Vụ đê sông Hồng bị nứt: Lỗi thuộc về chủ đầu tư, nhà thầu thi công và tư vấn giám sát?
Về nghi vấn tư vấn thiết kế và tư vấn thẩm tra “có vấn đề” nên có thể là nguyên nhân gây ra nứt đê, đại diện các đơn vị này đã đồng loạt lên tiếng chỉ rõ các dấu hiệu cần làm rõ của nhà thầu, tư vấn giám sát và chủ đầu tư. Hồ sơ từ Tổng cục Phòng, chống thiên tai cho thấy, đơn vị thi công là Công ty CP xây lắp Hưng Yên, đơn vị tư vấn giám sát là Công ty Artelia Việt Nam.
Tư vấn thiết kế truy chủ đầu tư tại hiện trường đê nứt: Tại sao các anh lại cho làm như thế này được?
Liên quan đến vụ đê sông Hồng bị nứt do công trình thu và trạm bơm nước thô của dự án nhà máy nước mặt sông Hồng, phóng viên Báo Gia đình và Xã hội đã liên hệ với ông Nguyễn Minh Việt, Viện trưởng Viện Thủy điện và năng lượng tái tạo (Viện TĐ&NLTT). Viện này là tư vấn thiết kế cho công trình thu, trạm bơm nước thô thuộc dự án nhà máy nước mặt sông Hồng. Ông Việt đã cử cán bộ chuyên môn phụ trách trả lời các vấn đề báo nêu.
Phóng viên đặt vấn đề khi nhận dự án này, tư vấn thiết kế có khảo sát thực địa và có nắm được cảnh báo của Tổng cục Phòng, chống thiên tai về vị trí đặt trạm bơm hay không, đại diện Viện TĐ&NLTT cho biết: "Tất nhiên là có... Tôi chính là người cảnh báo việc lựa chọn vị trí đấy. Nó không phải là sạt trượt mà nó sẽ không thuận cho lấy nước.
Nó là bãi bồi bên ngoài nên việc ổn định nguồn nước lấy vào bên trong nó sẽ không tốt. Chứ còn bất kể vị trí nào đều cũng có thể chiếm dụng được nếu đảm bảo đầy đủ mặt an toàn thiết kế.
Ban đầu, chủ đầu tư nhờ tôi xem hồ sơ do đơn vị khác thiết kế, tôi cũng thấy có một số vấn đề về mặt kĩ thuật. Tôi có 5 điểm cảnh báo cho họ, đề nghị họ xem lại cái này nhưng họ giao đất từ trước rồi nên không thể đổi được nữa".

Đơn vị tư vấn thiết kế và tư vấn thẩm tra cho rằng việc thi công của nhà thầu, chủ đầu tư và giám sát có vấn đề.
Trước nghi vấn khâu tính toán, thiết kế có vấn đề nên mới gây ra sự cố nứt đê, đại diện Viện TĐ&NLTT lập luận: "Thực tế quá trình thực hiện có đầy đủ các bước kiểm tra theo đúng yêu cầu của nhà nước thì chủ đầu tư mới được phép triển khai chứ không phải tự dưng anh thích mà anh đi làm được.
Câu chuyện phải thẩm định lại một lần nữa về văn bản thủ tục là để khẳng định hạng mục đó đầy đủ và về mặt tính toán thiết kế. Cá nhân tôi và người thiết kế, tôi đánh giá thiết kế được tính toán đầy đủ, hoàn toàn đảm bảo yếu tố về kĩ thuật. Chúng tôi cũng đã làm rất nhiều chứ không phải mới làm, trên cơ sở năng lực và kinh nghiệm. Cá nhân tôi cũng chủ nhiệm rất nhiều dự án lớn.
Quá trình làm, không thể khẳng định không có sai sót nên mới cần có giám sát, phối hợp kiểm tra. Khi có vấn đề chưa hiểu thì các anh chủ đầu tư hay giám sát sẽ yêu cầu tư vấn giải thích, cùng xuống hiện trường để giải quyết. Thế nhưng mà quá trình ấy không có vấn đề gì cả. Chỉ có khi bên thi công đào mấy cái mái đê mà không có chống dù theo nguyên tắc là trước khi dỡ tải bao giờ cũng có chống đỡ, không thể đào xong thì mới chống.
Đứng về cá nhân tôi, khi xem lại toàn bộ quá trình hồ sơ và lên thực địa, rõ ràng họ cũng chẳng chống gì. Trước khi muốn cắt phần mái đi thì phải có phần chống đỡ nó. Khi xảy ra sự việc và họp khẩn cấp, đứng ngay trên công trường, tôi đã nói thẳng mặt chủ đầu tư rằng, tại sao các anh lại cho làm như này được...".

