WHO cảnh báo về loại virus nguy hiểm cùng họ với Ebola, nguy cơ tử vong tới 90% và chưa có vaccine phòng ngừa
Virus Marburg có khả năng lây nhiễm cao, gần đây được phát hiện tại quốc gia Ghana (một quốc gia Tây Phi).
Trong bối cảnh đại dịch COVID-19 đang tiếp diễn, và tỉ lệ các ca bệnh đậu mùa khỉ vẫn tiếp tục gia tăng, thì mới đây Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã cảnh báo về 1 loại virus có tên là Marburg.
2 trường hợp tử vong có kết quả dương tính với virus Marburg
Theo tờ Washington Post, vào ngày 17/7 vừa qua đã ghi nhận 2 trường hợp tử vong (một người 26 tuổi và một người 51 tuổi) có kết quả dương tính với virus Marburg ở vùng Ashanti phía Nam Ghana. Cả 2 trường hợp này đều có triệu chứng như sốt, buồn nôn, tiêu chảy trước khi qua đời.

Giới chức y tế nước này đã phản ứng nhanh chóng để cách ly những người tiếp xúc nhằm giảm thiểu sự lây lan của virus. Hiện, đã có ít nhất 90 người tiếp xúc gần với 2 bệnh nhân này đã được nhận diện và phải theo dõi y tế.
Theo Tiến sĩ Matshidiso Moeti, Giám đốc WHO khu vực châu Phi: "Cơ quan y tế đã phản ứng nhanh, đồng thời sẵn sàng chuẩn bị mọi tình huống cho đợt bùng phát có thể xảy ra. Điều này rất cần thiết bởi nếu chúng ta không hành động ngay lập tức và dứt khoát, Marburg có thể dễ dàng vượt khỏi tầm kiểm soát. Chúng tôi đang chuẩn bị thêm nguồn lực để ứng phó".
Virus Marburg là gì?
Theo WHO, bệnh do virus Marburg là một bệnh có độc lực cao, gây sốt xuất huyết, với tỷ lệ tử vong lên đến 88%. Loại virus này cùng họ với virus gây bệnh Ebola. Thời gian ủ bệnh do virus Marburg giao động từ 2 đến 21 ngày.
Marburg có lẽ đã được truyền sang người từ dơi ăn quả châu Phi do tiếp xúc lâu dài từ những người làm việc trong các hầm mỏ và hang động có đàn dơi Rousettus. Nó không phải là một bệnh lây truyền qua không khí.

Một con dơi ăn quả châu Phi chụp tại Vườn quốc gia Queen Elizabeth, Uganda.
Một khi ai đó bị nhiễm, virus có thể lây lan dễ dàng giữa người với người thông qua tiếp xúc trực tiếp với chất dịch cơ thể người như máu, nước bọt hoặc nước tiểu. Nhân viên y tế là đối tượng rủi ro cao nhất khi họ phải tiếp xúc với bệnh nhân, cùng các thi thể vẫn có khả năng lây nhiễm.
Các trường hợp đầu tiên của virus Marburg được xác định ở châu Âu vào năm 1967. Đã có 2 đợt bùng phát ở Đức và Serbia, có ít nhất 7 trường hợp tử vong đã được báo cáo. Trong 2 đợt bùng phát này, nguồn lây nhiễm được xác định là do khỉ xanh châu Phi nhập khẩu từ Uganda hoặc mô của chúng trong khi tiến hành nghiên cứu trong phòng thí nghiệm.
Các triệu chứng khi nhiễm virus Marburg như thế nào?
Theo WHO, bệnh bắt đầu “đột ngột”, với biểu hiện sốt cao, đau đầu dữ dội và khó chịu. Đau nhức cơ và chuột rút cũng là những dấu hiệu phổ biến.

