Vụ người dân bị quy hoạch treo "giam lỏng": Luật sư chỉ ra nhiều bất cập
GiadinhNet – Luật sư Quách Thành Lực nhận định: "Việc vẫn thể hiện trong quy hoạch là đất nông nghiệp trong khi thực tế hàng chục năm nay người dân đã sinh sống ổn định cho thấy quy hoạch đó không còn phù hợp…".
Sống ổn định hàng thập kỷ vẫn nơm nớp lo mất đất, mất nhà
Như báo Gia đình và Xã hội đã thông tin, thời gian qua, các hộ dân tại thôn Thượng, xã Mễ Trì (nay là tổ dân phố số 1, phường Mễ Trì, quận Nam Từ Liêm, TP. Hà Nội) đã nhiều lần gửi đơn kêu cứu lên các cơ quan có thẩm quyển và báo chí.
Nội dung đơn cho biết: “Hiện có khoảng 200 hộ gia đình chúng tôi sinh sống ổn định từ những năm 1980 đến nay. Trong đó, đa số là đất do nhà nước giao, đất ông cha để lại cho con cháu, số còn lại do nhận chuyển nhượng của người trong thôn.
Về hiện trạng sử dụng đất hiện nay, đại đa số các hộ dân sinh sống ổn định hàng chục năm và không còn chỗ ở nào khác. Trên đất đã xây dựng nhà 3,4 tầng và nhà cấp 4, tất cả đều đã kê khai và hoàn thành đầy đủ nghĩa vụ thuế đất ở với Nhà nước.
Qua nghiên cứu chính sách của Nhà nước và UBND TP Hà Nội tại Luật đất đai năm 2013; Quyết định số 12/2017/QĐ-UBND của UBND TP Hà Nội ban hành Quy định về đăng ký đất đai, nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất…, đối chiếu với các quy định trên, các hộ dân chúng tôi thấy rằng mình đủ điều kiện được xem xét cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở theo quy định".

Khu đất mà hàng trăm hộ dân đang sinh sống ổn định lâu dài
Được biết, ngày 15/11/2016, UBND quận Nam Từ Liêm đã có Công văn số 1998/UBND-TNMT gửi Sở TN&MT TP Hà Nội.
Công văn nêu rõ: “Theo quy hoạch phân khu đô thị H2-2, tỷ lệ 1/2.000 đã được UBND thành phố phê duyệt tại Quyết định số 6631/QĐ-UBND ngày 02/12/2015 khu đất trên có một phần nằm trong phạm vi mở rộng đường Lương Thế Vinh hiện có, phần diện tích còn lại nằm trong ô đất có chức năng đất công cộng thành phố.
Mặt khác, theo bản đồ quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 quận Nam Từ Liêm được UBND thành phố phê duyệt tại quyết định số 3733/QĐ-UBND ngày 11/7/2014 khu vực trên dự kiến quy hoạch mở rộng đường Lương Thế Vinh và đất phi nông nghiệp khác. Như vậy, theo quy hoạch khu đất trên toàn bộ diện tích không phù hợp quy hoạch đất ở".
Bên cạnh đó, trong giai đoạn từ năm 2011 đến 2016, UBND quận Nam Từ Liêm (tiền thân là UBND huyện Từ Liêm) có văn bản gửi thành phố đề nghị thu hồi diện tích đất mà gần 200 hộ dân đang sinh sống ổn định nêu trên để giao cho doanh nghiệp.
Cụ thể, tháng 4/2011, UBND huyện Từ Liêm đề nghị thành phố giao lại khu đất để một doanh nghiệp xây dựng dự án “Tổ hợp trụ sở làm việc và văn phòng cho thuê”.
Đến tháng 4/2013, UBND huyện Từ Liêm tiếp tục có báo cáo gửi UBND TP về việc triển khai thực hiện lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án.
Thế nhưng cho đến nay, đơn vị này vẫn không được thành phố chấp thuận về những nội dung đề xuất nên chưa thể triển khai thực hiện các bước tiếp theo.
Cần sửa đổi, bổ sung, điều chỉnh để quy hoạch không làm khó dân
Nhận định về vụ việc này, luật sư Quách Thành Lực, Giám đốc Công ty Luật Hà Nội Tinh Hoa - Đoàn luật sư thành phố Hà Nội – cho biết:
"Những người dân tại tổ dân phố số 01 phường Mễ Trì, quận Nam Từ Liêm nhiều năm trời nay đề nghị UBND quận Nam Từ Liêm cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở, nhà ở đối với nơi mình đã sinh sống hàng thập kỷ qua.
Tuy nhiên, việc đề nghị cấp sổ của người dân không được chấp thuận vì vướng quy hoạch. Dù sinh sống hàng chục năm, xây nhà tầng, được cấp điện nước, số nhà nhưng trong quy hoạch sử dụng đất vẫn xác định đây là đất nông nghiệp.
Căn cứ vào nguồn gốc và lịch sử sử dụng đất của khoảng 200 hộ dân đã được chính quyền địa phương xác định, người dân sinh sống hàng chục năm, kê khai hoàn thành đầy đủ nghĩ vụ thuế với Nhà nước.

