glivec.
Chương trình này là chương trình viện trợ có điều kiện, bệnh nhân không được sử dụng thuốc Tasigna miễn phí hoàn toàn và bệnh viện không có quyền chủ động sử dụng khi chưa có sự đồng ý và chấp thuận của công ty. Cụ thể, để tham gia chương trình, bệnh nhân được nhà tài trợ là Công ty Novartis Parma Services AG tài trợ 11,5 tháng thuốc miễn phí, còn bệnh nhân phải mua 0,5 tháng thuốc. Bệnh nhân phải đồng chi trả 4% (khoảng 42 triệu đồng/năm mới được tham gia chương trình). Thỏa thuận chương trình giữa bệnh viện và công ty cho thấy, công ty Novartis kiểm soát việc lựa chọn bệnh nhân theo các tiêu chí của chương trình và quyết định việc cho phép sử dụng thuốc Tasigna đối với những bệnh nhân tham gia. Bệnh viện không được tự ý thay đổi hay làm khác quy định.
Cũng theo khẳng định của Sở Y tế TP HCM, giá trị lô thuốc Tasigna tại thời điểm tiêu hủy năm 2015 là hơn 3,8 tỷ đồng, chứ không phải tính theo giá thời điểm thanh tra (năm 2017) là gần 14 tỷ đồng. “Bệnh viện đã có thiếu sót không xem lại kỹ dự thảo kết luận thanh tra, phải nghiêm túc rút kinh nghiệm”, Giám đốc Sở Y tế TP HCM nêu rõ.
Theo giải trình của Bệnh viện thì ngay từ khi nhận được thuốc, Bệnh viện đã nhận thức được việc chắc chắn không sử dụng kịp số thuốc vừa nhập trước thời gian hết hạn. Để hạn chế tối đa số thuốc chưa sử dụng bị hết hạn, Bệnh viện đã đưa ra nhiều giải pháp giải quyết như: Tổ chức họp khẩn với tất cả người bệnh (60 bệnh nhân tham dự) để giải thích cho người bệnh lợi ích của việc sử dụng thuốc Tasigna. Sau đó, số lượng người tham gia chương trình là 26 người, chỉ bằng 1/2 so với con số dự trù.
Bên cạnh đó, Bệnh viện đã chủ động đề nghị Công ty cho phép mở rộng chương trình đến bệnh viện khác trong toàn quốc, hoặc thông báo nơi khác chuyển bệnh đến, nhưng Công ty Novartis không đồng ý chuyển số thuốc này đến đơn vị khác theo Luật của công ty mẹ và Công ty chấp nhận phương án hủy thuốc nếu hết hạn dùng, mọi thiệt hại thuộc về Công ty và ngay lập tức chuẩn bị lô thuốc mới theo yêu cầu của Bệnh viện để đảm bảo các bệnh nhân đã dùng thuốc không bị thiếu thuốc.
“Mặc dù tháng 5/2015 thuốc mới hết hạn, nhưng tháng 4/2015, Bệnh viện đã nhận được lô thuốc mới nên tất cả bệnh nhân đang tham gia chương trình đều được cấp phát thuốc đầy đủ”, giải trình của Sở Y tế TP HCM nêu rõ.
Sở thừa nhận “lúng túng”
Theo Sở Y tế, tổng thời gian từ lúc Bệnh viện bắt đầu tiếp nhận thư đồng ý hiến tặng thuốc của Novartis đến khi hoàn tất thủ tục chương trình là 13 tháng 8 ngày. Trong đó, thủ tục qua lại giữa Bệnh viện và Novartis ở giai đoạn đầu mất 4 tháng 11 ngày; giai đoạn Bệnh viện bổ sung giấy tờ theo yêu cầu của Cục Quản lý Dược mất 25 ngày, bổ sung giấy tờ cho Sở Y tế mất 1 tháng 7 ngày.
Thời gian Sở Y tế xử lý hồ sơ mất 21 ngày, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị TP HCM xử lý hồ sơ mất 3 tháng; UBND TP HCM xử lý hết 10 ngày làm việc. Thời gian còn lại là thời gian Bệnh viện và Novatis làm thủ tục tiếp nhận và nhận hàng về kho.