Virus Marburg do dơi lây sang người. Nó được xác định lần đầu tiên vào năm 1967.
Những trường hợp tử vong thường xảy ra từ 8 đến 9 ngày sau khi bệnh khởi phát. Người bệnh tử vong vì mất máu, xuất huyết nghiêm trọng, rối loạn chức năng đa cơ quan.
CDC Hoa Kỳ cũng lưu ý rằng vào khoảng ngày thứ năm sau khi mắc bệnh, có thể xuất hiện phát ban không ngứa trên ngực, lưng và vùng bụng. Quá trình chẩn đoán lâm sàng của virus Marburg "có thể khó khăn" bởi triệu chứng dễ nhầm lẫn với sốt rét, thương hàn...
Nhiễm virus Marburg có thể được điều trị không?
Hiện nay, không có vắc-xin hoặc phương pháp điều trị kháng virus nào được chấp thuận để điều trị bệnh do virus Marburg.
Tuy nhiên, chăm sóc y tế có thể cải thiện tỷ lệ sống sót như bù nước bằng đường uống hoặc dịch truyền tĩnh mạch, duy trì nồng độ oxy, sử dụng liệu pháp điều trị bằng thuốc và điều trị các triệu chứng cụ thể khi chúng phát sinh. Một số chuyên gia y tế cho biết các loại thuốc tương tự như thuốc được sử dụng cho Ebola có thể có hiệu quả.
CDC Hoa Kỳ cho biết một số "phương pháp điều trị thử nghiệm" cho người nhiễm virus Marburg đã được thử nghiệm trên động vật nhưng chưa bao giờ được thử nghiệm trên người.
WHO cho hay, các mẫu virus được thu thập từ bệnh nhân để nghiên cứu là một “nguy cơ sinh học cực kỳ nguy hiểm” và việc kiểm tra trong phòng thí nghiệm nên được tiến hành trong “các điều kiện ngăn chặn sinh học tối đa”.
Động thái của WHO trong việc ứng phó với virus Marburg
Trong tuần này, WHO sẽ cử chuyên gia đến Ghana, gửi các thiết bị bảo vệ cá nhân, tăng cường giám sát dịch bệnh và sẵn sàng ứng phó. Thông tin chi tiết có thể sẽ được chia sẻ tại cuộc họp giao ban trực tuyến của WHO Châu Phi diễn ra vào thứ năm hàng tuần.

“Bệnh do virus Marburg là một bệnh nhiễm trùng rất nghiêm trọng với tỷ lệ tử vong cao. Điều quan trọng là cần phải tìm hiểu cách mà virus xâm nhập vào con người để ngăn chặn bất kỳ trường hợp nào tiếp theo. Hiện tại, nguy cơ lây lan của dịch ra bên ngoài vùng Ashanti của Ghana là rất thấp", Giáo sư Jimmy Whitworth, thuộc Trường Y học Nhiệt đới và Vệ sinh London nói với tờ Washington Post hôm 18/7.
(Nguồn: WHO, Washington Post)

Suýt mù vì tự chữa mắt tại nhà, bác sĩ cảnh báo thói quen nhiều người dễ mắc
Y tế - 2 giờ trướcNgười bệnh N.T.T, 49 tuổỉ, đến TTYT huyện Thanh Sơn, Phú Thọ trong tình trạng mắt phải sưng nề, đỏ rát, đau nhức dữ dội và chảy nhiều dịch nhầy trong.

'Xin cảm ơn nghề – đã cho chúng tôi được yêu, được sống, được cống hiến bằng tất cả trái tim'
Y tế - 2 giờ trướcGĐXH - "Chúng tôi không mong ai nhớ tên mình, chỉ mong những người từng được mình chăm sóc sẽ luôn bình an, khỏe mạnh, và khi nhắc đến điều dưỡng, mọi người sẽ dành cho chúng tôi sự trân trọng và yêu thương".

Bé trai 14 tuổi phải cắt cụt tay, suýt mù mắt vì tai nạn khi đang nấu ăn
Y tế - 4 giờ trướcGĐXH - Bệnh nhi được đưa vào viện trong tình trạng bàn tay trái bị dập nát, chảy máu nhiều, mắt phải bị rách giác mạc, tổn thương nghiêm trọng đe dọa thị lực.