UBND TP Hà Nội đang vào cuộc điều tra nguyên nhân gây nứt đê sông Hồng.
Phản ánh tới Báo Gia đình và Xã hội, đại diện đơn vị tư vấn cho biết, chủ đầu tư đang nợ tiền tư vấn thiết kế: "Gói tư vấn đã trả hết tiền đâu, mới trả 80%. Một năm rồi đòi suốt ngày. Thực tế cái tư vấn kinh phí cũng ít. Chúng tôi cũng tiết kiệm cho họ rất nhiều, lúc đầu thiết kế là 85 tỷ giờ xuống còn 78 tỷ".
Đơn vị tư vấn thẩm tra: "Khi gặp sự cố thì phản ánh cái mái không đúng thiết kế"
Là đơn vị thẩm tra nội dung của tư vấn thiết kế, Viện trưởng Viện Thủy công Nguyễn Thành Công cho biết: "Chúng tôi chỉ thẩm định đảm bảo về mặt thiết kế theo quy trình quy phạm thôi. Tôi nghe ngóng được bên thi công làm không đúng thiết kế, bị nứt một tí.
Lúc nào họ làm lại họ phải xin phép Bộ NN&PTNT trên cơ sở tính toán lại các bước dỡ tải như thế nào, đào móng ra làm sao. Chúng tôi có vai trò là thẩm tra thôi. Thẩm định là có Cục Quản lý hoạt động xây dựng của Bộ Xây dựng rồi. Có thẩm định của Vụ quản lý đê điều thuộc Tổng cục Phòng, chống thiên tai" nữa.
Về nội dung thẩm tra, ông Công quả quyết: "Đầy đủ về mặt quy trình an toàn thiết kế. Thiết kế là làm trong mùa khô, đến tháng 4/2021 phải hoàn thiện xong phần trạm bơm. Họ xin phép đến tháng 2 mới được phép, tháng 3 có một trận mưa và khi vừa mở cái mái thì hơi nứt phần đê. Họ đã đắp đất lại, bây giờ rải đá thành cái mặt cắt như cũ.
Biên bản họp mới nhất thừa nhận bên thi công làm xói. Còn họ thi công làm sao em phải hỏi tư vấn giám sát, chủ đầu tư. Khi gặp sự cố thì phản ánh cái mái không đúng thiết kế. Còn bên tư vấn giám sát vì sao vẫn cho phép và tiết kiệm cái gì là việc của họ".
Báo Gia đình và Xã hội sẽ tiếp tục thông tin về vụ việc này!
Công Tâm

Bộ máy chính quyền 2 cấp ở Thái Nguyên bắt đầu vận hành trơn tru, hiệu quả
Thời sự - 6 giờ trướcGĐXH - Sau khi thực hiện mô hình chính quyền địa phương 2 cấp, các xã sau hợp nhất tại tỉnh Thái Nguyên đã bước đầu vận hành thông suốt, đảm bảo phục vụ người dân chu đáo, hiệu quả.

Những con giáp là thiên tài kinh doanh bẩm sinh, "rót tiền" vào đâu thắng lớn ở đó
Đời sống - 9 giờ trướcGĐXH - Những con giáp này sinh ra đã có thiên phú trong lĩnh vực kiếm tiền, một khi đã lấn sân kinh doanh là sẽ càng ngày càng làm ăn phát đạt.

Truy tìm người phụ nữ tông bé trai rồi bỏ trốn ở Đắk Lắk
Pháp luật - 9 giờ trướcCông an xã Hòa Phú (Đắk Lắk) đang truy tìm người phụ nữ nghi lái xe máy tông bé 5 tuổi rồi bỏ trốn khỏi hiện trường.

Những điều cần làm ngay sau khi biết điểm thi, điểm chuẩn lớp 10 ở Hà Nội
Giáo dục - 10 giờ trướcDự kiến Hà Nội sẽ công bố điểm thi lớp 10 vào ngày 4/7. Cùng thời điểm, Sở GD-ĐT Hà Nội cũng sẽ công bố điểm chuẩn vào các trường.

Mã vùng điện thoại cố định 34 tỉnh, thành từ ngày 1/7/2025
Đời sống - 10 giờ trướcGĐXH - Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành văn bản số 2784/BKHCN-CVT hướng dẫn thực hiện quy hoạch mã vùng điện thoại cố định mặt đất 34 tỉnh, thành kể từ ngày 1/7/2025.

Sổ đỏ được cấp tại xã, phường từ 1/7/2025: Người dân được lợi gì và cần biết ngay điều gì?
Thời sự - 11 giờ trướcGĐXH - Từ 1/7/2025, 14 thủ tục đất đai, trong đó có đăng ký, cấp sổ đỏ lần đầu, đính chính, thu hồi và cấp lại sổ... sẽ được giải quyết tại xã, phường. Đây được xem là bước "đột phá" mới giúp rút ngắn thời gian, bãi bỏ thủ tục phiền hà và đảm bảo giá trị pháp lý cho giấy tờ cũ.

Tử vi tháng 6 âm lịch 2025 dự báo thay đổi về sự nghiệp, tài lộc của con giáp tuổi Dần
Đời sống - 11 giờ trướcGĐXH – Bước sang tháng 6 âm lịch 2025, chuyên gia phong thủy Nguyễn Song Hà đã có dự báo tử vi tháng về sự nghiệp, tài lộc của tuổi Dần có những thay đổi bất ngờ.

Điểm chuẩn vào lớp 10 tại Hà Nội 5 năm qua biến động thế nào?
Giáo dục - 11 giờ trướcMức điểm chuẩn vào lớp 10 các trường THPT công lập trong 5 năm qua (2020 - 2024) không có quá nhiều biến động, tăng giảm chỉ trong khoảng 0,5 - 1 điểm.

Hà Tĩnh ngăn chặn vụ mạo danh con trai lừa đảo 180 triệu đồng
Pháp luật - 12 giờ trướcGĐXH - Đối tượng sử dụng hình ảnh, thông tin cá nhân của con trai chị A. để tạo lập tài khoản Facebook giả, nhắn tin yêu cầu chuyển tiền.

Vinh danh 20 gương mặt “Thanh niên sống đẹp” tiêu biểu năm 2025
Thời sự - 14 giờ trướcGĐXH - Hành trình “Thanh niên sống đẹp” năm 2025 chính thức khởi động, dự kiến vinh danh 20 gương mặt tiêu biểu với những hành động đẹp, lan tỏa năng lượng tích cực đến cộng đồng, đặc biệt là thế hệ trẻ.

Dự án đường sắt tốc độ cao qua bao nhiêu xã, phường của Thanh Hóa?
Xã hộiGĐXH - Dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam qua địa phận 18 xã, phường với chiều dài khoảng 95,33km tại tỉnh Thanh Hóa.