Về phía Sở Y tế, ông Nguyễn Tấn Bỉnh – Giám đốc Sở Y tế nói, do đây là lần đầu tiên Sở giải quyết hồ sơ tiếp nhận thuốc viện trợ có điều kiện, nên các chuyên viên của các phòng chức năng thuộc Sở còn lúng túng trong việc trao đổi ý kiến qua lại giữa các phòng và tham mưu cho lãnh đạo Sở, dẫn dến việc chậm xử lý hồ sơ nhận thuốc viện trợ 3 ngày.
“Sở Y tế phải rút kinh nghiệm, tuy nhiên lãnh đạo Sở đồng thuận với chương trình vì tính nhân đạo và một số bệnh nhân có điều kiện có thể đồng chi trả”, ông Bỉnh nói rõ.
Sở cũng đã yêu cầu Giám đốc Bệnh viện Truyền máu và Huyết học TP HCM nghiêm túc rút kinh nghiệm sâu sắc, việc lập kế hoạch dự trù số lượng thuốc đề nghị hiến tặng, không sát với thực tế sử dụng. Do vậy, dù số lượng thuốc dùng cho 6 tháng, nhưng 10 tháng trôi qua, Bệnh viện vẫn không sử dụng được 1/2 số thuốc đã nhận về, do lượng người tham gia chương trình chỉ bằng 1/2 lượng dự trù.
Lý giải điều này, Bệnh viện cho rằng, khó khăn lớn là số người đăng ký tham gia chương trình không nhiều do phải đồng chi trả. Khởi đầu công ty Novartis đề nghị tỉ lệ đồng chi trả của bệnh nhân là 10% (100 triệu đồng/năm), sau đó Công ty giảm còn 42 triệu. Do đó, Bệnh viện phải chờ thêm thời gian để người bệnh thực hiện mua toa thuốc Tasigna lần đầu. Đây là thủ tục bắt buộc để được tham gia chương trình. Đến ngày 27/9/2014, mới có người bệnh đầu tiên mua toa thuốc theo quy định. Chương trình từ đó mới được bắt đầu với 26 người tham gia. Do vậy, Bệnh viện không thể sử dụng kịp số thuốc nhập về trước khi thuốc hết hạn dùng.
Tuy nhiên, lãnh đạo Sở Y tế TP HCM cho rằng, nếu Bệnh viện xét thấy nhu cầu sử dụng thuốc là cần thiết cho người dân thì tìm nguồn viện trợ khác theo đúng nghĩa viện trợ nhân đạo, không bao hàm việc đồng chi trả như công ty Novartis làm.
Đồng thời, lãnh đạo Sở Y tế TP HCM cũng cho rằng, khi ký hợp đồng tham gia chương trình, phải xác định rõ chủ sở hữu lô làng là của Bệnh viện hay của Công ty Dược Novartis. Vì thực tế, Bệnh viện không thể tự quyết định khi biết số thuốc còn tồn kho khá lớn nhưng lại không được sử dụng cho người bệnh không tham gia chương trình, cho dù biết thuốc sẽ bị tiêu hủy khi hết hạn.
Bên cạnh đó, khi phát hiện hạn dùng của thuốc viện trợ còn quá ngắn, nhưng Công ty không đồng ý cho Bệnh viện sử dụng mở rộng cho những bệnh nhân khác không tham gia chương trình, hoặc mở rộng diện sử dụng tại những bệnh viện khác, thì phải khẩn trương báo cáo Sở để can thiệp.
Qua sự việc, Sở Y tế cho rằng, Bệnh viện phải dự trù thuốc xin viện trợ sát với thực tế sử dụng; thực hiện các hồ sơ, thủ tục phải nhanh chóng; không nhận các thuốc viện trợ có hạn dùng ngắn. Bệnh viện phải nghiêm túc thực hiện việc tiêu hủy thuốc hết hạn. Sở Y tế cũng đã rút kinh nghiệm chung cho toàn ngành Y tế TP HCM.
Tháng 7/2013, Bệnh viện Truyền máu Huyết học TP HCM nhận được thư hiến tặng thuốc Tasigna (chữa trị ung thư) từ nhà sản xuất nước ngoài, 3 tháng sau Bệnh viện làm các thủ tục để xin nhập lô thuốc này về Việt Nam. Do những rắc rối phát sinh, đến tháng 8/2014 thuốc mới về đến bệnh viện. Tháng 9/2014, người bệnh mới được nhận toa thuốc đầu tiên. Tuy nhiên, đến tháng 5/2015 lô thuốc này hết hạn sử dụng, vì vậy gần 20.000 viên thuốc Tasigna buộc phải chờ tiêu hủy.
Võ Thu