Bộ Y tế yêu cầu tăng cường đảm bảo an ninh, an toàn cho người bệnh và nhân viên y tế
Y tế - 22 giờ trướcCác vụ việc thân nhân của người bệnh hành hung nhân viên y tế đã làm mất trật tự, an ninh, an toàn bệnh viện, ảnh hưởng nghiêm trọng đến công tác khám bệnh, chữa bệnh; ảnh hưởng đến tinh thần, sức khoẻ, đe dọa tính mạng, giảm động lực và sự tận tụy của đội ngũ thầy thuốc, nhân viên y tế.

Người phụ nữ 42 tuổi mắc ung thư cổ tử cung 'vượt cạn' an toàn, bé trai chào đời khỏe mạnh
Y tế - 1 ngày trướcGĐXH - Ở tuần thai thứ 26, sản phụ được chẩn đoán mắc ung thư cổ tử cung và điều trị theo phác đồ. May mắn, thai nhi phát triển ổn định suốt 10 tuần sau hoá trị.

Trực tiếp Ngày Dinh dưỡng cộng đồng Việt Nam lần 4
Y tế - 2 ngày trướcĐúng 7h ngày 11/5, tại Dinh Độc Lập, TPHCM, Báo Sức khỏe và Đời sống tổ chức Ngày Dinh dưỡng cộng đồng Việt Nam lần 4. TTƯT.GS.TS Trần Văn Thuấn – Thứ trưởng Bộ Y tế tham dự chương trình.

Sẵn sàng cho Ngày Dinh dưỡng Cộng đồng Việt Nam lần 4
Y tế - 2 ngày trướcMọi công tác chuẩn bị cho 'Ngày Dinh dưỡng Cộng đồng Việt Nam' lần thứ 4 đang được hoàn tất tại Dinh Độc Lập (TPHCM). Người dân tham gia chương trình sẽ được các chuyên gia dinh dưỡng đầu ngành tư vấn miễn phí và nhận về nhiều phần quà sức khoẻ.

20 đội chơi khuấy động buổi tổng duyệt 'Ngày Dinh dưỡng Cộng đồng Việt Nam' lần 4
Y tế - 2 ngày trước20 tiết mục biểu diễn sôi động như nhảy hiện đại, múa, waacking, body combat… của các đội chơi tham gia "Ngày Dinh dưỡng Cộng đồng Việt Nam" lần thứ 4 đã khuấy động không gian Dinh Độc Lập ngay từ buổi tổng duyệt, mang đến bầu không khí trẻ trung, đầy năng lượng và lan tỏa mạnh mẽ thông điệp sống khỏe, sống lành mạnh.

Hi hữu bé trai 5 tuổi nghịch dây giải rút, tự 'thắt cổ' mình
Y tế - 3 ngày trướcMột bé trai 5 tuổi (ở Thường Tín, Hà Nội) nghịch giải rút quần, tự cuốn “thắt cổ” treo mình trên dây mắc màn, nhập viện trong tình trạng tím tái, lơ mơ.

Chỉ còn 2 ngày sẽ diễn ra 'Ngày Dinh dưỡng cộng đồng Việt Nam' Lần 4 tại Dinh Độc Lập, TP. Hồ Chí Minh
Y tế - 3 ngày trướcTrong cả buổi sáng Chủ nhật (từ 7h00 - 12h00 ngày 11/5) tại Dinh Độc Lập, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh, khách tham quan chương trình sẽ được thưởng thức 20 tiết mục đặc sắc của 20 đội chơi, đồng thời được chuyên gia của sự kiện Ngày Dinh dưỡng cộng đồng Việt Nam tư vấn miễn phí...

Bé trai 14 tuổi phải cắt cụt tay, suýt mù mắt vì tai nạn khi đang nấu ăn
Y tếGĐXH - Bệnh nhi được đưa vào viện trong tình trạng bàn tay trái bị dập nát, chảy máu nhiều, mắt phải bị rách giác mạc, tổn thương nghiêm trọng đe dọa thị lực.