Luật sư Quách Thành Lực, Giám đốc Công ty Luật Hà Nội Tinh Hoa - Đoàn luật sư thành phố Hà Nội
Theo khoản 1 điều 100 Luật đất đai năm 2013, điều 18 Nghị định 43/2014/NĐ-CP Quy định chi tiết thi hành Luật Đất đai với thời hạn sử dụng lâu dài, ổn định hàng chục năm thì đất người dân đang sử dụng phải có tên trong Sổ đăng ký ruộng đất, Sổ địa chính trước ngày 15/10/1993 hoặc có giấy tờ như sổ mục kê, sổ kiến điền lập trước ngày 18/12/1980. Người sử dụng đất có những giấy tờ này là đủ một trong các điều kiện để được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
Vướng mắc về quy hoạch đã được UBND Thành phố Hà nôi chỉ ra hướng tháo gỡ tại văn bản số 4944 “V/v giải quyết kiến nghị liên quan đến cấp cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở cho các hộ dân tổ dân phố số 01, phường Mễ Trì, quận Nam Từ Liêm ” với nội dung: “Phần diện tích còn lại được xác định chức năng đất công cộng thành phố: rà soát quy hoạch và cân đối nhu cầu công trình công cộng tại khu vực, trường hợp đã đáp ứng nhu cầu công trình công cộng thì xem xét, đề xuất UBND thành phố điều chỉnh quy hoạch với hiện trạng đất ở để làm căn cứ cho UBND phường Mễ Trì, UBND quận Nam Từ Liêm hướng dẫn các hộ dân hoàn thiện hồ sơ, xét cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, thu tiền sử dụng đất theo quy định.”
Việc lập quy hoạch không lấy ý kiến người dân là không phù hợp với quy định pháp luật. Theo đó khoản 1 điều 43 Luật đất đai năm 2013 quy định:
"Cơ quan tổ chức lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất có trách nhiệm tổ chức lấy ý kiến đóng góp của nhân dân về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.
Nội dung lấy ý kiến nhân dân về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất gồm các chỉ tiêu quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, các dự án công trình thực hiện trong kỳ quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất;
Cơ quan có trách nhiệm lấy ý kiến về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất quy định tại khoản 1 Điều này có trách nhiệm xây dựng báo cáo tổng hợp, tiếp thu, giải trình ý kiến của nhân dân và hoàn thiện phương án quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất trước khi trình Hội đồng thẩm định quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.”
Đặc biệt điều 44 Luật Đất đai năm 2013 về Thẩm định quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất quy định: "Trong trường hợp cần thiết, Hội đồng thẩm định quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất tổ chức kiểm tra, khảo sát thực địa các khu vực dự kiến chuyển mục đích sử dụng đất, đặc biệt là việc chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa, đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng".
Do vậy, quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất phải sâu sát thực tế. Việc vẫn thể hiện trong quy hoạch là đất nông nghiệp trong khi thực tế hàng chục năm nay người dân đã sinh sống ổn định cho thấy quy hoạch đó không còn phù hợp, nhất thiết phải sửa đổi, bổ sung điều chỉnh để đảm bảo sự khả thi của quy hoạch, đảm bảo quyền lợi của người dân.
Hàng trăm hộ dân bị giam lỏng trong quy hoạch bất khả thi đã được UBND Thành phố Hà Nội chỉ ra hướng giải quyết. Việc thực hiện điều chỉnh quy hoạch này hiện được giao cho UBND quận Nam Từ Liêm thực hiện.
Người dân đang chờ mong dõi theo những hành động nhanh tróng kịp thời của UBND quận Nam Từ Liêm trong việc “xem xét, đề xuất UBND thành phố điều chỉnh quy hoạch với hiện trạng đất ở ”.
Về sự việc này, UBND TP Hà Nội, Sở Tài nguyên và môi trường TP Hà Nội, UBND phường Mễ Trì cũng đều đã có công văn báo cáo, chỉ đạo các đơn vị có trách nhiệm giải quyết kiến nghị của người dân, xem xét cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở cho các hộ dân theo đúng quy định của pháp luật.
Báo Gia đình và Xã hội sẽ tiếp tục thông tin về vụ việc này.
Nhóm PV

Bộ TT&TT phối hợp với Bộ Công an xử lý các cuộc gọi có dấu hiệu lừa đảo
Đời sống - 8 phút trướcBộ TT&TT cho biết, với các cuộc gọi có dấu hiệu lừa đảo, các đơn vị của Bộ sẽ tiếp tục phối hợp các cơ quan chức năng của Bộ Công an để xử lý.