Lý do trường hợp mắc COVID-19 ở Đắk Nông phải lọc máu, thở máy
Y tế - 21 giờ trướcCOVID-19 hiện chưa có biến thể đột biến gene, ở nước ta, COVID-19 đang được định danh bệnh nhóm B (giống bệnh cúm thường). Trường hợp mắc COVID-19 thở máy ở Đắk Nông là người bệnh có nhiều bệnh nền...

Số hóa y tế ở miền núi: Hướng đi khó nhưng là việc phải làm vì người bệnh
Sống khỏe - 1 ngày trướcĐiều bất ngờ giữa núi rừng miền núi phía Bắc, không chỉ ở bệnh viện tuyến tỉnh, chuyển đổi số y tế tại Yên Bái đang lan tỏa đến tuyến cơ sở, mở ra hướng đi mới cho các địa phương.

50 phút 'nghẹt thở' cứu sống ngoạn mục cụ bà 70 tuổi ngừng tim giữa chợ
Sống khỏe - 1 ngày trướcNhờ phản ứng nhanh của người dân, sự hỗ trợ của trạm y tế địa phương và hệ thống báo động đỏ nội viện, bệnh nhân được cấp cứu kịp thời và tim đập trở lại sau 50 phút.

Người phụ nữ ở Hà Nội đi cấp cứu trong đêm sau khi làm điều này để giảm đau đầu
Y tế - 1 ngày trướcGĐXH - Khoảng 30 phút sau khi uống thuốc, người bà T mềm nhũn, tay chân rũ rượi, không kiểm soát được vận động nên được đưa đi cấp cứu.

Người đàn ông chết não hiến tạng giúp 7 người được nối dài cuộc sống
Y tế - 1 ngày trướcTừ một người đàn ông chết não sinh sống ở Quảng Ninh đã hiến tạng giúp 7 người được nối dài sự sống. Điều xúc động, trân quý hơn khi vợ của người hiến tạng đang công tác tại Bệnh viện Sản Nhi địa phương này.

Bé gái 19 tháng tuổi đuối nước ngay tại nhà từ vật dụng ít ai ngờ tới
Y tế - 3 ngày trướcGĐXH - Khi người nhà phát hiện, bé đã rơi vào tình trạng tím tái, ngưng thở do đuối nước nên lập tức được sơ cấp cứu ban đầu rồi đưa đi cấp cứu.

Người phụ nữ 26 tuổi ở Hà Nội bị vỡ ruột thừa, nguy hiểm tính mạng từ 1 sai lầm nhiều người Việt mắc phải
Y tế - 3 ngày trướcGĐXH - Người bệnh đã tự ý dùng thuốc giảm đau dẫn đến việc chậm trễ trong thăm khám, điều trị khiến tình trạng bệnh ngày càng tiến triển nặng, gây viêm phúc mạc do ruột thừa vỡ.

Người đàn ông 57 tuổi ở Hưng Yên sốt kéo dài, liệt hai chân từ nguyên nhân không ngờ
Y tế - 4 ngày trướcGĐXH - Khi đến viện, bệnh nhân sốt cao, vết mổ thấm dịch nhiều, mép vết thương hở, cơ lực hai chân bằng 0, không kiểm soát được tiểu tiện, thể trạng suy kiệt.

Phẫu thuật thành công cho bệnh nhân chấn thương cột sống do tai nạn lao động
Sống khỏe - 5 ngày trướcBệnh viện Đa khoa tỉnh Ninh Thuận vừa thực hiện thành công ca phẫu thuật cố định cột sống bằng vít qua cuống cho bệnh nhân nam, bị chấn thương do cây dừa đè lên vùng lưng trong một vụ tai nạn lao động.

Đau cổ tay kéo dài, cô gái 23 tuổi bất ngờ phát hiện mắc ung thư
Y tế - 5 ngày trướcGĐXH - Bệnh nhân đến viện trong tình trạng khối u lan khắp mặt trước cổ tay, kéo dài ra hai bên, tiến sát khuỷu tay, với kích thước khoảng 12 - 13 cm chiều dài, gần 8 cm chiều ngang và độ dày 5 - 7 cm.

Người phụ nữ 26 tuổi ở Hà Nội bị vỡ ruột thừa, nguy hiểm tính mạng từ 1 sai lầm nhiều người Việt mắc phải
Y tếGĐXH - Người bệnh đã tự ý dùng thuốc giảm đau dẫn đến việc chậm trễ trong thăm khám, điều trị khiến tình trạng bệnh ngày càng tiến triển nặng, gây viêm phúc mạc do ruột thừa vỡ.