Vụ lừa đảo chiếm đoạt tài sản xảy ra tại Tân Hoàng Minh: Hồ sơ công ty đã được "làm đẹp" để phát hành trái phiếu
Pháp luật - 1 giờ trướcGĐXH - Những hồ sơ kiểm toán của Tân Hoàng Minh đã được Công ty TNHH Dịch vụ Tư vấn tài chính Kế toán và Kiểm toán Nam Việt (gọi tắt là Công ty Kiểm toán Nam Việt) làm sai lệch, tạo điều kiện cho công ty này "mông má" kết quả kinh doanh "bết bát" thành đẹp đẽ nhằm phát hành số lượng trái phiếu lớn.

Nghệ An: Tìm nam sinh mất tích, thấy ví chứa nhiều tiền rơi từ... 2 năm trước
Xã hội - 1 giờ trướcGĐXH - Trong quá trình tìm kiếm nam sinh mất tích do lũ cuốn trôi, lực lượng chức năng đã phát hiện một chiếc ví có 12,5 triệu đồng của nam thanh niên đánh rơi từ 2 năm trước.

TP HCM cấm sử dụng quỹ phụ huynh mua sắm sửa chữa trường lớp
Giáo dục - 1 giờ trướcGĐXH - Sở GD&ĐT TP HCM mới ra văn bản chấn chỉnh hoạt động thu, chi đầu năm học và việc vận động tài trợ, kinh phí hoạt động của ban đại diện cha mẹ học sinh, cấm các trường lợi dụng quỹ phụ huynh để chi vệ sinh, mua sắm máy móc, trang thiết bị, đồ dùng dạy học.

Hà Nội: Thầy giáo trường THPT Phan Huy Chú xúc phạm học sinh ngay trên bục giảng
Giáo dục - 1 giờ trướcGĐXH - Một thầy giáo trường THPT Phan Huy Chú (Thạch Thất, Hà Nội) tỏ thái độ bức xúc với học sinh trên bục giảng, dùng lời lẽ xúc phạm, thậm chí bóp cằm, chỉ vào mặt nam sinh xưng “mày, tao” thiếu chuẩn mực.

Video: Cảnh sát đu dây giải cứu bé gái 2 tuổi mắc kẹt trong căn hộ tầng 16
Thời sự - 1 giờ trướcGĐXH - Một bé gái 2 tuổi bị mắc kẹt trong căn hộ ở tầng 16 của chung cư Hoàng Anh Gia Lai (TP Buôn Ma Thuột) đã được lực lượng chức năng giải cứu thành công.

Lịch cắt điện Nam Định tuần này (từ 2 – 8/10): TP. Nam Định một tuần mất 6 ngày, có nơi gần chục tiếng không có điện để dùng
Xã hội - 1 giờ trướcGĐXH – Theo lịch cắt điện của Công ty Điện lực Nam Định, trong tuần một số khu vực mất điện liên tục gồm có: TP. Nam Định, huyện Hải Hậu, Ý Yên, Nam Trực, Giao Thủy…

Thuê người đến chống đối đoàn công tác, 3 đối tượng nhận kết đắng
Pháp luật - 2 giờ trướcGĐXH - Cáo trạng nêu rõ, khi nắm được kế hoạch tổ chức thực hiện cắm mốc giới, tháo dỡ công trình vi phạm tại khu vực đình Trang Quan, Nguyễn Thị Cống đã gọi, thuê một số người đến để chống đối, ngăn cản công việc của đoàn công tác...

Kẻ sát hại cô gái 26 tuổi ở TPHCM khai gì?
Pháp luật - 3 giờ trướcTại cơ quan công an, Dung khai không nhớ đã đâm chị T. bao nhiêu nhát. Khi pháp y thông báo đâm rất nhiều nhát, đưa hình nạn nhân, nghi phạm không dám xem.

Thêm địa phương có ‘lệnh’ chấn chỉnh dạy thêm, học thêm, thu chi trong trường học
Giáo dục - 4 giờ trướcNhằm chấn chỉnh tình trạng dạy thêm, học thêm tràn lan, các khoản thu chi đầu năm học không đúng quy định, một số tỉnh thành đã có những chỉ đạo quyết liệt.

Nhận được tin này công chức thấy tiếc khi thu nhập bị giảm do chính sách cải cách tiền lương
Đời sốngGĐXH - Theo tinh thần của Nghị quyết 27 năm 2018, Bộ Chính trị đưa ra chính sách cải cách tiền lương, trong đó có nhiều khoản thu nhập của công chức sẽ không còn từ 1/7/2024.